5/5 – (1 bình chọn)
Như ta đã biết, thuyết trình cần thiết trong hầu hết các công việc và ngành nghề khác nhau. Để có thể thuyết trình hay, thuyết phục người nghe bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng thuyết trình cơ bản nhất. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? Tầm quan trọng và phương pháp giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trình ra sao? Hãy cùng Luận Văn 24 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng thuyết trình là gì?
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp tất cả những kỹ năng cơ bản (kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể,…) để có thể diễn đạt được thông điệp nào đó tới người nghe thông qua các lý lẽ và lập luận chặt chẽ nhằm thuyết phục người nghe. Đồng thời sẽ có sự tương tác qua lại với người nghe thông qua sự thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện.
Những kỹ năng cần có khi thuyết trình sẽ bao gồm cấu trúc của bài thuyết trình, slide được thiết kế, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình,…
Bạn có thể cần đến:
Các hình nền powerpoint đẹp và chuyên nghiệp nhất
Một số mẫu slide cảm ơn ấn tượng và chuyên nghiệp
2. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình được xem là một trong những kỹ năng mềm quan trọng và không thể thiếu. Không phải chỉ các nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hay những giáo viên, giảng viên mới cần phải có kỹ năng thuyết trình mà ngay cả người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau cũng cần sử dụng tới kỹ năng này.
Kỹ năng thuyết trình giúp người trình bày có thể truyền đạt được những thông tin mang tính chất phức tạp trở thành đơn giản và thú vị để có thể thu hút được người nghe. Đồng thời bạn sẽ biết cách truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách hiệu quả, nâng cao sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
Khi sở hữu những kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt nó không chỉ giúp bạn thành công mà còn mang tới nhiều đóng góp hữu ích cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp nếu quản lý không có kỹ năng thuyết trình tốt, họ sẽ khó truyền đạt được ý muốn và cảm hứng cho các thành viên khác nghe. Lúc này các sản phẩm sẽ không bán ra được và doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội lớn trong việc thu hút nguồn đầu tư và bị hạn chế về sự phát triển.
Kỹ năng thuyết trình cũng sẽ giúp cho người trình bày thuận lợi hơn trong công việc và đạt được sự tín nhiệm, tin tưởng từ mọi người xung quanh.
3. 8 phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Thuyết trình thành công phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Để có thể rèn luyện được kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất bạn không nên bỏ qua những phương pháp sau đây.
3.1. Tạo ra những slide thuyết trình đơn giản và ấn tượng
Đây là một trong những phương pháp đầu tiên bạn không nên bỏ qua. Khi làm slide thuyết trình bạn cần phải tối ưu được nội dung (sử dụng nhiều hình ảnh, sơ đồ, ít văn bản) và truyền đạt được thông điệp của mình một cách hiệu quả nhất.
Tạo ra những slide thuyết trình đơn giản và ấn tượng
3.2. Nạp nguồn năng lượng cần thiết
Trong một buổi thuyết trình đòi hỏi bạn cần phải có sự tập trung và tỉnh táo cao độ. Vì vậy trước khi thuyết trình cần đảm bảo mình đã cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và nạp năng lượng đầy đủ nhất cho cơ thể.
3.3. Tạo ra nguồn cảm xúc tốt nhất khi thuyết trình
Phần lớn mọi người khi thuyết trình chỉ quan tâm tới việc mình nói gì mà quên mất đi điều quan trọng đó là nói như thế nào. Những người chưa có kỹ năng thuyết trình thường không truyền tải được hết nội dung tới người nghe hoặc khi thuyết trình không mang tới cảm xúc tốt nhất để thuyết phục khán giả.
Vì vậy để có thể rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả thì bạn cần phải có cảm xúc. Nhờ vào cảm xúc từ giọng nói và ngôn ngữ của những người trình bày sẽ giúp cho khán giả có thể hiểu hơn về nội dung. Do đó khi thuyết trình bạn không nên học thuộc lòng hết nội dung mà bạn hãy sử dụng cảm xúc và khả năng của chính mình để diễn đạt một cách tự tin tin nhất.
Để có thể làm việc hiệu quả hơn thay vì học thuộc từng chữ một bạn có thể áp dụng sơ đồ tư duy. Sử dụng thêm những công cụ về giọng nói và ngôn ngữ của cơ thể để nâng cao hơn về kỹ năng truyền đạt cảm xúc sao cho tự nhiên nhất.
3.4. Mang tới những thông tin có giá trị cho người nghe
Để có thể rèn luyện về kỹ năng thuyết trình thì đây cũng là một trong những phương pháp bạn không nên bỏ qua. Bạn cần phải mang tới cho người nghe những thông tin cụ thể và sát nhất với chủ đề, truyền đạt sao cho những thông điệp của mình đến được với khán giả và khiến cho họ đều mong muốn áp dụng thông điệp đó vào công việc và cuộc sống.
Để làm được điều này, người thuyết trình cần phải nắm được người nghe là ai, họ cần những gì và điều gì có thể tác động tới sự thay đổi của họ. Thông thường người nghe sẽ có xu hướng chú ý tới người thuyết trình trước rồi mới chú ý tới thông điệp sau. Điều này có nghĩa là khi người nghe có sự tin tưởng vào bạn thì thông điệp, nội dung bạn trình bày ra cũng khiến cho họ tin cậy và tiếp thu.
3.5.Tuyệt đối không đọc slide
Slide chỉ là một công cụ hỗ trợ cho thuyết trình. Khán giả dường như có thể đọc được ngay lập tức những nội dung được thể hiện trên slide của bạn. Do đó nếu chỉ chăm chăm đọc lại toàn bộ nội dung slide thì bạn sẽ không su hút được sự chú ý của khán giả. Bạn hãy dựa vào slide và làm rõ những điểm trọng tâm nhất mà khán giả có thể chưa hiểu ra hoặc chưa rõ, cung cấp thêm những thông tin bên ngoài chưa được thể hiện trên slide của bạn.
Khi thuyết trình không nên quá phụ thuộc vào Slide
3.6. Xây dựng về kế hoạch dự phòng
Trong quá trình thuyết trình sẽ không thể nào tránh được những sự cố có thể xảy ra như máy chiếu bị lỗi, thời gian thuyết trình hạn chế,… Khi đó bạn cần phải bình tĩnh và cần phải suy nghĩ về những kịch bản khác nhau, ứng phó tốt hơn về những sự cố đã xảy ra.
3.7. Kiểm tra trước khi thuyết trình
Hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều phục vụ tốt cho quá trình thuyết trình của mình. Bạn có thể đi xung quanh phòng để kiểm tra về tầm nhìn, kiểm tra mic, cũng như cho chạy thử bài thuyết trình của mình…
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều này, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Từ đó giúp cho bài thuyết trình được tốt hơn cũng như tránh được các rủi ro.
3.8. Không nên thuyết trình quá dài
Thời gian thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần phải cân nhắc sao cho phù hợp nhất.
Nếu như có khoảng 45 phút để thuyết trình thì bạn chỉ nên sử dụng 40 phút. Nên nhớ phải luôn tôn trọng về thời gian của khán giả và kết thúc tốt hơn. Khi kết thúc sớm bạn có thể hỏi khán giả xem có bất cứ câu hỏi nào hay không và có thể giải đáp thắc mắc của khán giả. Hãy nhớ rằng không nên kéo dài thời gian quá lâu vì có thể những điều bạn xây dựng tốt đẹp có thể bị phá vỡ.
Bài viết trên là những thông tin giải đáp về kỹ năng thuyết trình là gì cũng như tầm quan trọng và phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình mà Luận Văn 24 muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang tới thật nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhất bài thuyết trình của mình. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Luanvan24.com
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.