Người Hàn rất coi chú ý đến thái độ và cử chỉ khi giao tiếp với người khác. Sự lễ phép trong văn hóa giao tiếp được đề cao và được xem như là một điều bắt buộc đối với một người Hàn Quốc. Bạn học tiếng Hàn nhưng đã biết rõ về kính người mà người Hàn sử dụng trong những cuộc hội thoại hằng ngày hay chưa? Đây chính là điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.
Kính ngữ trong tiếng Hàn là một hình thức ngôn ngữ lịch sự dùng để chỉ thực hiện sự tôn trọng đối với các đối tượng có địa vị cao hơn mình, đối với người cao tuổi. Người học tiếng Hàn cơ bản thường nhầm lẫn với vấn đề này, nên các bạn cần chú ý không dùng kính ngữ cho chính mình, người dưới tuổi, bạn bè và anh chị em thân thiết. Trong tiếng Hàn có một đặc trưng tiêu biểu là cách nói tôn trọng hay là cách nói thường. Chính điều này cũng đã làm cho phong phú thêm đời sống ngôn ngữ của người Hàn Quốc.
Lời nói rất tôn kính hay là được biết đến là Kính ngữ, được coi là chuẩn mực trong vấn đề giao tiếp, tạo ra thái độ thiện cảm cũng như là nể trọng của người nói khi mà giao tiếp. Giống như phần lớn các nước ở phương Đông, người Hàn cực kỳ coi trọng về văn hóa, lễ nghi. Không chỉ về mặt văn hóa có sự phân bậc rõ ràng giữa người già và trẻ con, tiền bối hậu bối. Chính vì thế nên trong ngôn ngữ học tiếng Hàn giao tiếp thường ngày của những người Hàn cũng thể hiện rất rõ điều này. Chẳng vậy mà kính ngữ đã trở thành một phần nổi bật trong ngôn ngữ của Hàn Quốc.
Học kính ngữ tiếng Hàn với người bản ngữ
>> Xem thêm: Bí kíp học giao tiếp tiếng Hàn như người bản xứ
Trong tiếng Việt, kính ngữ là một hình thức câu, hình thức giao tiếp chỉ cần các bạn tuân thủ quy tắc đơn giản như là: đảm bảo đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ trong câu, thể hiện được kính ngữ qua các đại từ nhân xưng, các từ kính ngữ ở đầu Thưa, Kính thưa hoặc ở cuối câu “ạ” hoặc là “vâng”. Còn trong tiếng Hàn, “kính ngữ” lại được chia làm nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng lại phải phán đoán được ngữ cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp mà sử dụng cho nó phù hợp.
Tuy nhiên về cơ bản, kính ngữ trong tiếng Hàn sẽ được chia ra làm 3 dạng lớn bao gồm:
+ Kính ngữ với chủ thể
+ Kính ngữ với người nghe
+ Kính ngữ trong từ loại
Vậy cấu trúc của từng dạng đó sẽ được sử dụng như thế nào?
1. Kính ngữ trong tiếng Hàn với chủ thể
Kính ngữ trong tiếng Hàn với chủ thể được dùng để thể hiện sự tôn trọng với từng đối tượng mà người nói đang nói tới. Để sử dụng được hình thức tôn kính này trước hết thì người nói phải xác định rõ ràng mối quan hệ tương tác giữa từng chủ ngữ, người nghe, về tuổi tác địa vị xã hội. Kính ngữ chủ thể, tức người nói thể hiện thái độ kính trọng đối với chủ thể của hành động được nhắc đến trong câu nói. Nếu chủ thể này có tuổi tác, địa vị thấp hơn hoặc ngang bằng thì người nói không sử dụng kính ngữ. Để thể hiện sự tôn trọng với chủ ngữ của câu đối tượng đang được nói tới thì người nói chỉ cần thêm tiếp vị ngữ “으” vào sau động từ.
Kính ngữ sử dụng với người lớn tuổi hoặc địa vị cao hơn mình
>> Xem thêm: Lợi ích của học tiếng Hàn từ vựng qua hình ảnh
2. Kính ngữ tiếng Hàn với người nghe
Kính ngữ trong học tiếng Hàn được dùng để đề cao người nghe, người nói thường đặt ở đuôi khi kết thúc ở một câu. Tùy thuộc vào độ tuổi, quan hệ gia đình, hay là địa vị xã hội… mà người nói lựa chọn một đuôi câu thích hợp. Và hệ thống đuôi câu trong tiếng Hàn rất là đa dạng và cực phong phú. Tùy vào vai vế giao tiếp mà người nói sẽ có lựa chọn các đuôi kết thúc câu cho thích hợp. Dạng kính ngữ này được chia thành là hai loại: Thể qui cách (격식체) và Thể ngoài qui cách (외격식체). Thể qui cách lại bao gồm thể cao (존대형), thể trung (중립형) và thể thấp (하대형). Tuy nhiên, tiếng Hàn khi đàm thoại thông thường sẽ sử dụng cả hai loại có qui cách và ngoài qui cách mà không có sự phân biệt rõ ràng. Người nói phải linh hoạt trong cách nói để lựa chọn cách nói phù hợp theo từng ngữ cảnh (trang trọng hoặc thân tình) để lựa chọn cách kết thúc câu thích hợp nhất.
3. Kính ngữ tiếng Hàn trong từ loại
Bảng ví dụ cụ thể kính ngữ ở các từ loại
Kính ngữ trong tiếng Hàn không chỉ cần biến đổi ở chỗ động từ đuôi câu mà còn phải thay đổi các từ loại sao cho mà phù hợp với toàn thể câu kính ngữ. Đặc biệt với đại từ nhân xưng, để thể hiện được sự kính trọng tiếng Hàn còn có phép “khiêm nhường” (겸양법), tức là người nói đã tự hạ thấp bản thân để thể hiện sự tôn trọng với người nghe. Trong trường hợp này đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “나” (tôi) được chuyển thành “저”, đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất số nhiều “우리” được chuyển thành “저희”.
>> Xem thêm: Bật mí các nguyên tắc cơ bản khi học tiếng Hàn
Sử dụng kính ngữ hằng ngày
Trong giao tiếp xã hội, để truyền tải được đúng thông tin và tạo ấn tượng tốt được cho người nghe, ta không chỉ cần chú ý tới cách cư xử, cử chỉ, hay điệu bộ mà ngôn ngữ sử dụng thì cũng cần phải có mức độ thận trọng và có cảm giác nhất định. Cảm giác ngôn ngữ không phải là những kiến thức được ghi trong sách vở mà là những kinh nghiệm mà có được khi chúng ta chịu khó giao tiếp và từ những lần vấp ngã đó chúng ta đúc kết được kiến thức mà chúng ta không bao giờ có thể học được từ sách vở. Các bạn cần chăm chỉ và không ngừng luyện tập để sử dụng thành thạo kính ngữ trong học tiếng Hàn để tránh gặp phải các sai lầm đáng tiếc nhé. Hy vọng các bạn nhanh chóng chinh phục được Hàn ngữ.
Tags: học tiếng Hàn cơ bản, học tiếng Hàn giao tiếp, kính ngữ trong học tiếng Hàn, kính ngữ với từ loại, kính ngữ chủ thể, học tiếng Hàn, ngữ pháp tiếng Hàn, hoc tieng han, cach su dung kinh ngu