Kinh nghiệm mua Đồ Sơ Sinh ĐẦY ĐỦ mà vẫn TIẾT KIỆM – Betiti – Chuyên Đồ Sơ Sinh, Trọn Bộ Sơ Sinh Giá Gốc

Mua sắm đồ sơ sinh cho thiên thần nhỏ luôn là điều khiến các mẹ bầu háo hức và mong chờ! Đối với các mẹ, đặc biệt là các mẹ sinh con lần đầu thì việc chọn đồ sơ sinh cho bé yêu là việc tốn không ít thời gian và công sức. Những thứ gì cần thiết cho con yêu? Số lượng bao nhiêu là đủ? Mua hàng ở đâu? Chất lượng thế nào? Giá cả có hợp lý không?… Có quá nhiều câu hỏi và băn khoăn cần được tư vấn và giải đáp. Các mẹ hãy tham khảo những mách nước dưới đây để có thêm kinh nghiệm mua đồ sơ sinh ĐẦY ĐỦ và TIẾT KIỆM nhất nhé!

 

>>> Tham khảo thêm địa chỉ mua đồ sơ sinh cho bé tại Hà Nội.

Lên danh sách đồ sơ sinh cần mua

Ngay từ ba tháng cuối trước khi sinh, các mẹ đã có thể lên kế hoạch chuẩn bị mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé được rồi. Để đón chào một thành viên mới trong gia đình, bạn sẽ phải chuẩn bị kha khá những đồ dùng cho bé. Theo kinh nghiệm của các mẹ đã sinh trước, việc mua đồ cho bé nên được bắt đầu từ đầu tháng thứ 7 hoặc 8 trở đi. Bạn nên bắt đầu sắm sửa từ những thứ cần thiết nhất để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí. Các bố mẹ trẻ cũng nên chuẩn bị nguồn tài chính kha khá để chi tiêu trong những tháng cuối thai kỳ này.

Trước khi đi mua sắm đồ dùng cho mẹ và bé, bạn nên có kế hoạch chi tiết. Chị em nên tham khảo ý kiến của các chị đi trước, lập danh sách những thứ cần mua hoặc đến các cửa hàng mẹ và bé, xin tờ giấy liệt kê. Tuy nhiên, bạn không nên mua ngay theo tờ giấy này mà cần cân nhắc chọn lựa những thứ cần thiết, những thứ mình đã có, những thứ mình được thừa hưởng từ người thân… Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng lại danh sách một lần nữa rồi mới quyết định đi mua các mẹ nhé.

Hãy chuẩn bị tài chính cho việc mua đồ sơ sinh cho bé

Tuy giá mỗi món đồ không cao nhưng tổng số tiền bạn phải chi không phải nhỏ. Trong khi đó, đã bước chân vào shop, các bà mẹ tương lai thường bị ngợp bởi vô số thứ đẹp mắt và có thể mua cả những thứ không thật cần thiết, hoặc mua quá nhiều. Vì vậy, các mẹ nên tự dặn mình kiềm chế, chỉ mua đúng theo danh sách đã kê, trừ khi phát hiện thấy món đồ rất cần mà mình chưa liệt kê.

Mẹ nên biết cùng với khoản tài chính để sắm đồ sơ sinh cho bé, bố mẹ cũng cần chuẩn bị một khoản tiền khác để chuẩn bị cho việc sinh nở:

– Tiền sinh: nếu sinh thường thì không hết nhiều, chỉ tối đa 2-3 triệu đồng, còn sinh mổ thì khoảng 8-10 triệu đồng.

– Tiền lẻ 10 ngàn hoặc 20 ngàn để cho y tá khi họ vệ sinh cho mẹ, cho con; và để mua những thứ cần thiết khác như nước sôi, cơm… trong thời gian nằm viện.

Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ và hạn chế những món đồ mình cần phải mua. Nếu là lần đầu tiên đi sắm đồ cho bé con chào đời, hẳn bạn sẽ rất lung túng trước một của hàng đầy các loại tã lót, khăn, mũ, với và thêm mông lung với hàng tá lời mời chào. Đâu mới là món thực sự cần thiết và cần mua bao nhiêu mới đủ? Hãy tham khảo danh sách tên cũng như số lượng các món đồ cần mua như sau nhé

Danh sách đồ sơ sinh thiết yếu cần mua

* Mời mẹ tham khảo list đồ sơ sinh cần mua cho mẹ và bé. Chỉ cần những đồ này là đủ – Những đồ khác có thể mua sau khi sinh.

I. ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ

Tên đồ dùng
Số lượng
Công dụng
1. Áo dài tay sơ sinh
10
Khi còn sơ sinh bé ít làm bẩn áo, vì thế bạn không cần mua nhiều, chỉ mua khoảng 10 cái là đủ. Sau vài tháng bé lớn có thể mua bổ sung. Bạn sinh vào mùa lạnh thì cần mua thêm 3 áo nỉ để giữ ấm cho bé ban đêm

2. Áo gile
4
Khoảng 4 cái, 2 cái loại cotton, 2 cái loại nỉ. Dùng để giữ ấm cho bé khi phải ra ngoài

3. Quần dài sơ sinh
15
Quần cần mua nhiều hơn áo, khoảng 15 cái, vì dù có đóng tã cũng có thể bị ngấm ra quần, một ngày bé có thể thay đến gần 10 cái quần. Cụ thể, quần chỉ nên mua số 1 và số 2, số 1 bé có thể mặc được tới ngoài 2 tháng, số 2 mặc được 3,4,5 tháng, số 3 thì để lớn hãy mua

4. Quần đóng bỉm
8 – 10
Quần này dùng để đóng tã giấy cho bé

5. Mũ che thóp, đội đầu cho bé
3
Rất quan trọng để bé sơ sinh giữ ấm thóp đầu (khi mới sinh, các phần sọ của bé chưa liền lại, còn một vùng lõm phía trên trán của bé, gọi là thóp). Việc che chắn khỏi các tác động vật lý cũng như không khí lạnh là vô cùng quan trọng cho bé yêu. Mũ mua 3 cái, che thóp mua 3 cái là đủ

6. Bao chân, tay
5
Giữ ấm tay chân cho bé, và tránh để bé yêu cào tay vào mặt, đầu. Nên mua khoảng 5 bộ cùng màu với nhau cho dễ thay.

7. Yếm
3
Để khi cho bé bú, ăn không bị dây bẩn ra áo bé. Ngoài ra còn có tác dụng che ngực cho bé đỡ lạnh. Mua 3 cái: 1 cái để dùng, 2 cái sơ cua phòng khi giặt hoặc bé trớ bẩn

8. Chặn vỏ đỗ, bông
1
Chuẩn bị 1 bộ để tránh khi bé nằm ngủ bị lăn, ngã, giúp bé không bị giật mình và ngủ ngon hơn
Bé mới ra khỏi bụng mẹ nên cần chèn tay, chân bé cho chặt giống như trong bụng mẹ không bé sẽ hay bị giật mình. Có 2 loại là chặn bông và chặn đỗ, loại chặn đỗ chắc chắn hơn nhưng không giặt được, còn loại chặn bông nhẹ hơn và có thể giặt khô được các mẹ nhé.

9. Gối lõm
1
Do cấu trúc hộp sọ bé sơ sinh mềm nên các mẹ cần mua it nhất một cái để giúp đầu bé khi nằm được tròn không bị méo.

10. Khăn sữa
3-4 gói
Dùng để lau mặt, miệng cho bé và thấm sữa cho mẹ: Cái này phải dùng rất nhiều nên mua khoảng 3, 4 gói (tức là 30, 40 chiếc). 10 chiếc loại dày để thấm sữa cho mẹ. 30 chiếc mỏng để lau mặt, miệng cho bé. Bé ăn hoặc khi mọc răng hay khi ốm sẽ thường xuyên bị trớ hoặc nhểu dãi, các mẹ phải dùng khăn này để lau cho bé. Chú ý chọn loại bằng vải xô gạc.

11. Tã lót xô
1 gói
Dùng để đóng tã cho bé: chỉ cần mua 1 gói là 10 chiếc. Nếu định đóng bỉm mà không đóng tã thì không cần mua cái này. Em bé xì xoẹt liên tục nên nếu đóng bỉm sẽ cần khoảng 15 chiếc 1 ngày. 5 ngày là hết 1 bịch bobby fresh newborn 1 nên các mẹ cân nhắc.

12. Tã chéo
1 gói
Dùng để quấn tã xô: chỉ cần mua 1 gói là 10 chiếc. Dù đóng bỉm cũng nên mua cái này vì nó giúp quấn quanh bụng bé cho ấm bụng, ấm chân. Ngoài ra lúc quần đóng tã chưa giặt kịp thì có thể dùng để đóng tã.

13. Khăn tắm
3
Dùng lau người cho bé sau khi bé tắm xong: Chỉ cần khoảng 3 cái là đủ dùng rồi, mỗi ngày bé tắm 1 lần, tắm xong giặt sạch sẽ đi là hôm sau lại dùng được. Mỗi lần tắm xong sẽ cần 2 khăn để lau người bé. Một chiếc lau khô nước, một chiếc quấn để mặc quần áo cho bé. Mùa lạnh nên mua khăn 4 lớp hoặc 6 lớp để bé đỡ bị lạnh

14. Chiếu lót
3 – 4
– Chiếu lót nhựa: Dùng khi thay tã, bỉm cho bé. Những lúc bé ị đùn thì bạn đặt bé nên miếng lót để không làm bẩn giường chiếu: Nên mua 2 chiếc.
– Chiếu lót cao su để kê dưới người bé lúc bé nằm ngủ tránh để ướt giường nếu bé tè ra ngoài. Nên mua 2 chiếc.

15. Giấy lót phân xu
5 bịch
Dùng để lót phân xu cho bé trong khoảng 3 tuần đầu. Những ngày đầu mới sinh, bé són phân liên tục (gọi là phân xu), các mẹ không nên đóng tã cho bé vì dễ bị hăm, mà nên dùng giấy lót này để thay thế, khi nào hết phân xu thì mới dùng tã. Cách đóng: để trên tã xô khi đóng cho bé. Nên mua khoảng 5 bịch.

16. Băng rốn, tưa lưỡi
Mỗi loại 5 gói
Băng rốn thì cần 5 hộp vì bé sơ sinh thường rụng rốn sau 10 ngày, và thêm mấy ngày rỉ máu nữa. Ngoài ra lúc bé tè cũng rất dễ ướt băng rốn nên cần thay nhiều.
Tưa lưỡi thì mua 5 hộp (cái này thì dùng nhiều lắm, để vệ sinh lưỡi cho bé, nhưng hết mua sau cũng được)

17. Bấm móng tay
1 cái
Móng tay bé rất nhanh tốt, vì thế nên có 1 loại riêng biệt để dùng, tránh để dài làm bé cào vào người

18. Hút mũi
1 cái
Vô cùng quan trọng, những ngày hanh khô bé dễ bị tắc mũi, thở khò khè và hay gắt, trông rất thương. Các mẹ nên có 1 chiếc để đề phòng nhé

19. Tăm bông
1-2 lọ
Cái này nên mua loại của trẻ em, có thể dùng để về sinh tai, mắt, lau rốn

20. Khăn voan
2
Nên có 2 cái, và chọn loại to để có thể lồng xuống tay khi cho bé ra ngoài . Nên mua màu trắng để tránh ảnh hưởng thị giác của bé

21. Chăn choàng, ủ bé
2
Dùng để quấn bé khi ở nhà hoặc đi ra ngoài: từ viện về hoặc tiêm phòng (cái này dù sinh vào mùa hè vẫn cần thiết đó). Ngoài ra có thể dùng làm chăn đắp cho bé. Nên mua 2 chiếc

22. Màn chụp
1
Chuẩn bị 1 chiếc. Cái này rất cần thiết vì bé ngủ suốt ngày nên cần màn để chụp cho bé tránh muỗi. Da bé cũng rất nhạy cảm, thơm mùi sữa nên muỗi và côn trung hay chích lắm ạ

23. Làn nắp
1
Cần 1 cái để đựng đồ đi sinh, sau này về nhà, thì đựng các vật dụng cần thiết để ngay cạnh giường

 

II. ĐỒ SAU SINH CHO MẸ

Tên đồ dùng
Số lượng
Công dụng
1. Quần áo sau sinh
3 bộ
Khi mới sinh xong, vóc dáng cá mẹ vẫn chưa thể về ngay ban đầu đc, cộng với vết mổ (nếu sinh mổ) và việc phải cho con bú, vì thế nên mua đồ rộng rãi

2. Áo lót cho con bú
2 chiếc
Nên mua 2 cái áo lót loại này, giúp ngực ổn định, không bị chảy xệ tiện hơn khi cho con bú, giảm việc lên sữa thường xuyên

3. Quần lót giấy
2 bịch
Quần lót giấy dùng 1 lần để tiện cho người chăm sóc vì sau sinh có nhiều mẹ sẽ bị ra sản dịch. Tùy cơ địa mỗi mẹ sẽ cần dùng nhiều hay ít, thông thường 2 bịch là đủ

4. Gen bụng
2
Cần 2 cái, khoảng 10-15 ngày sau sinh quấn vào bụng giúp đỡ chảy xệ

5. Tấm lót thấm sữa
1 hộp
Dùng để thấm sữa thừa cho mẹ, đặt như miếng lót đệm dưới áo lót. Ngày trước các mẹ hay dùng khăn sữa để thấm, nhưng bây giờ nhiều mẹ chuyển sang dùng loại này vì nó hợp mỹ quan hơn

6. Bỉm Caryn loại to
3 miếng
Sau khi sinh sản dịch ra nhiều, các mẹ cần mua khoảng 3 miếng bỉm Caryn để đóng trong vài ngày đầu. Một bịch Caryn gồm 10 miếng nhưng nhiều shop có bán lẻ từng miếng để mẹ mua cho tiết kiếm

7. Băng vệ sinh Mama
1 hộp
Sau vài ngày sinh, sản dịch ra ít hơn, các mẹ sẽ chuyển sang dùng bằng vệ sinh Mama ​chuyên dùng để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho các mẹ sau sinh. Một hộp gồm 12 miếng

>>> Xem thêm bài viết kinh nghiệm xếp GIỎ ĐỒ ĐI SINH nhanh – gọn – tiện.

Một vài Kinh nghiệm chăm Bé Yêu

1. Cách dùng tã xô (thay bỉm), giấy lót phân xu trong những tuần đầu tiên

(Phần này xin phép tham khảo kinh nghiệm của mẹ Mai Hương bên diễn đàn lamchame)

Cái này rất quan trọng nhưng nhiều mẹ cũng chưa biết dùng nó, vì giờ có bỉm rồi. Tuy nhiên, dùng tã xô sẽ giúp cho việc thay giặt dễ hơn, khô thoáng hơn, chống hăm, nhất là trong khoảng tuần đầu bé đi phân xu. Các mẹ tưởng tượng là mấy ngày đầu, 1 ngày bé sẽ đi rất nhiều lần, như không có van, phải thay liên tục ấy ạ!

Từ ngày xưa, các bà, các mẹ đã dùng sản phẩm này trong tháng cho bé, 1 gói tã xô có 10 chiếc, các mẹ sẽ lấy 1-2 chiếc, gập nhỏ vào, lót xuống mông cho bé như là dùng tã ạ, ở trên thì có thể cho thêm 1 tờ giấy lót phân xu để viẹc giặt giũ dễ dàng hơn.

Các mẹ có thể không muốn dùng sản phẩm này, và muốn dùng tã giấy cho tiện , nhưng theo em các mẹ nên cố gắng dùng ít nhất là hết đi phân xu (khoảng 1 tuần)

Mời mẹ xem clip cho dễ hình dung nhé:

2. Rơ lưỡi và cách làm sạch lưỡi cho bé

Có nhiều mẹ thắc mặc là tại sao phải lau lưỡi thường xuyên cho bé? Rơ lưỡi là gì? Vì sao khi lau lưỡi cho bé, dù đã cẩn thận lắm rồi nhưng mà bé vẫn bị oẹ?

Các mẹ cùng tìm hiểu về Rơ lưỡi và cách làm sạch lưỡi cho bé như sau nhé:

– Rơ lưỡi là những cặn màu trắng nằm ở trong lưỡi của bé. Từ lưỡi vào tới tận cuống lưỡi, và thường có nhiều ở cuống lưỡi.

– Đánh rơ lưỡi (lau lưỡi) cho bé là mình đang vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ, tạo thói quen cho bé như các mẹ đánh hàng ngày ạ!

– Cách đánh rơ lưỡi :

+) Ngày xưa khi chưa có dụng cụ đánh rơ lưỡi, các bà các mẹ thường dùng khăn xô cho vào đầu ngón tay rồi kì cọ. Nhưng hiện nay đã có dụng cụ cọ rất tiện, rẻ, có thể lồng vừa tay các mẹ, mà đánh đc sạch sẽ, các mẹ nên dùng cái này ạ!

 

+) Các mẹ chia sẻ với nhau là dùng mật ong để đánh lưỡi, miệng làm sạch, nhưng có nhiều bé vẫn bị nôn, oẹ là sao? Vì có nhiều bé dị ứng với thành phần của mật ong, mà hiện nay trên thì trường có rất nhiều mật ong giả nữa, cái này cực nguy hiểm, nếu kiếm đc mật ong chuẩn thì mới nên dùng! Cũng có thông tin mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nhiều khuẩn sống (cần kiểm chứng lại)

+) Một vài thứ có thể dùng để đánh rơ lưỡi: lá ngót dã nhỏ ra (nhưng giờ lắm thuốc sâu, nếu mẹ nào có rau ngót tự trồng thì hãy dùng nhé) . Đơn giản hơn các mẹ có thể dùng nước âm, nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh (các mẹ nhớ mua loại cho trẻ sơ sinh nhé), hoặc ra hệu thuốc mua dung dịch đánh lưỡi, bác sĩ sẽ đưa cho.

– Lưu ý:

+) Khi đánh rơ lưỡi, các mẹ chú ý với dụng cụ đánh mà lồng đc vào tay thì các mẹ chỉ nên đánh ở phần ngoài lưỡi. Đừng cho sâu vào cuống lưỡi, bé sẽ oẹ ngay ạ. Với phần cuống lưới thì hãy dùng tăm bông ngoáy tai, và nhớ nhẹ nhàng nhé. Ban đầu có thể không sạch ngay nhưng dần dần thì sẽ sạch, tránh để bé nôn =((

+) Các mẹ không phải chỉ đánh lưỡi mà còn phải vệ sinh tất cả 2 hàm, hốc má. Như mình đánh răng vậy

+) Thường thì mấy ngày đầu đánh là sạch rơ lưỡi. Nhưng về sau các mẹ vẫn nên duy trì thói quen này giúp sạch răng miệng cho bé.

+) Một điều cần lưu ý nữa là hàng ngày nên nhỏ mắt, nhở mũi bằng nước muối sinh lý cho bé. Như vậy có thể làm sạch mắt, mũi. Một phần nước muối xuống họng sẽ tự động làm sạch rơ lưỡi cho bé.

+) Nên đánh rơ vào lúc bé chưa ăn, nếu bé nào bị oẹ thì đỡ khổ thân :((

+) Nên làm 2 lần nếu bé đã quen, thời gian đầu bé sẽ khá là sợ. Mình chỉ cần làm một lần vào buổi sáng lúc bé mới ngủ dậy là được

>>> Xem bài viết chi tiết kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học và đầy đủ nhất.

3. Những thay đổi về phân của bé

(Tham khảo tại tongkhodososinh.com)

Phân của bé sẽ thay đổi nhiều trong những tháng đầu tiên, nhất là khi bé bắt đầu ăn dặm. Nhưng phân của bé thay đổi rõ ràng nhất là vài tuần sau khi sinh.

Những ngày đầu tiên

Vài ngày sau khi chào đời, bé sẽ thải ra loại “phân su” giống như một loại chất dính. Thường có màu xanh đen và rất khó lau sạch. Khi phân su đã thải hết, phân của bé sẽ thay đổi và ruột bé sẽ hoạt động bình thường.
Những ngày này, bé sẽ xì xoẹt 8-10 lần / ngày là chuyện bình thường của cơ thể bé !

Những ngay sau

+) Với những bé bú sữa mẹ

Nếu bé bú mẹ, phân của bé có một mùi đặc trưng. Có màu như mù-tạc vàng hay màu vàng sáng và có dạng loãng. Đôi khi nhìn phân bé như có hạt. Bé sẽ đi tiêu 2-3 lần trong ngày hoặc nhiều hơn. Tùy theo khả năng hấp thu và tiêu hóa của từng bé.

+) Với những bé bú bình

Phân của bé sẽ nhiều hơn so với bé bú mẹ và có mùi như phân của người lớn. Có màu vàng nâu hoặc màu vàng nhạt. Bé thường sẽ đi tiêu hàng ngày nếu không bị táo bón.

Tổng hợp các gói Sơ Sinh theo mùa cho Bé

4.3/5 – (15 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận