Nhu cầu nuôi cá rồng ngày càng nhiều, giá trị kinh tế đem lại cho người nuôi cá rồng lớn nên nhiều người đã tiến hành nuôi cá rồng sinh sản. Nuôi cá rồng sinh sản cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Suckhoecuocsong tìm hiểu cách chăm sóc, nuôi dưỡng cá rồng sinh sản ngay sau đây nhé.
Hướng dẫn cách chọn cá rồng bố mẹ sinh sản
Để được đàn cá rồng khỏe mạnh, đẹp thì bước đầu tiên chính là cần chọn được cá rồng bố mẹ đạt chuẩn. Khi lựa chọn cá rồng bố mẹ nên chọn cá rồng có màu sắc tươi sáng, đậm màu, vẩy nhìn chắn chắn không bị bong tróc.
Thân mình cá rồng bố mẹ nên rộng, có bề dày song song từ đầu đến đuôi. Kích cơ của vi đầu, mắt phải cân xứng với chiều dài và chiều rộng của thân mình cá, đoạn dốc giữa đầu và lưng phải nông, không được dốc sâu quá. Khi nhìn cá từ đằng trước cũng đừng quên nhìn từ trên xuống, bề dày của cá phải song song từ đầu xuống đến vi hậu môn và nhỏ dần đến đuôi.
Các vảy của cá tiêu chuẩn phải lớn, phản quang. Các vảy của cá rồng bố mẹ được sắp xếp thẳng hàng thành từng dãy ngang. Vây của cá rồng bố mẹ phải luôn căng xòe, to đều, không cong và lượn sóng. Mắt cá rồng phải sáng trong, lanh lợi hoạt bát. Miệng cá rồng bố mẹ luôn luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên, không có dấu hiệu bị dị tật nào trên miệng của cá rồng.
Khi bơi phải nhẹ nhàng khoan thai, uyển chuyển kể cả khi cá rồng bố mẹ quay mình, vi mang mở rộng, kì cờ xòe căng mỗi lần vẫy tay bơi, hai sợi râu thẳng đứng chía lên trên trời.
Bể nuôi cá rồng sinh sản
Bể nuôi cá rồng sinh sản phải có không gian rộng rãi, đủ lớn cho một cặp cá rồng bố mẹ hoạt động. Nếu bể nuôi quá chật hay quá rộng sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm quen, bắt cặp của cá rồng bố mẹ. Kích thước bể nuôi một cặp cá rồng sinh sản khoảng 200cm x 90cm x 60cm hoặc 250cm x 100cm x 60cm.
Một số cặp cá rồng lớn hơn người nuôi cá rồng có thể tăng kích thước chiều sâu của bể lên khoảng 70 đến 80cm.
Dụng cụ cần có trong bể nuôi cá rồng sinh sản
Để tạo điều kiện tốt nhất cho cá rồng sinh sản bên trong bể nuôi người nuôi cá rồng nên trang bị máy sục khí, máy sưởi ấm để cung cấp đủ oxy cho cá, duy trì mức nhiệt độ phù hợp.
Hãy đặt một tấm gạch men vào đáy bể để cá rồng cái đẻ trứng lên trên đó. Giữa bể đặt 1 tấm kính nhỏ tạo bể thành hai ngăn riêng biệt cho cá mái và cá trống.
Lưu ý:
Người nuôi không rải sỏi xuống đáy bể, vì cá trống có thể nhầm tưởng là trứng, chúng sẽ ngậm vào miệng gây thương tích cho cá rồng đực
Vị trí đặt bể nuôi cá rồng sinh sản:
Bể nuôi sinh sản cần đặt ở nơi ít người qua lại, yên tĩnh, tránh các thiết bị gây tiếng ồn như loa đài, vô tuyến, gần đường nơi nhiều xe cộ qua lại, ánh sáng trong hồ nuôi phải sáng hơn bên ngoài.
Nước trong bể nuôi cá rồng sinh sản:
Nước bể nuôi cá rồng sinh sản cũng cần đảm bảo sạch, không chứa chất tẩy rửa độc hại như nuôi cá rồng cản.
Nước duy trì ở nhiệt độ 22 đến 28 độ C, độ pH trong bể nuôi ở mức 6,2 đến 7,2.
Môi trường này sẽ đảm bảo an toàn cho cá rồng, bởi chúng rất dễ bị tổn thương khi giao phối, nếu môi trường nước bị bẩn sẽ khiến cá bị nhiễm bệnh trong giai đoạn giao phối.
Độ sâu mực nước cần thiết trong bể cá rồng là từ 50 đến 75cm tùy vào chiều sâu của bể nuôi cá rồng sinh sản
Thức ăn nuôi cá rồng sinh sản:
Thức ăn nuôi cá rồng sinh sản nên cho ăn các loại thức ăn như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô là những thức ăn tốt cho cá rồng.
Quy trình sinh sản cá rồng
Những con cá rồng trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ trứng, giao phối từ tháng 7-12 hàng năm. Vào thời gian này trong năm người nuôi sẽ tiến hành tách đôi cá rồng bố mẹ ra nuôi riêng một bể để chúng bắt đầu làm quen và tán tỉnh nhau. Sau khoảng 2 tuần tán tỉnh, cặp cá sẽ bắt đầu bơi cùng nhau, chạm vào nhau chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ, thụ tinh ngoài. Vài giờ sau đó thì cá mái sẽ bắt đầu đẻ trứng, cá đực sẽ thụ tinh và ngậm trứng vào miệng để ấp trứng. Số trứng của mỗi đợt tùy thuộc vào mỗi loài cá rồng, tuổi tác của cá mái. Trứng của cá rồng khá to, đường kính mỗi quả khoảng 1,70mm. Cá cá rồng đực trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.
Sau khoảng 60 ngày trứng cá rồng bắt đầu nở và chờ sau 2-3 ngày cá rồng con cứng cáp, biết bơi cá rồng đực sẽ há miệng cho bầy cá con ra ngoài. Khi có biến động bên ngoài cá rồng đực sẽ há miệng ra để bắt các con chui vào hốc miệng mình ẩn nấp. Một số cá rồng mái vẫn tỏ ra khôn khéo bơi cạnh cá trống để phụ việc nuôi đàn con của nó.
Cá rồng mới nở có kích thước cơ thể khoảng 10mm. Khi biết tìm mồi tự nuôi sống được, thân cá con đã dài tới 50mm.
Thời gian đầu chúng sẽ hấp thụ dinh dưỡng ở túi dưới bụng, sau đó bạn cho cá con ăn bột dành cho cá con theo lượng hướng dẫn ghi trên các bao bì sản phẩm.
Những điều lưu ý khi nuôi cá rồng sinh sản:
+ Hãy để cá rồng đực và cái tự bắt cặp với nhau tuyệt đối không gượng ép chúng
+ Trong khoảng 1 tháng ấp trứng, nuôi con, cá trống sẽ không ăn hoặc ăn rất ít, do đó, giai đoạn trước khi giao phối, bạn nên cho cá rồng đực ăn nhiều hơn một chút, ăn đủ dinh dưỡng để có thể đủ sức ấp trứng, nuôi đàn con.
Hi vọng rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc nuôi và chăm sóc, bắt cặp cá rồng sinh sản để có được những con cá rồng giống có chất lượng cao.
Suckhoecuocsong.vn/TH