Hoa cúc là loài hoa mang lại may mắn theo quan niệm phương Đông. Đặc biệt là những ngày tết đến xuân về, bên cạnh đào mai khoe sắc thắm, một cặp cúc vàng tươi góp phần tạo nên không khí cửa nhà thêm vui tươi, đầm ấm.
Để trồng được một chậu cúc đẹp, nở đúng vụ không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà phần lớn là do kỹ thuật trồng và chăm sóc của con người. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng hoa cúc trong bài viết hôm nay cùng #wikiohana.net nhé!
1. Trồng hoa cúc cần chuẩn bị những gì?
Hoa cúc rất dễ trồng và sinh trưởng phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở Việt Nam. Ở vùng miền nào cũng có thể trồng cúc.
1.1 Nên trồng vào tháng mấy?
– Hoa cúc có thể trồng quanh năm. Các vụ chính là:
- Vụ Xuân Hè:
Trồng tháng 3,4,5
- Vụ Thu:
Trồng tháng 5,6,7
- Vụ Thu Đông:
Trồng tháng 8, 9
- Vụ Đông Xuân:
Trồng tháng 10, 11
– Để hoa cúc nở đúng vụ, người trồng hoa cần theo dõi dự báo thời tiết để điều chỉnh thời gian gieo trồng. Nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 – 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 – 3 ngày.
1.2 Chọn giống hoa cúc
Để cho được vụ hoa tốt nhất từ khâu chọn giống cần có sự đầu tư, tuyển chọn cẩn thận. Mua giống nên chọn những cơ sở uy tín, có kinh nghiệm về giống cây trồng.
Thị hiếu người tiêu dùng với các giống cúc ngày càng phong phú. Phổ biến nhất vẫn là các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà Lan, Nhật Bản.
Nếu trồng bằng cây con thì cây đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá. Đối với cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Yêu cầu đặt ra với cây giống phải có hình thức đồng đều, không bị nhiễm sâu bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống được chọn. Có như vậy, hoa cúc mới cho kết quả tốt.
1.3 Chuẩn bị đất trồng
Đặc điểm của hoa cúc là có bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất phù sa là tốt nhất. Bề mặt trồng cúc cũng không được dốc, giữ bằng phẳng và thoát nước tốt vì cúc không chịu được ngập úng.
Trước khi gieo trồng, đất được chọn để trồng cúc phải được cày sâu, bừa kỹ cho tơi xốp. Thuận lợi cho các vi sinh vật có ích hoạt động mạnh và quá trình bón phân tưới nước sau này cũng thấm hơn.
Sau khi đã làm tơi đất, chúng ta tiến hành bón phân cho lót cho đất. Bước là này giúp tăng độ dinh dưỡng của đất, hạt giống khi gieo trồng có được điều kiện nền tảng tốt nhất để sinh trưởng.
Nếu bạn không có điều kiện trồng hoa theo luống thì có thể sử dụng các chậu để trồng hoa. Phần đất trồng cũng phải được phối trộn bằng nguyên liệu: đất phù sa, phân chuồng và xơ dừa.
Quá trình sinh trưởng cây hoa rất dễ bị nhiễm sâu bệnh nên bạn có thể khử nấm bệnh có trong chậu hay phần đất trồng hoa bằng Ridomil theo tỷ lệ 3g/l.
Đất trồng nếu được xử lý tốt sẽ cho ra hoa đẹp. Trường hợp chưa xử lý đất đã gieo trồng rất nguy hiểm cho sự sinh trưởng của hoa cúc.
Xem thêm:
2. Hướng dẫn trồng hoa cúc hiệu quả
Có nhiều cách để trồng cúc, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để tỷ lệ cây sống cao, bạn nên sử dụng cây hoa cúc để giâm cành với chiều cao khoảng 5- 7cm. Có 5-7 lá, đường kính thân 0,2cm, rễ dài 0,5-3cm, số rễ nhỏ hơn 4cm.
Khoảng cách đối với loại cúc 1 bông là 15cm x 12 cm, cúc hoa trung bình thân bụi là 10cm x 30cm và cúc hoa nhỏ là 50cm x 60cm.
Hoa cúc rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường nên chỉ trồng hoa vào buổi sáng sớm hoặc thời điểm tiết trời râm mát.
Cách trồng hoa cũng rất đơn giản. Bạn tưới ẩm mặt đất trồng, đào một hốc rồi nhẹ nhàng đặt cành giâm vào. Phủ hỗn hợp mùn cưa + đất lên và ấn nhẹ để đất bám chặt vào cây.
Khi trồng cây trong chậu, tùy thuộc vào kích thước của chậu mà bạn có thể cân đối số cây con trồng trong chậu. Thường người ta sẽ trồng số lẻ thay vì số chẵn.
Lưu ý quan trọng khi trồng cúc là không được trồng các cây sát nhau. Khoảng cách ít nhất là 15cm để cây có không gian phát triển và tránh trường hợp các cây mọc chen chúc nhau sẽ còi cọc, không nở hoa đẹp.
3. Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc
3.1 Tưới nước, tỉa cành
Một điều quan trọng và bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cúc trong suốt quá trình trồng đến khi thu hoạch. Thiếu nước, cúc sẽ không phát triển, thừa nước, cúc bị úng, thối rễ. Tùy vào thời tiết để điều chỉnh lượng nước và thời gian tưới cho phù hợp. Trong điều kiện bình thường, mỗi lần tưới có thể cách nhau 7-10 ngày.
Suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của ruộng cúc không được xới xáo mặt luống. Chỉ nên nhổ cỏ để tránh làm ảnh hưởng đến rễ
Để hoa cúc nở rộ và tạo hình dáng đẹp trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên cắt bỏ các mầm nhánh phát sinh từ lách lá. Chỉ để lại 3 – 4 mầm nhánh để tập trung dưỡng chất cho hoa lớn.
Quá trình tỉa lá được chia làm 2 thời điểm chính. Khi trồng hoa được 20 ngày và sau khi trồng hoa được 20 ngày. Cây hoa sẽ không thể phát triển nếu không được cắt tỉa đúng cách.
3.2 Làm giàn
Để tránh tác động từ thời tiết xấu có thể làm gãy cành hoa hay lung lay rễ, khi cây cao 25 – 30cm tiến hành làm giàn lưới dây để bảo vệ cây hoa. Thường hoa cúc sẽ được bọc trong 2 lớp giàn. Giàn này sẽ được điều chỉnh theo mức độ phát triển của hoa. Khi hoa lớn dần lên thì các lớp giàn cũng được nâng dần lên theo.
3.3 Bón phân
Để cây lớn đều và đẹp cần bón phân thường xuyên. Thành phần phân bón có sự kết hợp giữa phân tự nhiên (phân chuồng, tấm đậu ngâm hoai…) và phân hóa học (lân , kali, ure…)
Bón phân cho hoa cúc gồm bón lót và bón thúc. Khi tưới phải tưới sát và gốc để tránh phân bón dính vào lá làm vàng lá.
3.4 Lưu ý khi trồng hoa cúc trái vụ
Trong trường hợp trồng hoa cúc trái vụ, hoa còi cọc, nở muộn thì có thể khắc phục bằng cách hãm ruộng khô. Sử dụng ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn chiếu sáng liên tục 3-4h trong khoảng 25 ngày. Đồng thời có thể cắt đứt bớt 10-12% hoặc ngắt bớt lá rễ. Mục đích để cây phân hóa nhiều hơn mầm hoa, kích thích hoa nở.
Xem thêm:
4. Thu hoạch và bảo quản hoa cúc
Trước thu hoạch cúc khoảng 8-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây. Đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.
Giống như lúc trồng hoa, để hoa được tươi và giữ độ nở nên cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.
Trong trường hợp vận chuyển hoa cúc đi tiêu thụ ở nơi xa có thể đóng hoa trong các thùng các tông . Lưu ý thùng được đục các lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp được.
Trước khi cho hoa vào thùng không được để nước đọng trên cành, lá dễ gây hấp hơi làm thối, vàng lá. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại hóa chất để xử lý nhằm tăng thêm tuổi thọ của hoa cúc. Có thể kể đến như như STS – Silver Thiosulphate.
Kết bài
Hoa cúc rất dễ trồng và mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Bạn có thể tự trồng và chăm sóc cúc ở nhà với quy trình kỹ thuật mà #wikiohana đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn thành công với mùa hoa cúc vàng rộ nhé!
Cập nhật 26/06/2020
4.7/5 – (3 bình chọn)
4.7/5 – (3 bình chọn)