Tiêu lươn là một loại nhánh được mọc từ gốc hoặc từ thân của cây tiêu. Dây lươn mọc bò trên mặt đất hoặc treo lơ lửng trên thân cây với chiều dài khoảng 1 – 3m.
Hiện nay, dây lươn hay còn gọi là tiêu lươn được dùng làm giống tiêu và cho kết quả khá cao. Để tiết kiệm được chi phí mua giống, rất nhiều bà con sử dụng kỹ thuật trồng tiêu lươn hiệu quả số 1 hiện nay. Vậy tiêu lươn sẽ được trồng và chăm sóc như thế nào? Bà con tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Kỹ thuật trồng chăm sóc tiêu lươn
Kỹ thuật trồng tiêu lươn:
Tiêu lươn cũng như một nhánh cây, do đó, sẽ được trồng bằng cách ươm hom. Bà con có thể chọn giống và ươm hom như sau:
1. Chọn giống:
Để hom được ươm có khả năng phát triển tốt, cho hiệu quả cao, bà con tuyệt đối lựa chọn loại giống phát triển khỏe mạnh từ những khu vườn không bị dịch hại, sâu bệnh.
Ngoài ra, bạn nên chọn những hom có đủ mắt, mắt mọc đều. Đặc biệt, tốt nhất, bạn hãy chọn loại hom chưa bón phân, nếu đã bón thì thời gian bón cách xa lúc bạn chọn.
Có hai loại tiêu lươn:
+ Tiêu lươn mọc bò dưới đất.
+ Tiêu lươn mọc trên thân.
Theo nghiên cứu, chọn loại tiêu lươn mọc trên thân sẽ tốt hơn loại tiêu lươn bò dưới đất. Bởi tiêu lươn trên thân sẽ đảm bảo về độ sạch, ít bị nhiễm sâu bệnh, cho tỷ lệ sống và nảy mần cao hơn rất nhiều.
2. Cắt giống
Khi cắt giống tiêu lươn, bà con nên cắt theo chiều ngược lại với hướng đọt lươn ra. Mỗi hom được cắt nên có từ 2 đến 3 mắt, nơi cắt cách mắt hom khoảng từ 2 – 3 cm.
Lưu ý, khi cắt, bà con nên lựa chọn loại dao thật sắc bén, cắt dứt khoát 1 đường để tránh là dập, hư hom. Tuyệt đối hạn chế sử dụng kéo cắt, bởi kéo rất dễ làm đầu lươn bị dập.
3. Chuẩn bị dung dịch ngâm hom
Sau khi cắt hom xong, hom đã cắt sẽ được đem đi ngâm với dung dịch pha sẵn.
Dung dịch ngâm hom gồm: Pseudomonas + NAGOID với tỷ lệ 1%
Dung dịch này cần được pha sẵn, hom cắt đến đâu sẽ đem ngâm đến đó. Việc này nhằm mục đích diệt sạch các loại nấm bệnh còn sót lại trong hom và giúp rễ phát triển tốt.
Lưu ý, hom được ngâm chỉ cần ngập 2/3 hom trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.
Xem thêm: Trở thành tỷ phú nhờ cách trồng tiêu không hạt
4. Chuẩn bị liếp và ươm hom
Đối với liếp để ươm giống tiêu lươn cần phải đảm bảo độ cao khoảng 10cm. Tương tự như lên liếp trồng rau, bà con pha trộn dưới đó một ít phân chuồng hoại mục.
Tiếp đến, bà con đem hom vừa được ngâm qua dung dịch cắm thành từng hàng nghiêng với mặt đất khoảng 45º.
Để giữ an toàn cho hom, bà con hãy đóng cọc xung quanh, gác cây lên trên và dùng cỏ khô hay lá chuối khô tủ lên. Việc này còn giúp giữ ẩm cho hom sau trồng.
Sau khi trồng xong, thỉnh thoảng bà con hãy tưới nước để giúp giữ ẩm đất nhé.
Trong quá trình chờ đợi hom nảy mầm, bà con hãy chuẩn bị bầu ươm. Việc chuẩn bị bầu ươm sẽ thực hiện như sau:
Chọn túi PE chuyên dụng, đục lỗ cách đáy túi 2 cm để tăng khả năng thoát nước. Lưu ý, bạn nên chọn túi có đường kính 5 – 7 cm và cao từ 15 – 20 cm. Tiếp đến, tiến hành pha trộn phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma theo tỉ lệ 1:3, tức 1 phân chuồng thì 3 đất.
Lưu ý, đất được chọn để ươm tiêu lươn phải là đất sạch, tuyệt đối không bị nhiễm dịch bệnh, nám. Tốt nhất, bà con không nên lấy đất ở những vùng gần vườn cao su, đất phù sa hay những vùng gần khu vực có nấm bệnh chất nhanh.
Đất đã được cho vào bầu ươm thì bà con tiến hành xếp bầu đất vào vườn ươm. Sau khi hom đã nảy mầm, bà con chọn những hom nảy mầm khỏe mạnh và cắm vào bầu ươm.
Với bước này, bà con cần lưu ý, không được cắm hom quá lố tận dưới cùng hay cắm quá lổ đục của bầu ươm. Bởi sẽ dễ bị ngập nước gây chết hom.
Hom được cắm vào bầu chỉ cần chăm sóc bình thường, không cần phải tưới thêm phân. Bởi đất lúc này đã đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình pha trộn.
Lưu ý:
Vườn ươm cần phải được che chắn xung quanh và có mái che mát mẻ. Bạn có thể dùng lưới để che phía trên, việc này sẽ giúp vườn ươm đóng được đến 50% nắng, hạn chế trường hợp bị ẩm gây nấm bệnh.
Các sự cố thường gặp trong quá trình ươm hom
– Đọt non rụng:
Thường trường hợp này xảy ra do quá trình xử lý hom và đất không được kỹ. Vườn ươm có độ ẩm quá cao. Lúc này, bạn hãy đem cảm bầu ra ngoài tiêu hủy, tuyệt đối không được nhổ hom hay sử dụng lại bầu đó.
– Rầy cám chích hút đọt non:
Khi cây tiêu lươn bị bọ chích sẽ hút đọt non, làm cây con không phát triển, đốt ngắn. Để khắc phục, bà con hãy dùng các loại thuốc trừ rầy để phun như: NTmega Stun 20SL, SIEUGON 530EC, ChesUSA 650EC,…
Kỹ thuật trồng tiêu lươn cũng vô cùng đơn giản, không quá cầu kỳ hay tốn quá nhiều thời gian, công sức. Cùng với đó là hiệu quả mang lại rất cao.
Trên đây là kỹ thuật trồng tiêu lươn theo công nghệ hiện đại được bà con áp dụng và đánh giá cao về hiệu quả cũng như năng suất. Chúc bạn thành công!
Trồng tiêu lươn có mang lại hiệu quả kinh tế cao? trồng như thế nào hiệu quả cao nhất? kỹ thuật trồng tiêu lươn hiệu quả số 1 được bà con lựa chọn