Khi đến chùa bà Châu Đốc ở núi Sam – Châu Đốc, An Giang, du khách hỏi bất cứ người dân nào cũng sẽ được kể lại những câu chuyện huyền bí về bà chúa Xứ. Rất nhiều câu chuyện được truyền tụng nên với nhiều người, đây là điểm đến tâm linh đầy sự linh thiêng và nhiệm màu. Và với du khách, đây là điểm tham quan không thể thiếu mỗi khi đến An Giang. Vậy chùa bà Châu Đốc có linh không? Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc là gì, hãy cùng VTA Travel thử tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chùa Bà Châu Đốc là một ngôi chùa cổ ở Châu Đốc – An Giang có giá trị tín ngưỡng đặc sắc, được bảo tồn đến tận ngày nay với nhiều truyền thuyết ly kỳ, độc đáo. Ở Châu Đốc, bà chúa Xứ được người dân nơi đây tôn sùng giống như Phật Bà Quan Âm hay Thiên Hậu Nương Nương, Bà Mã Hậu.
Cũng bởi sự linh ứng này mà số lượng du khách hàng năm tìm đến đi lễ chùa Bà Châu Đốc ngày một đông. Nhiều người nói rằng khi đến chùa Bà, chỉ cần thành tâm cầu khấn Bà bằng sự tôn kính thì nhất định sẽ được Bà ban cho sự an yên, ấm no, hạnh phúc.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc – Chùa bà Châu Đốc rất đông người đến viếng thăm
Ngay khi bước chân vào chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy câu đối:
“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”
Câu đối này thể hiện quyền lực vô cùng linh thiêng của Bà khi ban phúc và bảo vệ nhân dân. Cầu nhất định sẽ hiệu nghiệm. Đến cả người Xiêm (Thái Lan), người Thanh xưa kia đến xâm chiếm cũng phải nể, phải sợ Bà sau sự việc quân tướng giặc làm gãy tay bà, bị bà trừng phạt chết ngay tại chỗ. Còn nhân dân ở đây đặt trọn niềm tin vào bà, mỗi khi mùa màng thất thu hay bệnh tật đều lên xin bà và được bà ban phúc.
Truyền thuyết kể về sự tích chùa Bà có nhiều bí ẩn, ly kỳ khiến người dân càng tin tưởng về sự linh liêng của ngôi chùa. Và dù là sự xuất hiện của tượng bà là từ Ấn Độ hay do người Khơ Me để lại như 2 giả thuyết được người dân kể nhau nghe thì sự tích ra đời của miếu bà Chúa Xứ trên núi Sam cũng là điều bí ẩn.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc – Miếu Bà Chúa Xứ khá linh thiêng
Chuyện kể lại rằng, khi ông Thoại Ngọc Hầu về miền Tây về trấn thủ vùng đất này, ông gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong việc xây dựng kênh mương chống lũ, trong đó kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc và Hà Tiên. Mỗi lần gặp khó khăn, thiên tai, thú dữ quấy phá ông nghe lời người cao niên lên núi thắp hương xin Bà bảo vệ. Lạ thay, mỗi lần cầu khấn thì mọi việc lại thuận lợi, suôn sẻ. Từ đó, ông đặt niềm tin tuyệt đối vào bà chúa Xứ.
Sau khi thỉnh xin rước tượng Bà từ trên đỉnh núi xuống cho tiện hương khói thì Bà lại càng linh thiêng hơn. Những giai thoại kỳ lạ, bí ẩn được kể lại rằng ông cho 9 thanh niên trai tráng, khỏe mạnh khiêng tượng Bà nhưng tượng Bà không hề nhúc nhích. Sau đó, ông được Bà báo mộng phải cho 9 cô gái đồng trinh tắm rửa tượng Bà rồi khiêng xuống. Quả thật, kỳ diệu là tượng Bà được nhấc đi một cách nhẹ nhàng.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc: Nơi du khách khấn bái, thắp hương xin lộc Bà
Rồi câu chuyện về sự hiển linh của bà Chúa Xứ trừng phạt những người làm điều ác cũng làm cho người dân ngày càng sùng bái Bà. Trong đó, câu chuyện kể về một người có lòng tham, khi đi qua tượng Bà đã giật sợi dây chuyền trên cổ tượng Bà.
Khi nhảy xuống thì bất ngờ đầu người này bị cắm xuống đất như kiểu có người nắm giữ chân treo lơ lửng. Người dân thấy vậy, khấn bái xin Bà tha tội, sau một hồi thành tâm Bà đã thả ra. Qua những câu chuyện như vậy người dân càng tin về sự linh ứng của bà chúa Xứ núi Sam.
Rất nhiều bạn thắc mắc về những Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc nói chung và nghi lễ khi đi chùa nói riêng. Việc cúng lễ khi tới chùa đều là thành tâm và tùy điều kiện mỗi người. Một số người có điều kiện thường mua heo quay để cúng. Tuy nhiên, heo quay được bán ở ngoài cổng chùa thường không đảm bảo vệ sinh. Các bạn không cần phải mua để mang vào chùa.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc @rabbit_huynh
Đến chùa bà Châu Đốc An Giang, bạn có thể chuẩn bị 1 bó hoa tươi, 1 đĩa hoa quả kèm trầu cau, nến, muối và gạo. Ngoài ra, nếu có thời gian chuẩn bị, các bạn có thể cúng thêm 1 đĩa đồ mặn gồm khoanh giò, gà luộc, thịt lợn luộc, bánh chưng,… Đối với các bạn ở xa, có thể mua bánh kẹo để thay thế.
3.1. Nên đi chùa vào thời điểm nào?
Chùa Bà Châu Đốc rất linh thiêng, mọi người đến cầu được ước thấy ứng nghiệm nên càng ngày càng nhiều người đi. Thời điểm đi chùa cũng rất đa dạng, tùy theo sự sắp xếp thời gian của mỗi người. Tuy nhiên, chùa thường đông nhất vào khoảng thời gian đầu năm. Đây là lúc người Việt thường có thói quen đi chùa đầu năm lấy lộc.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc @lxcamus
Thời điểm này cũng là lúc có nhiều lễ hội tín ngưỡng diễn ra. Nổi bật là lễ hội vía bà chúa Xứ vào ngày 22 đến 27/4 âm lịch. Nếu không thích đông đúc, bạn nên đi vào các thời điểm ngoài ngày lễ. Tình trạng kẹt xe và giá cả chi phí cũng sẽ giảm bớt hơn.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc @lananhmyname
3.2. Những lưu ý cần tránh
Xung quanh chùa bà Châu Đốc An Giang có rất nhiều những dịch vụ phục vụ người đi chùa.Tuy nhiên, rất nhiều dịch vụ không hợp lý, chỉ có mục đích ham lợi. Khi đến chùa, bạn đặc biệt không nên tham gia thả chim phóng sinh. Những con chim ở đây thường bị nhốt lâu, khó có thể bay xa và thường bị bắt trở lại sau khi thả.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc – @dung_pham96
Ngoài ra, khi hỏi giá, họ thường nói giá rất rẻ. Tuy nhiên, sau khi bạn đồng ý phóng sinh, họ mở lồng và lùa rất nhanh khiến chim bay ra toán loạn. Sau đó họ tính số chim lên tới cả trăm con và bắt bạn thanh toán tiền. Chính vì vậy bạn có thể mất 1 số tiền lớn không đáng mất.
Ảnh: @silcolibri
Vì chùa khá đông nên bạn cũng đề phòng các hiện tượng móc túi, cướp giật. Khi mua bất cứ đồ gì tại đây, bạn cũng nên hỏi giá trước để không bị thét giá quá cao. Ngoài ra, bạn không nên nhận lộc từ người lạ. Những người này sẽ kì kèo đòi tiền lễ nếu bạn không đưa tiền hoặc đưa ít. Nếu muốn lấy lộc, bạn nên vào bên trong miếu bà.
4. Tham quan quần thể di tích núi Sam
Nếu đã đến chùa bà Châu Đốc An Giang, bạn nên tham quan núi Sam ở ngay gần đó. Quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên đi sau khi viếng chùa Bà.
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc – @phanphuphat14197
Chùa Tây An mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi chùa Ẩn Độ. Tây An được thiết kế hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy dưới chân núi. Đây cũng là ngôi chùa đã hơn 150 tuổi và được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
5. Đặc sản tại chợ Châu Đốc
Gần chùa bà Châu Đốc là chợ với nhiều đặc sản An Giang. Nếu bạn muốn mua về làm quà cho người thân, có thể mua các loại mắm, tép khô. Hơn nửa chợ là những quầy hàng bán mắm, đồ khô. Những thương hiệu mắm nổi tiếng tại đây là Bà Giáo Khỏe, Tư Ấu, Út Cảnh…
Ảnh: Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc – @nbaolam
Ngoài mắm, Châu Đốc còn nổi tiếng với thốt nốt. Thốt nốt ăn rất mát, nếu mua về thì bạn có thể nhờ người bán bổ ra, cho vào hộp. Bên cạnh quả tươi, còn có đường, mứt thốt nốt, bánh bò thốt nốt…
Trên đây là những Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc An Giang. Hi vọng những thông tin từ VTA Travel có thể giúp các bạn có một chuyến đi suôn sẻ. Nếu bạn đang tìm những ngôi chùa linh thiêng để cầu bình an thì hãy thử đến ngôi chùa linh thiêng này xem sao nhé!
Link ĐẶT TOUR NGAY tại đây: https://forms.gle/juJcECDQg7Noe2jM8
ĐĂNG KÝ ONLINE – NHẬN NHIỀU QUÀ TẶNG: Giảm ngay #100K/khách cho nhóm khách từ 5 khách đăng ký.
———🌿———
🏆CÔNG TY TNHH DV VẠN THÀNH AN (VTA TRAVEL)
HOTLINE/ZALO: 0908.65.35.95
WEBSITE: WWW.VTATRAVEL.VN
Đ/c: 1025 – 1029 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM
📧Email: cskh.vta@gmail.com
🎯Giấy phép ĐKKD số: 0314451437