Lá sung tật (lá sung vú) tuy xấu xí nhưng lại là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh cực hay

1. Tìm hiểu về lá sung

Sung là loại cây thuộc họ Dâu tằm, cây gỗ trung bình, không có rễ phụ. Lá sung có hình trái xoan, ngọn giáo, thon hẹp tù ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, có lông nhung trên cả 2 mặt lá khi còn non.

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-sung-it-nguoi-biet-voh-1

Lá sung tật chữa được nhiều bệnh (Nguồn: Internet)

Điểm đặc biệt của lá sung là thường có u nhỏ trên lá, người ta còn gọi đó là vú sung. Sở dĩ lá sung có những u nhỏ là do một loài sâu thuộc nhóm P.syllidae sống ký sinh làm cho mặt lá đang phẳng và nhẵn, bỗng trở nên sần sùi, nổi lên những cục hoặc mụn nhỏ. Người ta còn gọi những lá đó là lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc,…

Tuy sần sùi, xấu xí nhưng tác dụng lá sung rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt nó còn là dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh rất hay.

2. Lá sung có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng lá sung trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe:

2.1 Thuốc lợi sữa

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-sung-it-nguoi-biet-voh-2

Lá sung giúp các mẹ có nhiều sữa hơn (Nguồn: Internet)

Lá sung tật là thành phần trong phương thuốc lợi sữa, rất tốt cho những bà bầu sau sinh đẻ có ít sữa.

Để có nhiều sữa cho con bú, các mẹ bầu có thể dùng 100g lá sung tật, 1 cái giò heo, 50g quả mít non, 50g quả đu đủ non, 10g lõi thông thảo, 5g hạt muồng để sống, 100g gạo nếp. Đem tất cả thái nhỏ, hầm nhừ thành cháo, chia thành 1 – 2 lần ăn trong ngày. Dùng từ 3 – 5 ngày sẽ có nhiều sữa.

2.2 Thuốc bổ dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ

Bài thuốc này gồm có các nguyên liệu sau:

  • 200g lá sung tật.
  • Củ mài, hạt sen, đẳng sâm, thục địa, hà thủ ô, tảo nhân, ngải cứu mỗi vị 100g.

Các thực hiện:

  • Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột.
  • Củ mài sao vàng, tán bột.
  • Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn.
  • Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc.
  • Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột.
  • Tảo nhân sao đen, tán bột.
  • Hạt sen, đẳng sâm sấy khô, tán bột.

Tất cả trộn đều, thêm mật hoàn viên, sấy khô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 6 – 12g.

2.3 Chữa nổi cục đỏ ở lưng, ngực có đau và sốt

Dùng 40g lá sung vú, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất mỗi vị 20g. Tất cả đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2.4 Chữa nổi cục sưng đỏ trên mặt

Dùng lá sung tật nấu nước uống, xông rửa mặt hàng ngày. (Hải Thượng Lãn Ông ghi trong Bách gia trân tàng)

2.5 Chữa gan nóng, vàng da

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-sung-it-nguoi-biet-voh-2

Lá sung chữa vàng da (Nguồn: Internet)

Dùng 30g lá sung vú, 30g nhân trần, 20g kê huyết đằng, 50g rau má, 20g sâm đại hành. Sắc uống trong ngày thay nước chè.

2.6 Chữa sốt, cúm đau nhức

Dùng 16g lá sung vú, 16g lá chanh, 16g nghệ, 6g tỏi. Sắc lấy nước uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, lau sạch người sẽ khỏi sốt, cúm.

2.7 Chữa bị thương, bong gân, sai khớp

Dùng lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm một ít rượu và đắp vào chỗ đau.

2.8 Chữa tưa lưỡi

kham-pha-10-tac-dung-cua-la-sung-it-nguoi-biet-voh-4

Lá sung giúp chữa bệnh tưa lưỡi (Nguồn: Internet)

Dùng lá sung vú phối hợp với lá mít (lượng bằng nhau), phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi lên lưỡi ngày 3 lần.

2.9 Chữa bỏng

Lá sung vú sao vàng, tán bột, trộn đều với mỡ chó (liều lượng bằng nhau), bôi nhiều lần trong ngày.

2.10 Điều kinh cho phụ nữ

Dùng 60g lá sung tật, 30g măng sậy hoặc búp sậy, 20g ngải cứu, 5g phèn chua phi và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa khuấy đều rồi vắt lấy nước. Uống nước này vào thời gian gần đến ngày hành kinh thì sẽ hành kinh tốt.

Lưu ý: Để an toàn hơn cho sức khỏe, trước khi áp dụng các bài thuốc trên để chữa bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thầy thuốc có chuyên môn sâu.

Rate this post

Viết một bình luận