[LỜI GIẢI] Cho đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

– Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.

Phân tích đoạn thơ trên

Phân tích đoạn thơ trên

* Tái hiện hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng:

– Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre… gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi

+ Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng – là nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.

– Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những tháng ngày gắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắng cay và cùng chung hưởng ngọt bùi. Tác giả đã cụ thể hóa sự đồng cam cộng khổ ấy bằng hình ảnh “chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

– Nhớ người mẹ Việt Bắc:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Hình ảnh người mẹ hiện ra trong bối cảnh nắng cháy lưng, vẫn địu con lên rẫy làm việc, cần mẫn chăm chỉ bẻ từng bắp ngô… đã gợi ra sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của những bà mẹ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.

– Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan với những hình ảnh và âm thanh quen thuộc:

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

– Đoạn thơ dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc:

+ Đó là hình ảnh “lớp học i tờ” và hình ảnh “những giờ liên hoan” sáng đuốc khắp đồng khuya.

+ Đó là âm thanh “tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa” phản ánh cuộc sống yên ả, bình dị nơi núi rừng.

– Câu thơ “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” sử dụng nghệ thuật đối ý, đã nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng.

Nhận xét ý kiến của Xuân Diệu

Nhận xét ý kiến của Xuân Diệu

– Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên tuyền, cổ động. Chính vì thế, thơ chính trị thường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt.

– Ý kiến của Xuân Diệu: Tố Hữu đã “trữ tình hóa” thơ chính trị, để thơ chính trị thực sự là thơ, có sức rung cảm sâu xa. Đây là ý kiến đánh giá rất cao về thơ Tố Hữu.

=> Ý kiến của Xuân Diệu là hoàn toàn chính xác.

– Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ Tố Hữu là những vấn đề chính trị, hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng.

– Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Tố Hữu đã đưa thơ trữ tình chính trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu đã được thực sự chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của tình thương mến.

– Đoạn thơ trích trong tác phẩm Việt Bắc là thơ chính trị: đề cập đến sự kiện lịch sử là cuộc chia tay giữa những người kháng chiến với nhân dân Việt Bắc tháng 10 năm 1954, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng, Bác Hồ, căn cứ địa cách mạng, nhân dân….

– Nhưng đoạn thơ đó cũng rất đỗi trữ tình:

+ Tố Hữu mượn hình thức chuyển tải trữ tình của ca dao: thể thơ lục bát tạo nhịp điệu uyển chuyển và cặp từ xưng hô “ta – mình” – hình thức đối đáp quen thuộc ca dao.

+ Tình cảm giữa người đi và người ở lại được tái hiện thông qua những khung cảnh thanh bình, thơ mộng của Việt Bắc.

+ Giọng điệu tâm tình ngọt ngào.

+ Hình ảnh thơ chân thực, giản dị và gần gũi.

Tổng kết

Rate this post

Viết một bình luận