Kinh doanh sắt thép, inox là ngành nghề đang được rất nhiều người lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, quản lý kinh doanh mặt hàng nào cũng cần phải có bí quyết, kinh nghiệm riêng.
Cùng tìm hiểu qua kinh nghiệm quản lý cửa hàng sắt, thép, inox mà Mekong Soft tổng hợp qua bài viết này nhé!
Lựa chọn nhà cung cấp kinh doanh sắt thép inox
Trên thị trường cạnh tranh, khốc liệt như hiện nay, chất lượng, uy tín của nguồn hàng hóa là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng.
Bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng để bắt tay ngay vào công việc kinh doanh của mình. Có 3 nguồn hàng bạn có thể lựa chọn:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty kinh doanh sắt thép inox: đây là nguồn hàng được nhiều người sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một nhà đại lý kinh doanh sắt thép inox, chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Thông thường, các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, và hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.
- Nhập qua tổng đại lý khu vực: với hình thức này, giá cả đã được niêm yết rõ ràng trên hàng hóa. Ngoài ra, mọi hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, lắp đặt hàng hóa cũng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa.
- Nhập hàng từ nước ngoài: người Việt Nam có tính chuộng hàng ngoại nhập, kinh doanh sắt thép inox cũng không nằm ngoài số đó. Do đó, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên cân đối sử dụng một nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng.
Xem thêm : Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh Inox
Định giá mặt hàng
Theo kinh nghiệm kinh doanh sắt thép inox, giá sắt thép inox hiện nay thay đổi một cách chóng mặt và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất.
Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng, bạn sẽ mất khách.
Ngoài ra cần lưu ý thêm về cách kinh doanh sắt thép inox, giá bán còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm, đối tượng mua hàng,…
Quản lý kho hàng
Quản lý kho hàng khoa học là điều không hề dễ dàng gì, đặc biệt trong kinh doanh sắt, thép, inox bạn cần có 1 kho hàng cố định. Bạn đừng nghĩ rằng kho hàng của mình nhỏ và ít hàng mà bỏ qua việc ghi chép, quản lý kho hàng khoa học nhé.
Trước khi bắt tay vào nhập hàng, kho hàng của bạn cần được sắp xếp gọn gàng sao cho có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm khi cần thiết. Đồng thời phải đảm bảo an toàn lao động đối với việc kinh doanh những mặt hàng này. Bạn có thể ứng dụng phương pháp 5s vào quản lý kho khoa học hơn.
Tham khảo: Ứng dụng 5S – Giải pháp hoàn hảo cho việc quản lý kho hàng (P1)
Khi nhập sản phẩm vào kho, các chứng từ, hóa đơn, biên bản giao hàng đều là những thông tin bạn cần quan tâm. Những số liệu này cần được bổ sung vào các bảng thống kê excel hoặc phần mềm quản lý cửa hàng, sổ sách để có thể thống nhất giữa đầu và đầu ra sản phẩm.
Với sản phẩm lưu kho, bạn có thể lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho với hình thức “nhật trước xuất trước” hay “nhập sau xuất trước”.
Kiểm kê sản phẩm thường xuyên bên cạnh việc đối chiếu số liệu sổ sách là những việc bạn cần tiến hành thường xuyên, khoảng 1 tháng / 1 lần. Số lượng sản phẩm đang bán có bao nhiêu, đã bán bao nhiêu sản phẩm và còn tồn kho số lượng nào, mặt hàng nào… là những thông tin bạn nhận được sau quá trình kiểm kê. Từ đó, có thể đưa ra quyết định nhập hàng mới hay thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp.
Quản lý tài chính
Thông qua bản kế hoạch tài chính trong kế hoạch kinh doanh, bạn đã dự tính được nguồn vốn cần thiết để hoạt động trong 1 năm cũng như những khoản cần chi và lợi nhuận thu về trong thời gian quản lý cửa hàng sắt, thép, inox. Bạn có thể ghi chép các khoản thu chi trong sổ hay file excel nhưng việc này sẽ gây khó khăn không nhỏ khi bạn mất thời gian tính toán và tìm kiếm số liệu.
Những công việc quản lý cửa hàng sắt, thép, inox sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian nếu không có công nghệ quản lý hỗ trợ.
Tham khảo ngay phần mềm quản lý kinh doanh của Mekong Soft, phần mềm dành riêng cho ngành kinh doanh sắt, thép, inox.
Tham khảo tại đây:
>> Phần mềm quản lý bán hàng
>> Phần mềm quản lý sản xuất