Lá bạch đàn chữa bệnh gì? Bài thuốc hay từ lá bạch đàn – doisongbiz.com

Bạch đàn là loại cây lấy gỗ được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Thế nhưng bạn nghĩ lá bạch đàn có thể làm gì? Dùng làm lán lợp, làm phân bón, hay chỉ để vứt đi? Tưởng chừng như loại lá chẳng mấy giá trị này lại là một vị thuốc rất tốt dùng để chữa nhiều bệnh. Cụ thể lá bạch đàn có thể chữa bệnh gì? Sử dụng như thế nào? Dùng lá bạch đàn tươi hay khô thì tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công dụng của chúng dưới bài viết này nhé!

Đặc điểm của lá bạch đàn

Hình ảnh lá bạch đàn

Lá bạch đàn là một bộ phận của loài cây cùng tên. Bạch đàn thuộc loại cây gỗ, thân to, cao. Mỗi cây bạch đàn trưởng thành có thể cao hơn 10m, một người ôm không xuể. Vỏ cây trắng bạc, mềm, một đặc điểm thú vị của bạch đàn chính là chúng thay vỏ. Khi lớp vỏ ngoài khô sẽ tự nứt ra, rụng xuống để lộ lớp vỏ non trắng sáng. Mỗi cây bạch đàn thường phân thành nhiều nhánh lớn, rồi từ nhánh lớn lại phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá bạch đàn thuôn dài như hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, mọc luân phiên trên cành. Khi dùng tay vò nhẹ, lá sẽ tỏa ra mùi thơm nhẹ, dịu. Từ các kẽ lá, những bông hoa trắng, nhị vàng nở xòe ra. Quả bạch đàn hình chén, có cuống ngắn, thường là món đồ chơi yêu thích của trẻ con. Khi còn non có màu xanh tươi, ngả sang nâu khi về già.

Bạch đàn là giống cây dễ sống, trồng được ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau. Có thể là đất cát, đất thịt, những nơi khô cằn sỏi đá chúng cũng có thể phát triển. Vậy nên đây là loài thực vật được trồng nhiều không chỉ để lấy gỗ mà còn giúp ngăn ngừa xói mòn đất, chắn gió, chắn bão… Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bạch đàn, theo thống kê phải hơn 700 loại. Ở nước ta, cây phân bố khắp nơi, đặc biệt là ở các cánh rừng, vùng núi. ven biển.

Lá bạch đàn được sử dụng ở dạng tươi nhiều hơn là dạng khô. Vừa dùng để ứng dụng trong các bài thuốc vừa dùng để luyện tinh dầu. Tương tự tinh dầu tràm, một loại cây họ với chúng.

Tác dụng của lá bạch đàn

Không ai có thể ngờ rằng lá bạch đàn có thể chữa bệnh, thế nhưng đó lại là sự thật. Đây là thảo dược lành tính, an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu mà lá bạch đàn đem tới cho sức khỏe con người.

Lá bạch đàn trị phong tê thấp

Nếu đang bị các cơn đau do phong tê thấp gây ra cho hệ thống xương khớp của mình thì bạn nên sử dụng lá bạch đàn để cải thiện. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã công nhận rằng các thành phần có trong lá bạch đàn giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu viêm. Vậy nên chúng sẽ xoa dịu các cơn đau do phong tê thấp gây ra. Quá trình di chuyển, vận động của bạn sẽ không còn bị trở ngại.

Lá bạch đàn giúp trị hôi nách

Người bị hôi nách thường có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Chúng còn gây ra những vết ố vàng cho chiếc những chiếc áo trắng. Tuyến mồ hôi, bã nhờn khiến vùng nách có mùi nồng, hôi, khó chịu khi ngửi. Nhiều người lựa chọn giải pháp bằng cách sử dụng phấn, lăn ngăn mùi. Tuy nhiên chúng chỉ phát huy tác dụng trong vài giờ đồng hồ. Ngược lại với thời tiết quá nóng bức, lượng mồ hôi lớn, vùng nách bí khiến cả mùi hôi nách lẫn với mùi sản phẩm khiến tình trạng tệ hại hơn. Sử dụng dược liệu tự nhiên như lá bạch đàn sẽ giúp bạn giảm lượng mồ hôi, ngăn mùi nhờ các túi tiết dầu trong nó. Sau khi dùng thảo dược bạn sẽ lấy lại được sự tự tin, thoải mái.

Lá bạch đàn điều trị ghẻ lở, ngứa ngáy, mụn nhọt

Ghẻ lở, mụn nhọt thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, một số người lớn cũng có thể có. Chúng vừa gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu mà còn tạo mủ. Lớp mủ này thường bị vỡ, loét gây ra các mùi hôi rất khó chịu. Vị đắng có trong bạch đàn cùng túi tiết dầu sẽ là các chiến binh tiêu diệt ghẻ một cách nhanh chóng. Hơn nữa, mùi thơm tinh dầu bạch đàn sẽ lấn át mùi hôi của mủ gây ra, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Sau khi dùng dược liệu, vết thương nhanh khô, liền da và giảm bớt thâm, sẹo rất hiệu quả.

Lá bạch đàn giúp trị ho

Lá bạch đàn thường được luyện thành tinh dầu, hoạt chất này có khả năng trị ho, kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Vậy nên chúng được đông đảo người dùng lựa chọn. Đặc biệt là các bà mẹ xem chúng như vũ khí đắc lực cho bé con của mình.

Ngoài những tác dụng điển hình trên, lá bạch đàn còn là vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh. Lá bạch đàn giúp trị sốt rét, á sừng, tê bì chân tay, giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Một số bài thuốc từ lá bạch đàn

Như đã đề cập ở trên, lá bạch đàn chủ yếu được dùng ở dạng tươi, lúc này các hoạt chất, tinh dầu dồi dào, có giá trị hơn khi khô. Dưới đây là một số bài thuốc từ chúng.

Bài thuốc trị tê bì, đau nhức xương

Hết sức đơn giản, bạn chỉ cần dùng 5 lá bạch đàn tươi. Hơ nhẹ trên ngọn lửa cho nóng, mềm hơn thì đắp lên vùng bị đau, thực hiện liên tục như vậy từ 2 đến 3 lần.

Một cách thiết thực và hiệu quả hơn là bạn dùng tinh dầu được chiết xuất từ lá bạch đàn. Lấy một lượng vừa đủ, cho vào lòng bàn tay, thoa đều lên vị trí xương 

khớp bị nhức, vừng bị tê. Massage nhẹ nhàng vòng xoắn ốc để tinh dầu thấm sâu, hiệu quả điều trị tốt hơn.

Xem thêm: Rượu hạt gấc chữa bệnh gì? Cách ngâm đạt hiệu quả cao

Bài thuốc trị hôi nách

Dùng khoảng 20g lá bạch đàn, đem rửa sạch. Sau đó giã nhỏ chúng và chà lên vùng nách. Trước khi cho dược liệu lên nách bạn cần làm sạch chúng, nên dùng sau khi tắm sẽ thuận tiện hơn. Rửa sạch lại với nước và dùng khăn khô thấm nhẹ. Tuyệt đối không kỳ cọ quá kỹ sau khi dùng thuốc cũng như lau quá mạnh khiến trôi hết tinh chất của bạch đàn.

Bài thuốc trị ghẻ lở, rôm sảy, mụn nhọt

Đây là bài thuốc được ứng dụng rộng rãi trong dân gian, kết quả đem lại vô cùng tích cực. Thế nên cho đến nay đây vẫn là bài thuốc được đông đảo người áp dụng.

Sử dụng 250g lá bạch đàn tươi, rửa sạch. Vò nhẹ lá rồi đem đun sôi cùng nước. Nấu sôi khoảng 15 phút cho lượng tinh dầu hòa đều trong nước. Pha thêm nước lạnh làm ấm rồi tắm. Tinh dầu có trong lá bạch đàn sẽ giúp sát trùng, tiêu viêm, ngăn ngừa bệnh ngoài da.

Một số lưu ý khi sử dụng lá bạch đàn

  • Có thể bạn không biết, nhưng trong lá bạch đàn có một lượng nhỏ độc tính, vậy nên chúng chỉ là sản phẩm giúp điều trị ngoài da, tuyệt đối không dùng để uống

  • Nên dùng các lá bạch đàn già tươi, loại bỏ lá non

  • Làn da của trẻ nhỏ còn yếu, khá mẫn cảm. Vậy trên trước khi dùng cho bé bạn cần thoa đều lên tay mình sau đó mới thoa cho chúng

  • Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với tinh dầu bạch đàn, vậy nên bạn cần thoa một vùng nhỏ trước để xem trẻ có bị kích ứng không. Nếu không thì mới áp dụng cho những vừng rộng hơn. Nếu thấy có vấn đề mẩn đỏ, trẻ bị ngứa thì cần ngưng sử dụng

  • Không sử dụng lá bạch đàn quá nhiều, nên dùng với lượng vừa phải

Một loại lá quen thuộc, tưởng chừng vô năng như bạch đàn lại mang trong mình nhiều khả năng đặc biệt. Chúng có mọi nơi, dễ kiếm, rẻ tiền, các bài thuốc lại vô cùng đơn giản. Vậy nên bàn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp bạn bỏ túi những thông tin hay về lá bạch đàn!

Rate this post

Viết một bình luận