LOGISTICS Là Gì – Công Việc Của Một Nhân Viên LOGISTICS Gồm Những Gì | Scvmlk.org

5

/

5

(

11

bình chọn

)

Ngành Logistics nhận được không ít sự quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên Ngành Logistics là gì và một nhân viên Logistics làm gì vẫn là sự băn khoăn của rất nhiều bạn. Trong bài viết sau đây sẽ giúp các bạn đọc quan tâm làm rõ những băn khoăn trên. 

Khái niệm cơ bản ngành Logistics

Xem thêm:

Khái Niệm Cơ Bản Ngành Logistics 

Một trong những khâu quan trọng nhất của việc giao thương, mua bán, đó chính là vận chuyển. Nhiệm vụ chính của ngành LOGISTICS đó chính là xử lý các quy trình vận chuyển từ người sản xuất tới người tiêu dùng, làm sao tối ưu hóa quy trình này và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải năng suất. 

Lĩnh vực Logistics là một lĩnh vực rất cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải luôn luôn nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng, số lượng, thời gian cũng như giá thành dịch vụ nhằm thu hút khách hàng

Bên cạnh đó, lĩnh vực LOGISTICS còn có các nhiệm vụ khác là kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Một doanh nghiệp hoàn thành tốt các khâu trên với mức chi phí hợp lý sẽ giúp giảm được giá thành dịch vụ, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số, tăng cường tính cạnh tranh.

Các Phân Cấp Logistics

Trong thực tế, Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân loại theo hình thức:

1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)

Người chủ sở hữu hàng hóa tự tổ chức và thực hiện hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của DN họ. Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều do công ty tự đầu tư, vận hành: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ hệ thống thông tin, nhân sự để vận hành hoạt động Logistics.

Nhược điểm: làm phình to quy mô doanh nghiệp, giảm hiệu quả kinh doanh nếu DN thiếu kinh nghiệm và kĩ năng chuyên môn để quản lý, vận hành hoạt động Logistics.

2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai)

Là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics. Các hoạt động này bao gồm: các loại hình vận tải, kho vận, trung gian thanh toán và thủ tục hải quan.

Dựa vào loại hình mà Logistics được chia làm 5 loại tương ứng: 1pl 2pl 3pl 4pl 5pl

3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng)

3PL là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics dành cho các công ty có nhu cầu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa trên danh nghĩa chủ sở hữu chính: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chưng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hành hóa và đưa hàng đến nơi đã quy ước.

Ưu điểm: 3PL kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.

4PL (logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp logistics chủ đạo)

Như vai trò là người tích hợp, 4PL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm gắn kết nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics.

4PL = 3PL + Công nghệ thông tin + quản lý các tiến trình kinh doanh

5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm)

5PL phát triển nhằm phục vụ cho Thương mại điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử.

Các hệ thống quản lý đặc trưng của 5PL là: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.

Bạn Sẽ Học Được Gì Tại Các Trường Đại Học

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

Ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng nhiều trường đại học có chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành này. Nhìn chung, các bạn sẽ được học chuyên sâu về các phương thức vận chuyển từ nơi sản xuất thông qua các kênh đường sắt, đường biển, đường bộ, những kiến thức tổng quan về Marketing quốc tê, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Outcomes của một chương trình đại học là sinh viên có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

Với rất nhiều kiến thức cùng với khối kỹ năng bổ trợ như trên, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu giờ đây sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra trước mắt. Vậy sinh viên có thể làm việc ở những vị trí nào?

Việc làm ngành Logistics rất nhiều, nhu cầu cao

Các Vị Trí Công Việc Ngành Logistics

Có thể nói, Logistics hiện diện ở tất cả các hoạt động thương mại. Do đó, sinh viên khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn vị trí công việc:

  • Nhân viên Logistics tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận,…
  • Nhân viên ở các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn như: phòng kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư,
  • Nhân viên giao nhận, quản lý kho hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh xuất nhập khẩu,… tại các doanh nghiệp thương mại, công ty xuất nhập khẩu,…

Chi Tiết Một Số Việc Làm Phổ Biến

Nhân viên kinh doanh (Sale Logistics)

Một vài dịch vụ được sale phổ biến: Cước vận chuyển, hải quan, trucking, giấy phép, dịch vụ liên quan đến chứng từ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Một nhân viên sales cần:

  • Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm và phát triển các khác hàng mới, khách hàng tiềm năng.
  • Phối hợp cùng bộ khác để công ty để phát triển, cung cấp thêm những dịch vụ mới.

Nhân viên chứng từ

Đây là công việc đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ khi kiểm tra chứng từ XNK, làm chứng từ A/N, Bill, SI, booking, khai báo..Khối lượng công việc nhiều và áp lực, kĩ năng sắp xếp, quản lý tài liệu, công việc là cần có cho một nhân viên chứng từ để hạn chế sai sót hết mức có thể vì đôi khi một sự sai sót, một sự chậm trễ đã làm ảnh hưởng đến cả quá trình vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn cảm thấy không đáp ứng được những điều kiện trên thì tốt nhất nên tham khảo vị trí khác. 

Nhân viên hiện trường

Đây là công việc khá vất vả, phần nhiều sẽ phù hợp với nam giới, chủ yếu gồm các nghiệp vụ:

  • Làm việc với cơ quan cấp giấy chứng nhận, hải quan, kho, cảng, cơ quan cấp phép, ngân hàng….
  • Mục tiêu nhiệm vụ: Giao nhận chứng từ/ nộp thuế, ra cảng/ sân bay, hải quan, đi làm C/O, bảo hiểm, xin giấy phép, giám sát đóng hàng / hạ hàng…

Kết Luận

Có thể thấy, ngành Logistics hiện nay đang thực sự rất “hot” và nhu cầu nhân lực trong ngành vô cùng lớn vì tất cả các hoạt động thương mại đều cần đến Logistics để tối ưu hóa quy trình, tăng năng suất, giảm chi phí. Cũng vì thế nên rất nhiều người trẻ chọn học ngành này, người đi làm chuyển sang làm trái ngành. Điều này giấy lên một cảnh báo là người ta chỉ học vì thấy nó có triển vọng nhưng khi họ không có hứng thú thì việc thất nghiệp vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. 

Vì thế, hy vong với những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu về ngành từ đó đưa ra quyết định phù hợp trước khi theo học/chuyển ngành.

Ngoài ra, nếu bạn là người mới vào nghề, hoặc đang có ý định làm trái nghề thì các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế đó là con đường ngắn nhất. Một số trung tâm đào tạo uy tín như: VinaTrain Việt Nam, Tân Cảng, Thuận Phát, Vilas… có chương trình đào tạo rất sát với công việc này. Bạn tham khảo thử nhé. 

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập

Rate this post

Viết một bình luận