LỄ KHỞI CÔNG & LỄ ĐỘNG THỔ CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Dù bạn là người ủng hộ chủ nghĩa duy vật và tin tưởng vào học thuyết vô thần thì trong cuộc sống hằng ngày bạn vẫn phải tiếp xúc thường xuyên với tín đồ của chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt khi bạn sinh sống và làm việc ở Việt Nam, một quốc gia phương Đông có rất nhiều người tôn thờ và đề cao yếu tố tâm linh, phong thủy. Có một số nghi lễ mà ngày nay người ta thường tổ chức gộp lại với nhau để tiết kiệm thời gian và chi phí. Hai trong số những nghi lễ đó là lễ động thổ và lễ khởi công. Bạn có từng nghe về hai nghi lễ này chứ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới.

  1. Lễ động thổ

Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của lễ động thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Do vua Hán Vũ Đế thấy từ trước đến giờ sao triều đình chỉ tổ chức tục tế Trời mà không có tục tế Đất. Ngài bèn họp quần thần lại để bàn bạc về việc tổ chức lễ Hậu Thổ tức là lễ tạ ơn thần Đất.

Quan niệm của người xưa tin tưởng rằng mỗi mảnh đất đều có thần Thổ Địa cai quản nên khi người trần gian muốn tiến hành bất kỳ một hoạt động gì đụng chạm đến đất đai thì phải xin phép trước để thể hiện sự tôn kính. Vì thế, lễ động thổ là một sự trình báo về việc xây cất công trình trên khu đất đó đến Thổ công, mong ngài phù hộ cho công việc xây dựng suôn sẻ, thuận lợi, xây xong gia chủ sống vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn thịnh vượng.

Ngày nay, lễ động thổ còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị của dự án trên thị trường để tạo niềm tin với nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ các đối tác, khách hàng tiềm năng.

  1. Lễ khởi công

Lễ khởi công là nghi lễ để kính cáo với Thổ thần, Tổ nghề, vong linh tổ tiên của mỗi đơn vị thi công để cầu mong các ngài chứng giám và phù hộ độ trì cho công trình được tiến hành suôn sẻ và phát triển thuận lợi. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp thông báo đến các đối tượng liên quan về sự khởi động chính thức của dự án mới, thu hút sự chú ý của giới đầu tư, cũng như quảng bá hiệu quả cho hình ảnh và tên tuổi của đơn vị.

  1. Sự khác biệt giữa lễ động thổ và lễ khởi công

Hai nghi lễ động thổ và khởi công đều mang ý nghĩa tâm linh là mong chờ điều may mắn, điềm lành và sự phát triển thuận lợi cho công trình. Hơn nữa về phía truyền thông thì hai sự kiện này đều được coi là bước đệm quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả cho công trình và doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng và các đối tượng liên quan khác.

Điểm khác nhau dễ nhận biết của hai nghi lễ chính là thời gian tổ chức sự kiện.

Lễ động thổ được tổ chức ngay khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất để xây dựng. Nghi lễ này được xem như là lễ ra mắt các thần, xin phép bước vào mảnh đất này dù chưa xây dựng hay làm gì cả. Có nhiều gia chủ sau khi mua đất đã tiến hành ngay lễ động thổ để đi lại, đo đạc nhưng vài tháng sau đó mới bắt đầu xây dựng nên lúc ấy mới tổ chức lễ khởi công. Như vậy lễ động thổ thường được tổ chức trước lễ khởi công.

Lễ khởi công được tổ chức khi dự án chính thức đi vào xây dựng. Nghi lễ này là lễ kính báo với các thần rằng công trình được bắt đầu từ thời điểm này. Ngày nay, đa phần mọi người đều tổ chức lễ khởi công và lễ động thổ cùng chung một ngày để tiết kiệm thời gian vì vậy gây ra hiểu nhầm rằng đây chỉ là một nghi lễ mà thôi.

Mong rằng những thông tin ở trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về hai nghi lễ truyền thống lâu đời này. Chúng ta ai mà không ưu ái cho sự khởi đầu tốt đẹp chứ? Một nghi lễ động thổ hay khởi công hoàn hảo sẽ khiến cho hình ảnh đơn vị của bạn trở nên tầm cỡ hơn trong mắt khách hàng và đối tác. Thế nên, nếu bạn đang tìm kiếm nhà cung cấp chuyên nghiệp để tổ chức những nghi lễ này hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline : 0903 001 304 – 0902 90 98 98  hoặc email: sale@haiduong.com.vn, công ty TNHH-SX-CK-XD-TM Hải Dương hân hạnh được phục vụ quý khách.

Chia sẻ và like:

fb-share-iconfb-share-icon
TweetTweet
Pin SharePin Share

Rate this post

Viết một bình luận