Hiện nay, nhu cầu nuôi cá cảnh của giới trẻ đang ngày một tăng cao, không chỉ vì ngoại hình rực rỡ của các loại cá xinh đẹp này mà còn đem lại phong thủy tốt cho gia đình của bạn. Nuôi cá cảnh sẽ mang lại nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ có thêm thịnh vượng, tài lộc và giúp cho môi trường sống của gia đình thêm rực rỡ và sinh động. Trong số các loại cá phổ biến hiện nay, cá vàng đang là loại cá được giới trẻ ưa chuộng và săn đón bởi ngoại hình xinh đẹp, bắt mắt vừa dễ nuôi, bên cạnh đó, giá của mỗi chú các vàng khá thấp, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu cho bể cá nhà mình những chú cá vàng xinh đẹp. Bây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kỹ thuật cần thiết cho việt nuôi cá vàng nhé!
Đặc điểm của cá vàng
Cá vàng (carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh trong bể cá cảnh hiện nay. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời. Cá vàng bao gồm nhiều loại như cá vàng ba đuôi, cá vàng đầu lân, pingpong, cá vàng oranda, hạc đỉnh hồng,… với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau.
Nuôi cá vàng hiện đang trở thành trào lưu của giới trẻ và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt đối với cá vàng, việc chăm sóc cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn rất nhiều, từ khâu cho cá ăn, thay nước trong bể đến chăm sóc khi cá bị bệnh.
Môi trường nuôi cá vàng
Thiết kế bể nuôi cá
Hiện nay có rất nhiều loại bể nuôi cá vàng như bể kính, bể hình chữ nhật, bể hình tròn, bể cubic hay các lại bể ngoài trời như bể xi măng, chậu trồng cây, lu, khạp,… Căn cứ vào nhu cầu và và sở thích của người nuôi cá để chọn loại bể phù hợp. Tuy nhiên, bể nuôi cá vàng phải đủ rộng, lựa chọn kính thước bể dựa vào số lượng cá và kích thước cá cần nuôi. Đối với bể cũ ( đã nuôi cá hoặc chứa nước được một thời gian) chúng ta cần sát trùng lại bằng muối hoặc các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ hết những vi khuẩn cũng như những mầm bệnh có trong bể. Đối với bể mới, chúng ta phải tiếng hành ngâm từ 5 – 7 ngày, mục đính là nhằm loại bỏ những đọc tố có trong bể sẽ ảnh hưởng đế cá. Có thể áp dụng các biện pháp dưới đây cho bể mới:
Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Vị trí đặt bể cá:
Cá vàng là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.
Nguồn nước nuôi cá
Nguồn nước để nuôi cá chính là yếu tố quan trọng hàng đầu người nuôi cần lưu ý. Hầu hết nước cho bể cá hiện nay đều là nước máy. Do vậy, cần xử lý chất Clo rồi mới dùng để nuôi cá. Có thể để nước máy trong các thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24 giờ, để cho nước máy tự bốc hơi clo. Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxy. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng dung dịch khử clo trong nước máy bán tại các cửa hàng cá cảnh. Nhỏ khoảng 5 giọt cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá. Tuy nhiên nên hạn lạm dụng, chỉ áp dụng lúc cần nước gấp, hoặc không có thời gian trữ nước đã khử clo.
Nếu dùng nước giếng nuôi cá cần chú ý nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn. Để xử lý nước giếng nuôi cá, phải chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng pH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng độ pH.
Cách xử lý nước giếng bị nhiễm phèn: Ngoài việc xử lý như trên cần bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước.
Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn hạn chế sử dụng.
Cách thay nước hồ cá
Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ…
Hạn chế duy chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng pH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.
Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.
Cách lựa chọn cá vàng khỏe mạnh
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết và lựa chọn những con cá vàng khỏe mạnh. Cá vàng khỏe mạnh đầu tiên phải bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt, mang khỏe. Cùng với đó là vảy óng ánh dưới ánh sáng, đuôi xòe như cánh quạt, màu sắc bóng đẹp.
Cần tránh những con cá bơi yếu ớt, vây xù, chảy máu, bụng phình to.
Bên cạnh đó, cần quan sát thân cá. Nếu có những chấm nâu hình oval hơi đập thì khả năng cao là cá có rận, cần loại trừ những con cá như vậy.
Ngoài ra, nếu có rận, bạn sẽ thấy cá xuất hiện tình trạng nhảy dựng bất thường. Đó cũng là một dấu hiệu rất dễ nhận thấy.
Cá khỏe mạnh khi bơi phải nằm miệng đớp nước đều đặn, mang hô hấp tự nhiên. Cá bị bệnh hoặc cá yếu thì không được thế, chúng môi hay bị phù, không tự điều khiển được hướng bơi nên thường bị trôi theo dòng chảy. Hoặc bị hút dính vào thiết bị lọc nước, lao đao ngược xuôi trong bể.
Khi quan sát mắt cá, nếu cá khỏe mắt sẽ trong veo, tròn đều và đen nhánh. Di chuyển rất linh hoạt chứ không đờ đẫn như các con cá bị bệnh
Chăm sóc cá vàng
Hướng dẫn thả cá vàng đúng cách
Bước 1: Chúng ta cần đặt túi đựng cá trong hồ chuẩn bị nuôi cá, ngâm khoảng 10-15 phút để cá quen với nhiệt độ và môi trường nước trước.
Bước 2: Tiếp đó, chúng ta mở túi cá ra, múc 1 cốc nước hồ cho vào bịch rồi ngâm lại trong hồ. Cứ cách 5-7 phút lại tiếp tục lặp lại như vậy. Cách làm này sẽ giúp cá không bị lạ nước khi thả vào bể mới.
Bước 3: Khi thả cá, cần nghiêng túi, đổ từ từ cá vào bể. Có thể dùng vợt bắt và thả từng con một để tránh làm cá hoảng loạn.
Cá vàng chủ yếu ăn các loại thức ăn tổng hợp dành cho cá ở dạng viên nhỏ hoặc dạng mảnh. Dạng viên được sử dụng phổ biến hơn bởi khi thả vào bể chúng chìm khám chậm. Cá có thể bơi lội ăn dễ dàng mà không sợ bị thức ăn rơi xuống đáy bể. Tuy nhiên, thời gian cho cá ăn bạn nên thực hiện trong khoảng 3 phút thôi nhé! Nếu cho cá vàng ăn nhiều quá chúng sẽ nhanh chết cho nặng bụng.
Liều lượng thức ăn cũng khác nhau giữa cá vàng trưởng thành và cá vàng con. Với cá vàng trưởng thành, bạn chỉ cần cho ăn mỗi ngày 1 lần. Tuy nhiên với cá vàng con bạn phải tăng số lần ăn cho cá, khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Để tăng cường chất dinh dưỡng cho cá, bạn có thể bổ sung thêm các thức ăn tươi sống từ giun đất và tôm có bán ở các cửa hàng cá cảnh.
Nhu cầu nhiệt độ, ánh sáng và oxi cho cá vàng
Nhiệt độ thích hợp cho cá vàng là từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nếu ở khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì cần quam tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp.
Ánh sáng cho hồ cá: Cần đặt hồ cá nơi tháng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/Ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng, và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi). Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…
Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….
Phòng bệnh cho cá vàng
Nếu khi quan sát thấy cá vàng có hiện tượng đốm trắng và nấm trên thân thì có nghĩa cá đã bị bệnh. Cần xử lý ngay trước khi bệnh diễn biến nặng hơn và lây lan sang các con khỏe mạnh khác. Bạn tìm mua các loại thuốc ở cửa hàng cá cảnh hoặc thú y, pha thuốc với nước rồi mới đổ từ từ vào bể cá. Trường hợp cần thiết phải cách ly con bị bệnh để tránh lây lan ra cả bể cá thì tình hình sẽ khó kiểm soát hơn.
Bên cạnh đó, nước trong bể để lâu phân cá và thức ăn thừa sinh ra nhiều chất bẩn, do vậy để phòng bệnh cho cá bạn nên thay nước định kỳ. Tuy nhiên, các lần thay không nên gần nhau quá để tránh cá bị với môi trường nước thay đổi liên tục sẽ nhanh chết.
Cần chủ động trong việc phát hiện các biểu hiện bất thường của cá, điều đó giúp việc phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả hơn trong khâu chăm sóc, để cá vàng luooen dược khỏe mạnh.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trong việc nuôi cá vàng.
Chúc các bạn thành công!
6 views
6 views