Lá đắng Tây Bắc là cây cơm kìa hay lá kìa đắng, một loại rau rừng đặc sản của miền núi phía Tây Bắc nước ta. Đây là một loại thảo dược nhiều giá trị, với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Để hiểu hơn về lá đắng Tây Bắc, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Lá đắng Tây Bắc là lá gì?
- Lá đắng Tây Bắc hay còn gọi là lá cây cơm kìa hay lá kìa đắng, một loại rau rừng đặc sản của miền núi phía Tây Bắc nước ta.
Thân lá đắng
- Là dạng cây thân thảo sống lâu năm, mọc thấp dưới mặt đất – cây thường chỉ cao khoảng 30cm, mọc dưới những tán cây, lùm cây ven đồi.
Lá đắng
- Lá cây cơm kìa là dạng cây lá kép hình lông chim với những cặp lá mọc so le nhau trên cuống lá. Mỗi lá kép là một cặp gồm 7 lá mọc so le nhau. Cuống lá vuốt nhọn, mép lá có nhiều răng cưa lớn hiện rõ, gân lá nổi rõ trên cả mặt trên và mặt dưới.
Rễ lá đắng
- Dạng rễ chùm.
Xem ngay: Sting bao nhiêu calo? Uống Sting có béo không?
Không phải chỉ là một loại lá thuốc, cơm kìa là một loại rau ăn với vị đắng ngon rất đặc trưng, đồng bào vùng núi Tây Bắc thường hái lấy lá của cây này nấu cùng với các loại canh để lấy vị đắng – như: Canh loóng (canh nõn cây chuối), nậm pịa, canh cải, canh xương, canh tiết…. tất cả các loại canh bạn đều có thể bỏ thêm lá kìa đắng để nấu cùng.
Bạn biết đấy, đây là một loại rau làm thuốc với rất nhiều những công dụng có lợi cho sức khỏe, xin điểm lại những công dụng chính của loại lá này cho bạn:
-
Tăng cường tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn
-
Tốt cho sinh lý nam và nữ giới
-
Lợi mật, mát gan
-
Giá độc bia rượu, giảm say
-
Tăng cường sức khỏe
-
Hạ đường huyết…
Cách làm lá đắng Tây Bắc [Khô]
Bước 1: Hái lá và cả thân tươi trong rừng.
Bước 2: Phơi lá đắng trong khoảng thời gian vừa đủ để tạo ra những sản phẩm phù hợp khi sử dụng. Nên phơi những lúc nắng vừa phải để tạo ra lá vừa đẹp và có mùi thơm đặc trưng giống vị thuốc Bắc. Trung bình thì cứ 7kg lá tươi sẽ tạo ra được 1kg lá đắng khô.
Bước 3: Hoàn thành và đóng gói.
Công dụng của lá đắng Tây bắc
Lá đắng Tây Bắc được xem là dược liệu quý hiếm trong Đông Y. Tuy nhiên đây là mọc hoang khá dễ tìm và rất dễ để nhận dạng. Cây được sử dụng để uống điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, rất hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều người còn tin rằng, uống lá đắng Tây Bắc còn chữa được nhiều bệnh khác như: bệnh gan, sỏi mật, đau lưng, thấp khớp, tiêu mỡ, chữa viêm đại tràng… Bên cạnh đó, có thể dùng để giải rượu sau khi say. Dùng lâu dài có thể phòng ngừa bị béo phì và nguy cơ bệnh gút… rất tốt cho sức khỏe.
Lá đắng Tây Bắc mọc ở đâu?
Cây có mọc ở hầu hết các vùng đồi núi nước ta. Nhiều nhất ở những khu vực ven suối nơi có đất ẩm thường có nhiều cây cơm kìa mọc. Loài cây này thường có nhiều nhất ở các tỉnh như Yên Bái, Cao Bằng.
Cách dùng lá đắng Tây Bắc làm thuốc
Loại lá này sử dụng rất tiết kiệm, 1kg lá khô bạn có thể sử dụng để nấu được khoảng 600 lần, bởi mỗi lần nấu canh bạn chỉ cần bỏ vào khoảng 3 ~ 4 lá, rất tiết kiệm phải không nào ?
Cách dùng lá đắng làm thuốc
Lấy khoảng 3 đến 4 lá đắng rửa sạch, khi nấu canh hoặc nấu xương, nước canh sôi ta thái nhỏ lá đắng, bỏ vào nồi canh, đảo đều, chờ nước canh sôi bùng lên, canh đủ chín là dùng được.
Mùi vị thuốc lá đắng
Canh không mùi nhưng có vị đắng ngon, ăn rất thích đặc biệt là với các món như canh xương, canh tiết, canh rau củ quả, nậm pịa. Nếu ăn canh khi nóng sẽ bớt đắng hơn là khi canh nguội. Canh nguội vị đắng nhiều hơn.
3 cách sử dụng lá đắng chuẩn
Lá đắng Tây Bắc nấu canh
Canh lá đắng được coi món đặc sản của người Tây Bắc. Các loại thực phẩm thường được dùng nấu canh này như thịt nạc vai, thịt ba chỉ, thịt gà, cá đồng, lòng mề gà. Người ta băm nhuyễn thực phẩm, trộn cùng gia vị hành, xả, mắm tôm, tiêu, ớt mẻ để chừng 15 phút cho ngấm. Phi hành xào thơm rồi mới cho thêm một bát nước, đun nhỏ lửa chừng 5 phút rồi mới bỏ lá đắng vào, đun tiếp một lát mới bắc ra, ăn nóng.
Lá đắng dùng hãm nước uống hàng ngày
Trà lá đắng rất phù hợp với người tiểu đường, cao huyết áp, người thừa cân, mỡ máu, đường ruột yếu tiêu hóa kém, chức năng dạ dày không tốt. Lá đắng tươi hay khô đều dùng được để hãm nước uống, nhưng hương vị của lá khô sẽ ngon hơn.
Xem thêm: Dầu oliu bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng của dầu oliu
Lá đắng khô tán thành bột mịn viên cùng mật ong
Cây lá đắng đúng như tên gọi của nó, có vị khá đắng. Lúc mới ăn chưa quen vị đắng của nó quả là một thách thức, nhưng đã ăn rồi thì lại nhớ mãi. Dùng xong lại thấy vị ngọt nơi cổ họng (trước đắng sau ngọt). Nên cách viên bột cùng mật ong này phù hợp với người không dùng được vị đắng nhưng có nhu cầu sử dụng đều đặn, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn đạt được.
Lá đắng có thể sử dụng tươi hoặc khô đều tốt. Lá tươi hái về được phơi khô trong bóng râm là tốt nhất. Khi lá đã khô người ta bọc vào túi ni lon để dùng dần. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một chút bởi lá tươi khá mỏng nên khi đã khô rất nhẹ. Một bữa canh lá đắng đủ có 6 người ăn chỉ cần một nắm nhỏ lá khô ước chừng 30g, nếu dùng pha trà người ta chỉ nên dùng 1 nhúm nhỏ là đủ.
Lá đắng Tây Bắc có dùng được cho bà bầu không?
Câu trả lời của Phạm Vũ Dương Sơn là “CÓ“. Tuy nhiên, trong thời kỳ đang mang thai nên sử dụng “vừa phải” để bé và mẹ có thể hấp thu tốt nhất nhé!
Trong lá đắng còn có alkaloids, tanin, glycoside, terpene, steroid, axit phenolic, lignan, xanthone, sesquiterpene, vitamin A, C, K, E, B1, B2…Lá đắng bổ sung năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho bạn trong thai kỳ. Ngoài ra, lá này cũng ngăn ngừa ốm nghén và các chứng ho, cảm ở bà bầu.
Lá đắng Tây Bắc cũng nổi tiếng trong việc có ích cho sức khỏe của người dùng. Đặc biệt là đối với người đang chữa viêm phổi, xuất huyết dạ dày, cao huyết áp…Ngoài ra, đây được xem là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Do đó, nếu đang muốn biết bà bầu nên ăn gì trong thai kỳ. Bạn có thể ăn lá đắng để giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa được tình trạng ốm nghén, ho, cảm…
Song đúng như tên gọi, khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận lá đắng rất đắng, có thể gây tê cả đầu lưỡi. Tuy nhiên, vị đắng sẽ nhanh hết ở cổ họng và để lại vị chát, ngọt. Những ai “chịu” được vị đắng này mới thấy thích lá đắng.
Lá đắng Tây Bắc có giá bao nhiêu?
Chính vì loại cây này mọc ở Tây Bắc nên khi nhập về TP.HCM sẽ có mức giá cũng khá cao: 289.000 (VND)/1Kg. Đối với Quý khách hàng muốn mua 500Gram thì chỉ có giá: 159.000 (VND)/500Gram lá khô.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể biết được Lá đắng Tây Bắc là loại lá gì? Và những món ăn phù hợp nhất khi sử dụng lá đắng nhé!
Mua lá đắng Tây Bắc
Thảo mộc
Lá đắng Tây Bắc (Lá cơm kìa) [Khô]
159.000₫ – 289.000₫
Lựa chọn các tùy chọn
Bài viết mới