Kỹ thuật xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng

Kỹ thuật xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng

Ngày đăng: 2015-12-15 07:04:37

Untitled Document

Hiện nay, tình hình thịt cá tra bị vàng các nhà máy chế biến hạn chế thu mua do không đạt yêu cầu xuất khẩu hoặc thu mua với giá thấp hơn 5-10%. Như vậy, kỹ thuật xử lý trường hợp thịt cá tra bị vàng là rất cần thiết. Để giúp bà con có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề trên, Xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật xử lý thịt cá tra bị vàng trong nuôi thương phẩm, như sau:

 

Kỹ thuật xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng, thịt cá tra màu trắng
Hình1:  cá tra thịt trắng

Hình1: cá tra thịt trắng

 

I. Nguyên nhân cá tra nuôi có thịt vàng

– Trong quá trình nuôi cá bị bệnh gan thận mủ (do Edwardseilla ictaluri) nhưng chức năng gan không được hỗ trợ phục hồi sau điều trị. Hoặc dùng kháng sinh liều cao, kéo dài làm tế bào gan bị hư tổn, chức năng đào thải độc tố bị hạn chế.

 

– Bị giun sán ký sinh trong cuốn mật làm dịch mặt tràng ra xoang bụng và thịt cá bị vàng.

 

– Thức ăn không phù hợp.

+ Thức ăn bị oxy hóa, có mùi hôi khó chịu làm cho mỡ cá tích lũy sẽ bị vàng hay nâu sậm làm cho thịt cá cũng thay đổi màu theo.

+ Thức ăn tự chế có chứa màu vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt… có chứa sắc tố Xanthophyll; màu xanh từ rau và rong.

+ Tảo có chứa diệp lục tố (Chlorophyll); thức ăn có chứa chất kết dính (bột gòn).

+ Thức ăn có chứa hoặc trộn màu vàng từ thực phẩm, kháng sinh thuộc nhóm Cyclin (Oxytetracylin, Tetracylin, Doxycylin…)

 

–  Cho ăn thiếu, cá ăn lại mùn bả hữu cơ.

 

–  Môi trường nuôi ô nhiễm

 

+ Môi trường nước ao nuôi bị tù đọng, thay nước kém. Đặc biệt giai đoạn cuối vụ.

+ Đáy ao nuôi lắng tụ nhiều chất thải (thức ăn thừa, phân cá, xác tảo…).

+ Ao nuôi thường xuyên thiếu oxy.

 

Kỹ thuật xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng, thịt cá tra màu vàng
Hình 2: cá tra thịt vàng

Hình 2: cá tra thịt vàng

 

 

II.  Triệu chứng cá tra nuôi có thịt vàng :

–         Biểu hiện bên ngoài bình thường hầu như không có hiện tượng gì. Cá chỉ có hiện tượng da cá xẩm màu lại, cá ốm buôn đoàn dài, bời rấy cá không có.

 

–         Thịt cá ngã màu vàng chanh, nếu trường hợp nặng hơn như: ao tù không thể thay nước thì cá có thể vàng nghệ hoặc cho thức ăn tự chế.

 

 

III. Điều kiện phát triển :

–         Cá vàng thường xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu thường xuất hiện vào mùa nắng nóng hoặc mưa lũ kéo dài.

 

–         Nuôi ở mật độ dày, đáy ao nhiều mùn bã hữu cơ.

 

–         Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cá từ 600g trở lên đến xuất bán.

 

–         Cá bị nội ký sinh do không xổ thường xuyên theo định kỳ.

 

 

IV. Kỹ thuật xử lý thịt cá tra bị vàng

IV.1 Trường hợp thịt cá vàng do nội ký sinh trùng

 

–         Xổ nội ký sinh trùng: ISA 60 (1 lít/ 60 tấn cá), dùng liên tục 2-3 ngày.

–         Sau khi xổ 3 ngày, trộn HEPAVIROL Plus (1 lít/ 20 tấn cá) + YUCCADO 100 (1 lít/ 40 tấn cá) hoặc 1 lítHEPAVIROL Plus + 1 kg C MIX 25% / 20 tấn cá, liên tục 5-6 ngày, giúp cải thiện chức năng gan và cải thiện chất lượng thịt. Sau 4-5 ngày tiếp theo có thể kiểm tra cá.

 

IV.2 Trường hợp thịt cá bị vàng do chức năng gan bị suy

 

–  Xử lý môi trường:

+ Tiến hành xiphông giúp giảm ô nhiễm tần đáy.

+ Tăng cường thay nước, đặc biệt tháng cuối vụ, thay nước hàng ngày để nước ao nuôi luôn sạch

Thời gian nuôi (ngày)

Số lần thay nước (lần/ tuần)

Tỷ lệ thay nước

(% lượng nước/ lần)

30 – 90

1

30

≥ 90

3 – 5

30 – 50

Trước thu hoạch (1 tháng)

Hằng ngày

50

 

Bảng 1: Thay nước trong ao nuôi cá tra

+ Tăng cường sục khí (nếu có). Các yếu tố môi trường phải đảm bảo:

Các yếu tố chất lượng nước

Hàm lượng (mg/l)

Oxy hòa tan (DO)

3.5 – 6.5

Mùi vị nước

Không mùi

H2S (ppm)

< 1

Nhiệt độ

15-35oC

N-NH4+ (ppm)

< 2

P-PO43- (ppm)

0,1 – 1

pH nước

6,5 – 8,5

 

Bảng 2: Môi trường nuôi thích hợp ao nuôi cá tra

–         Xem lại chất lượng thức ăn đang sử dụng, phải đảm bảo đủ về chất và lượng. Thức ăn không bị oxy hóa, không có mùi hôi. Cho ăn đủ nhu cầu của cá tránh trường hợp cá ăn mùn bả hữu cơ trong môi trường nước.

 

Hàm lượng protein tối ưu cho thức ăn cá tra

Trọng lượng (g)

Hàm lượng protein (%)

5-50

28-30

50-100

28-30

100-300

24-26

300-500

22-24

>500

20-22

 

Bảng 3: Hàm lượng protein tối ưu cho sự phát triển của cá tra

–         Đảm bảo thức ăn được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất.

–         Trộn HEPAVIROL Plus (1 lít/ 20 tấn cá) + YUCCADO 100 (1 lít/ 40 tấn cá),  nếu chất lượng thịt ở mức vàng chanh cho ăn liên tục 5-6 ngày hoặc có thể dài hơn nếu mức độ thịt cá bị vàng nặng hơn. Đến ngày thứ 10 có thể kiểm tra chất lượng thịt cá lại.

 

Tóm lại: Để đạt được chất lượng cá tra thịt trắng như yêu cầu hiện nay đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật nuôi cũng như quản lí môi trường nhằmthúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng bền vững.

 

Cty SANDO

 

Từ khóa: phương pháp xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng, cách xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng, biện pháp xử lý thịt cá tra nuôi thương phẩm bị vàng, Kinh nghiệm nuôi cá tra thịt trắng, quy trình nuôi cá tra thịt trắng phục vụ xuất khẩu

 

TIN TỨC KHÁC :

Rate this post

Viết một bình luận