Kính ngữ tiếng Hàn bạn không nên bỏ qua – Zila Academy | Học tiếng Hàn Online

Như các bạn đã biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia coi trọng lễ nghĩa bậc nhất trên thế giới. Cũng vì lý do đó, lễ nghĩa trong giao tiếp cũng rất được người Hàn Quốc coi trọng. Vì thế, kính ngữ – một cách nói kính trọng đã được ra đời và được xem như là chuẩn mực trong giao tiếp. Vậy kính ngữ là gì? Kính ngữ trong tiếng Hàn được sử dụng như thế nào? Hãy cùng ZILA khám phá tất tần tật về kính ngữ tiếng Hàn với bài viết sau đây nhé.

I. Kính ngữ là gì?

Kính ngữ (높임말 hay 존댓말) là một đặc điểm nổi bậc trong ngôn ngữ của người phương Đông nói chung và người Hàn Quốc nói riêng. Kính ngữ là một cách để thể hiện sự tôn trọng và lòng tôn kính với người khác. Đặc biệt, kính ngữ được sử dụng với những người lớn tuổi, những người có địa vị cao hơn người nói.

Tại sao lại cần dùng kính ngữ?

Việc sử dụng kính ngữ trong đời sống sẽ giúp người đối diện cảm thấy được tôn trọng hơn. Sử dụng kính ngữ cũng giúp chúng ta có thiện cảm hơn trong mắt người khác. Vì thế, kính ngữ được xem như là điều cơ bản cần biết trong quá trình giao tiếp.

II. Từ vựng kính ngữ tiếng Hàn điển hình

Kính ngữ trong tiếng Hàn khá phức tạp. Khi sử dụng câu kính ngữ, một số từ vựng sẽ phải thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh. Một số từ vựng kính ngữ điển hình trong tiếng Hàn là:

Từ loại

Dạng thường

Dạng kính ngữ

Nghĩa

Danh từ

진지

Cơm

말씀

Lời nói

Nhà

약술

Rượu

이름

성함

Tên

나이

연세

Tuổi

병환

Bệnh

생일

생신

Sinh nhật

노인

어르신

Người già

(다른 사람의) 남편

부군

Chồng (của người khác)

(다른 사람의) 아내

부인

Vợ (của người khác)

Động từ

있다

계시다

없다

안 계시다

Không có

주다

드리다

Đưa, cho

먹다/마시다

드시다

Ăn / Uống

묻다

여쭈다/여쭙다

Hỏi

보다

뵙다

Gặp

만나다

자다

주무시다

Ngủ

죽다

돌아가시다

Chết

데리다

모시다

Mời, dẫn theo

아프다

편찮으시다

Đau

Tiểu từ

이/가

께서

은/는

께서는

에게/한테

에게서/한테서

께서

Hậu tố

Ngài, vị

Đại từ

사람

Người

III. Cấu trúc câu kính ngữ tiếng Hàn

Bước 1: Thay đổi đại từ hoặc thay đổi trợ từ chủ ngữ vào sau đối tượng được tôn kính sao cho phù hợp (nếu có)

  • 그 사람은 → 그분은 (Người đó)

  • 할머니는 → 할머니께서는 (Bà)

Bước 2: Thay đổi tân ngữ theo bảng trên (nếu có)

  • 밥→ 진지 (cơm)

Bước 3: 

Trường hợp 1: Nếu câu có các động từ hoặc tính từ như trên bảng thì thay đổi theo bảng phía trên. 

  • 먹다 → 드시다 (ăn)

Trường hợp 2: Nếu câu không có các động từ hoặc tính từ như trên bảng thì thêm vĩ tố “(으)시” vào động từ hoặc tính từ đó.

  • Thêm “” nếu động từ kết thúc là một nguyên âm

    • 일하다 → 일하시다 (làm việc)

    • 가다

      → 가시다 (đi)

  • Thêm “으시” nếu động từ kết thúc là một phụ âm.

    • 읽다 → 읽으시다 (đọc)
    • 먹다 → 먹으시다 (ăn)
  • Động từ hoặc tính từ có phụ âm “” thì bỏ “ㄹ” và thêm “시” 

    • 만들다 → 만드시다 (tạo ra)

Bước 4: Chia động từ hoặc tính từ sau khi thực hiện làm bước 3

  • Cách chia thì cho động từ hoặc tính từ gắn “(으)시” ở dạng câu trần thuật “아/어/여요” và “ㅂ/습니다”.

Thì

아/어/여요

ㅂ/습니다

Hiện tại

(으)세요/세요

(으)십니다/십니다

Quá khứ

(으)셨어요/셨어요

(으)셨습니다/셨습니다

Tương lai

(으)실 거예요/실 거예요

(으)실 겁니다/실 겁니다

Bước 5: Sau khi hoàn thành 4 bước trên, ta sẽ ghép lại thành một câu kính ngữ hoàn chỉnh.

Ví dụ: Bà đang ăn cơm (Sử dụng câu kính ngữ)

  • 할머니가 밥을 먹고 있습니다. (X)

→ 할머니께서 진지드시고 계십니다. (O)

Ví dụ: Người đó đọc báo (Sử dụng câu kính ngữ)

  • 그 사람은 신문을 읽습니다 (X)

→ 그 은 신문을 읽으십니다. (O)

IV. Cách sử dụng câu kính ngữ tiếng Hàn

Kính ngữ tiếng Hàn được chia làm 3 dạng: kính ngữ chủ thể (주체높임), kính ngữ khách thể (격체높임) và kính ngữ đối phương (상대높임).

1. Kính ngữ chủ thể

Đây là hình thức thể hiện sự tôn trọng và lòng tôn kính của người nói đối với chủ ngữ trong câu. Tùy theo vai vế của người nghe, người nói có thể sử dụng đuôi câu sao cho phù hợp.

  • 할머니께서 많이 편찮으셔서 입원을 하셨어요. (Bà bị bệnh nặng nên đã nhập viện rồi)

  • 어머니께서 꽃을 사 오셨습니다.  (Mẹ đã mua hoa về rồi ạ)

2. Kính ngữ khách thể

Đây là hình thức thể hiện sự tôn trọng và lòng tôn kính của người nói đối với tân ngữ (đối tượng chịu tác động của hành động). Tùy theo vai vế của người nghe, người nói có thể sử dụng đuôi câu sao cho phù hợp.

  • 민호 씨는 선생님 숙제를 여쭤 봤어요. (Bạn Minho đã hỏi giáo viên bài tập về nhà)

  • 리사 씨는 할아버지 모시고 갔습니다. (Bạn Lisa đã đưa ông nội đi rồi ạ).

3. Kính ngữ đối phương

Đây là hình thức thể hiện sự tôn trọng và lòng tôn kính của người nói đối với người nghe (đối phương). Thường sử dụng với các đuôi câu như: 

Đuôi câu

Câu trần thuật

Câu nghi vấn

Câu mệnh lệnh

Câu đề nghị 

Câu cảm thán

(으)ㅂ/습니다

(으)ㅂ/습니까

(으)십시오

(으)ㅂ시다

(는)군요

  • 제 발표를 잘 들어 주셔서 감사합니다. (Cảm ơn vì đã lắng nghe bài phát biểu của tôi)

  • 저를 도와 주십시오. (Xin hãy giúp đỡ tôi)

V. Một số lưu ý khi sử dụng câu kính ngữ

(1) Không được sử dụng kính ngữ với chính bản thân (ngôi thứ nhất).

Ví dụ: 저는 열심히 공부하겠습니다. (Tôi sẽ học hành chăm chỉ)

  • 저는 열심히 공부하시겠습니다. (X)

  • Chủ ngữ: tôi (ngôi thứ nhất) → Không được sử dụng kính ngữ chủ thể.
  • Sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) nên dùng đuôi câu “ㅂ/습니다”.

(2) Kính ngữ chỉ được dùng dựa trên sự chủ quan của người nói. Và không dùng kính ngữ trong công văn, báo cáo hay cuộc họp, hội nghị nhằm đảm bảo tính khách quan.

Ví dụ: 요즘 경제 위기 때문에 많은 사람들은 어려움을 꺾고 있습니다. (Dạo gần đây, nhiều người đang gặp khó khăn vì khủng hoảng kinh tế)

  • Chủ ngữ: nhiều người (khách quan) → Không sử dụng kính ngữ chủ thể.

  • Sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) nên dùng đuôi câu “ㅂ/습니다”.

(3) Trong kính ngữ chủ thể, nếu chủ ngữ có địa vị, vai vế thấp hơn người nghe thì không dùng kính ngữ.

Ví dụ: 어머니가 집에 왔습니다. (Nói với ông bà) Mẹ cháu đã về nhà rồi ạ

  • Người nghe (ông bà) có vai vế lớn hơn chủ ngữ (bố mẹ) → Không dùng kính ngữ chủ thể.

  • Sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) nên dùng đuôi câu “ㅂ/습니다”.

(4) Kính ngữ chủ thể không dùng với sự vật, hiện tượng, chỉ dùng với danh từ chỉ người.

Ví dụ: Cà phê đã ra rồi. (커피는 나왔습니다)

  • 커피는 나오셨습니다. (X)

  • Chủ ngữ: cà phê (sự vật) → Không dùng kính ngữ chủ thể.

  • Sử dụng kính ngữ đối phương (người nghe) nên dùng đuôi câu “ㅂ/습니다”.

(5) Trong kính ngữ chủ thể và kính ngữ khách thể, người nói có thể linh hoạt sử dụng đuôi câu. Tùy theo vai vế, địa vị của người nghe, người nói có thể sử dụng đuôi câu khác nhau trong những trường hợp khác nhau.

Ví dụ: Bà bị bệnh nặng nên đã nhập viện.

  • (Nói với bạn bè) 할머니께서 많이 편찮으셔서 입원을 하셨어요.

  • (Nói với bố mẹ) 할머니께서 많이 편찮으셔서 입원을 하셨습니다.

Tổng hợp: Zila Team

 

Rate this post

Viết một bình luận