Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? – Du lịch – Việt Giải Trí

Phương Nga

Trảng Bàng Tây Ninh thu hút du khách với những danh lam thắng cảnh đẹp và đặc sản ngon hấp dẫn. Nếu bạn đang có dự định khám phá địa danh này, thì không nên bỏ qua kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh chi tiết qua bài viết sau nhé.

Trảng Bàng ở đâu Tây Ninh?

Trảng Bàng tọa lạc tại khu vực phía Đông Nam của Tây Ninh, nằm trên quốc lộ 22 giữa Sài Gòn và Phnom Pênh ( Campuchia). Với đặc trưng địa hình phân hóa đa dạng, Trảng Bàng sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Cùng với vị trí giao thông thuận tiện, Trảng Bàng đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tới Tây Ninh.

Du lịch Trảng Bàng Tây Ninh mùa nào đẹp nhất? Với đặc trưng khí hậu được chia thành 2 mùa nắng và mưa rõ rệt. Mỗi mùa đều có cảnh đẹp riêng, vì vậy bạn có thể du lịch Trảng Bàng vào bất kỳ thời gian nào trong năm đều lý tưởng. Tuy nhiên, để chuyến đi không bị ảnh hưởng tốt nhất bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi đi. Bên cạnh đó, nên mang theo đầy đủ dụng cụ mũ, nón và dụng cụ để check-in sống ảo với cảnh đẹp nơi đây.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 1
Cách di chuyển tới Trảng Bàng Tây Ninh

Cách di chuyển tới Trảng Bàng Tây Ninh

Trảng Bàng cách trung tâm Sài Gòn khoảng 43km, với vị trí ngay trên đường quốc lộ 22 rất thuận tiện cho việc đi lại. Bạn có thể di chuyển bằng xe khách, xe máy hay xe bus để tới được Trảng Bàng. Cùng tham khảo hướng dẫn di chuyển bằng các phương tiện đi Trảng Bàng Tây Ninh dưới đây:

– Xe máy: Khởi hành từ bến xe An Sương theo hướng QL22A khoảng 2 tiếng rưỡi sẽ tới được ngã ba Trảng Bàng. Hoặc đi từ QL22 bắt đầu từ ngã tư An Sương nối dài tới Củ Chi sẽ tới được Trảng Bàng. Đối với các bạn xuất phát từ Bình Dương, Bình Phước, Long An hay Đồng Nai cũng có thể dễ dàng đi bằng xe máy theo cung đường trên để tới được Trảng Bàng. Lưu ý, trên đường đi nên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và giữ đúng tốc độ an toàn. Nếu không thông thuộc đường đi bạn có thể hỏi đường người dân địa phương hoặc tra cứu google maps.

– Xe khách: Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh bạn có thể đi xe khách từ bến An Sương, giá vé dao động 100.000đ – 150.000đ/vé tùy theo từng nhà xe. Tham khảo nhà xe Kim Ngân, Đồng Phước, Lê Khánh hoặc Thái Dương Limousine…

– Xe bus: Nếu muốn tiết kiệm bạn có thể di chuyển bằng xe bus đi Tây Ninh. Tuyến xe bus số 703 khởi hành từ chợ Bến Thành tới Mộc Bài. Sau đó bạn tiếp tục đi thêm tuyến số 05 để tới được Tây Ninh.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 2
Du lịch Trảng Bàng Tây Ninh ngắm cảnh đẹp

Nên ở đâu khi du lịch Trảng Bàng Tây Ninh?

Du lịch Trảng Bàng Tây Ninh bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về nơi nghỉ ngơi. Tùy theo nhu cầu và chi phí mà bạn hãy chọn cho mình khách sạn, nhà nghỉ phù hợp. Giá phòng tại Trảng Bàng dao động khoảng 200.000đ/đêm với nhà nghỉ và 500.000đ/khách sạn tùy loại. Cùng tham khảo gợi ý một số khách sạn, homestay được đánh giá tốt nhất tại Trảng Bàng Tây Ninh dưới đây:

– Blue Star Hotel, địa chỉ trung tâm thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh

– Les Hameaux de l’Orient cách Trảng Bàng khoảng 9km

– Linda Resort Mini, cách trung tâm Trảng Bàng 12km

– Cu Chi Farmstay, cách trung tâm Trảng Bàng 15km

Video đang HOT

– Pika homestay, cách trung tâm Trảng Bàng khoảng 16km

– Tanja Resort, cách trung tâm Trảng Bàng khoảng 18km

– Nhà Nghỉ Yến Nhi, Ấp Lộc Khê, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng

– Nhà Nghỉ Hồng Hạnh, Ấp An Phú, Xã An Hòa, Huyện Trảng Bàng

Lưu ý: Nếu có dự định du lịch Trảng Bàng vào dịp cuối tuần hay lễ Tết, bạn nên chủ động đặt phòng sớm trước ít nhất khoảng 1 – 2 tuần để có giá tốt. Bên cạnh đó, khi book phòng trước còn có mức giá ưu đãi hấp dẫn.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 3
Khách sạn đẹp, giá tốt ở Trảng Bàng

Địa điểm tham quan nổi tiếng ở Trảng Bàng Tây Ninh

Khám phá Trảng Bàng Tây Ninh bạn sẽ được khám phá rất nhiều địa điểm tham quan đẹp. Trong đó phải kể đến những điểm đến nổi tiếng nhất như:

Tháp cổ Bình Thạnh

Điểm đến thu hút du khách đầu tiên khi tới Trảng Bàng đó là tháp cổ Bình Thạnh, có thiết kế đặc trưng văn hóa Óc Eo. Để di chuyển tới tháp cổ, bạn có thể đi theo tuyến đường QL1A giáp với huyện Gò Dầu. Tòa tháp có thiết kế hình vuông, cao 10m và gồm 4 hướng. Không chỉ là điểm tham quan đẹp, khi tới tháp cổ Bình Thạnh bạn còn được thỏa sức check-in sống ảo những bức hình siêu đẹp làm kỷ niệm. Ngoài ra, khi tới tháp cổ bạn còn được tìm hiểu nét đặc trưng về nền văn hóa Óc Eo.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 4
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của tháp cổ Bình Thạnh

Tịnh xá Ngọc Thuận

Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Trảng Bàng , đây là nơi thờ Phật với am tranh nhỏ. Tịnh xá được xây dựng khá đơn giản, với nền gạch đỏ và lợp mái tôn. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm hành hương khi tới Trảng Bàng Tây Ninh, thì tịnh xá Ngọc Thuận là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 5
Tịnh xá Ngọc Thuận có kiến trúc độc đáo

Chùa Phước Lưu

Địa điểm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh tiếp theo phải kể tới chùa Phước Lưu ấn tượng với kiến trúc Phật Giáo. Chùa Phước Lưu được xây dựng vào giữa thế kỷ 19, ban đầu là một am nhỏ sau đó được trùng tu thành ngôi chùa có kiến trúc bề thế. Trong chùa có nhiều tượng Phật lớn được làm từ gốm, đất nung dưới thời nhà Thanh. Chùa Phước Lưu không chỉ thu hút du khách với kiến trúc đẹp, mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên thanh tịnh.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 6
Chùa Phước Lưu thanh tịnh

Công viên hoa Thủy Tiên

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm vui chơi, chụp hình đẹp tại Trảng Bàng, chắc chắn không thể bỏ qua công viên hoa Thủy Tiên. Công viên có không gian rộng lớn, cảnh đẹp lý tưởng để thư giãn và tránh xa mọi ồn ào. Ghé thăm công viên hoa Thủy Tiên bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều loài hoa đẹp khoe sắc như: Hoa hồng, hoa súng, hoa hướng dương, hoa bất tử… Đến với công viên hoa Thủy Tiên bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp thỏa thích check-in với những bức hình chất lừ.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 7
Công viên hoa Thủy Tiên

Thưởng thức các món ăn đặc sản Trảng Bàng Tây Ninh

Rất nhiều món ngon đặc sản hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp du lịch Trảng Bàng Tây Ninh như:

– Bánh canh Trảng Bàng: Món ăn nổi tiếng nhất ở Trảng Bàng mà du khách nào cũng muốn thưởng thức một lần. Bạn có thể thưởng thức món bánh tráng phơi sương cuốn thịt, bánh canh Trảng Bàng…

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 8
Thưởng thức đặc sản bánh canh Trảng Bàng

– Bánh tráng phơi sương: Bánh được tráng từ loại gạo thơm ngon, phơi ngoài sương. Món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng thường được ăn kèm với thịt luộc, rau sống cuốn lại chấm nước mắm. Bánh tráng dẻo thơm đặc trưng với vị sương đêm thơm ngon khó cưỡng.

– Bò tơ Tây Ninh: Thật là thiếu sót lớn nếu có dịp tới Trảng Bàng mà chưa thưởng thức đặc sản bò tơ ngon nức tiếng.

Kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh: Đi đâu, ăn chơi gì? - Hình 9
Đặc sản bò tơ Tây Ninh được nhiều người yêu thích

Tham khảo một số nhà hàng, quán ăn ngon ở Trảng Bàng nổi tiếng như:

– Bò tơ Xuân Trang, Ấp An Bình, xã An Thịnh, Trảng Bàng

– Quán Hải Ngân, quốc lộ 22, ấp An Bình, An Tịnh, Trảng Bàng

– Bánh canh Út Huệ, số 88, Nguyễn Văn Rốp, Trảng Bàng

– Quán ăn Song Trang, Hòa Hưng 2, An Hòa, Trảng Bàng

– Bánh canh Hoàng Minh 2, số 38 Quốc Lộ 22, Trảng Bàng

– Bánh canh Năm Dung, 90 Nguyễn Văn Rốp, huyện Trảng Bàng

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm du lịch Trảng Bàng Tây Ninh chi tiết: Đi lại, thời điểm đẹp nhất, địa điểm tham quan và ăn uống . Hy vọng, với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá Trảng Bàng trọn vẹn nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh .

Tết Campuchia có gì lạ? 

Tết của người Khmer – Chol Chnam Thmey trong tiếng Khmer là một trong những ngày lễ lớn của Campuchia. Các cộng đồng người có nguồn gốc từ văn hóa Khmer, bao gồm hầu hết người Campuchia và người Khmer thiểu số ở Việt Nam, đều dừng công việc trong 3 ngày để trở về quê ăn Tết..

Tết Campuchia có gì lạ? - Hình 1

Không giống như một số nước châu Á ăn Tết theo lịch âm, Tết của người Khmer được tính theo dương lịch và diễn ra trong 3 ngày, từ 13/4 đến 15/4 hằng năm.

Tết của người Khmer đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch truyền thống, là thời điểm nông nhàn của những người nông dân quanh năm làm ruộng và thu hoạch lúa. Với người Khmer, tháng 4 là kỳ nghỉ hiếm hoi, vì đó là tháng nóng nhất và khô hạn nhất trong năm, khiến mọi người không thể làm việc lâu dài trên đồng ruộng. Vì vậy, khi mùa thu hoạch kết thúc, những người nông dân tổ chức ăn mừng năm mới trước khi mùa mưa đến vào cuối tháng 5.

Cho đến thế kỷ 13, Tết của người Khmer được tổ chức vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Sau đó, một vị vua Khmer đã chuyển lễ kỷ niệm trùng với thời điểm kết thúc vụ thu hoạch lúa. Năm mới của người Khmer không hoàn toàn là một ngày lễ tôn giáo, mặc dù có nhiều người đi lễ chùa trong những ngày này.

Người Khmer đón năm mới như thế nào?

Người Khmer đánh dấu năm mới của họ bằng các nghi lễ thanh tẩy, viếng thăm các ngôi chùa và chơi các trò chơi truyền thống. Họ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và lập bàn thờ để cúng tế các vị thần.

Tại các ngôi đền, lối vào được kết bằng lá dừa và hoa. Người dân địa phương đến thăm các ngôi chùa và mang theo đồ ăn, món tráng miệng và các vật dụng hằng ngày khác để dâng lên tổ tiên đã khuất. Các sân chùa cũng trở thành sân chơi của người Khmer. Ví dụ, một trò chơi có tên là angkunh, sử dụng các loại hạt lớn không ăn được được ném vào người đối phương.

Tết của người Khmer kéo dài bao lâu?

Năm mới tại Campuchia được tổ chức trong 3 ngày, mỗi ngày có ý nghĩa và nghi lễ riêng.

Moha Songkran: Ngày đầu tiên được tổ chức như một lời chào mừng các Thiên thần mới của năm. Người Khmer dọn dẹp nhà cửa vào ngày này. Họ cũng chuẩn bị thức ăn cúng dường để được các sư trong chùa ban phước. Các cộng đồng người Khmer chỉ cho phép quan hệ tự do giữa nam và nữ vào ngày này, vì vậy Moha Sangkran rất quan trọng đối với những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm vợ / chồng tương lai. Các trò chơi truyền thống của năm mới mang đến cho nam và nữ cơ hội hòa nhập hiếm có.

Vanabot: Ngày thứ 2 là ngày để tưởng nhớ những người lớn tuổi, cả những người còn sống và đã ra đi. Người Khmer quyên góp cho người nghèo vào ngày này. Trong các ngôi đền, họ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên thông qua nghi lễ cúng dường. Họ cũng xây dựng các bảo tháp bằng cát hình mái vòm để tưởng nhớ những người đã khuất.

Thgnai Loeung Sak: Ngày cuối cùng này mới chính thức là ngày đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, các bảo tháp do người Khmer xây dựng trong các chùa đều được ban phước. Những người sùng đạo tắm tượng Phật trong các ngôi chùa bằng một nghi lễ có tên “Pithi Srang Preah”, nghi lễ rửa tội cho các trưởng lão, nhà sư và xin họ tha thứ cho bất kỳ lỗi lầm nào trong năm. Một đám rước ở thủ đô Phnom Penh để đánh dấu lễ kỷ niệm này, bao gồm các cuộc đua voi, đua ngựa và các trận đấu quyền anh.

Người Khmer ăn tết ở đâu?

Hầu hết các thành phố đều vắng vẻ vào thời gian này trong năm, khi người Khmer về quê ăn Tết cùng gia đình. Hầu hết các dịch vụ đóng cửa hoàn toàn. Nhưng nếu bạn muốn nhìn thấy màu sắc địa phương của ngày lễ, hãy đến thăm các ngôi chùa, nhưng đừng quên tuân theo các quy tắc của nhà chùa. Ở Phnom Penh, nơi tốt nhất để đến trong dịp năm mới là chùa Wat Phnom, nơi mọi người tập trung để chơi các trò chơi truyền thống và ném bột talc vào nhau.

Rate this post

Viết một bình luận