Lá tre có tác dụng gì?

Cây tre rất quen thuộc với người Việt Nam từ xa xưa, gần như toàn bộ tre đều có thể sử dụng như thân tre, măng tre và cả lá tre. Nhiều người chỉ biết thân và măng tre mà không biết lá tre có tác dụng gì.

Đối với người châu Á, tre là loại cây phổ biến hầu hết ở các nước nhiệt đới. Từ lâu, thân tre chủ yếu được biết đến để làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm nhà cửa, vũ khí … Vì được biết đến như một loại cây đa chức năng, nhiều người xưa cũng đã phát hiện ra rằng tre có công dụng tuyệt vời đối với một số bệnh. Họ thậm chí còn dùng măng tre để nấu ăn. 

Không chỉ thân tre hay măng tre được sử dụng mà lá tre cũng có những công dụng tốt.

Đặc điểm của lá tre

Lá tre có tác dụng gì? - 1

Lá tre có tác dụng gì? - 2

Lá tre có thể sử dụng làm thuốc. (Ảnh minh họa)

Lá tre thuộc họ cỏ, lớp thực vật một lá mầm. Lá tre có thể sử dụng làm thuốc nhưng là những lá tre chưa mở hết phiến lá, có màu xanh mởn. Lá tre có thể dùng tươi hoặc khô với tên gọi trúc diệp. Lá tre ở dạng búp hoặc đọt gọi là trúc diệp quyển tâm.

Thành phần hóa học của lá tre

Lá tre rất giàu silica flavonoid, axit amin và phenolic, có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, các đặc tính của nó làm cho nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các mục đích thủ công mỹ nghệ và trang trí.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trung bình, mô lá tre chứa 12,92% protein và proline tương đối cao (7. 98%). Lá tre cũng chứa hàm lượng tương đối cao các nguyên tố khoáng đa lượng kali (12,17mg/g) và canxi (5,37mg/g), nồng độ cao của các nguyên tố vi khoáng mangan (388,76μg/g) và sắt (123,19μg/g), và nồng độ thấp của bo (7,8μg/g) và kẽm (28,56μg/g). 

Lá tre có tác dụng gì?

Lá tre hay trúc diệp hơi cay, vị ngọt nhạt, tính lành. Lá tre có nhiều tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Ngoài ra lá tre có thể sử dụng làm tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo.

Tác dụng của lá tre với sức khỏe

Lá tre có tác dụng gì? - 3

Lá tre có nhiều tác dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ tre: 

– Chữa đái dắt, đái bị buốt: Lấy trúc diệp quyển tâm và rau má, mỗi thứ 20g, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, bổ sung thêm nước, gạn lấy nước uống.

– Chữa tăng huyết áp: Chuẩn bị 10 g trúc diệp quyển tâm, 10g lá diễn, 20g lá dâu và 20g hoa cúc vàng. Lấy tất cả những thứ này sắc uống trong ngày.

– Chữa kiết lỵ: Chuẩn bị 4g trúc diệp quyển tâm, 10 g chè tươi, 2g hạt cau già. Tất cả sao vàng sau đó cho thêm 200ml nước, đun chỉ còn 50ml nước, uống trong ngày.

– Chữa cảm sốt, miệng khô, khát: Chuẩn bị 30g trúc diệp, 12g thạch cao, 7g gạo tẻ, 8g mạch môn, 4g bán hạ, 2g cam thảo và 2g đảng sâm. Tất cả những thứ này sắc với 400ml nước, chỉ còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.

– Chữa viêm phế quản cấp: Chuẩn bị 12g trúc diệp, 16h thạch cao, 12g mạch môn, 12g tang bạch bì, 12g sa sâm, thiên môn 12g, 12g hoài sơn và 8g lá hẹ. Lấy tất cả sắc uống trong ngày.

– Chữa mất tiếng, viêm thanh quản: Chuẩn bị 12g trúc diệp, 12g trúc như, 12g tang bạch bì, 10g thổ bối mẫu, 8g thanh bì, 8g cát cánh, 6g nam tính chế và 4g gừng. Sắc tất cả uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm bàng quang cấp tính: Chuẩn bị 16g trúc diệp 16g, 12g sinh địa, 12g mộc thông, 12g hoàng cầm, 6g cam thảo, 6g đăng tâm. Lất tất cả sắc uống trong ngày.

– Chữa sởi đang mọc: Chuẩn bị 20g trúc diệp, 16g sài đất, 12g sắn dây và 12g cam thảo đất. Lấy tất cả sắc uống trong ngày.

– Chữa thủy đậu: Chuẩn bị 8g trúc diệp, 8g liên kiều, 4g cát cánh, 4g đạm đậu sị, 2g bạc hà, 2g sơn chi, 2g cam thảo và hành tằm 2 củ. Lấy tất cả sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm loét miệng: Chuẩn bị 16g trúc diệp, 20g thạch cao, 16g sinh địa, 16g chút chít, 16g cam thảo nam, 12g huyền sâm, 12g ngọc trúc, 12g mộc thông. Lấy tất cả sắc uống trong ngày.

Tác dụng của lá tre với làm đẹp

Lá tre có tác dụng gì? - 4

Lá tre cũng có thể dùng trong làm đẹp. (Ảnh minh họa)

– Đắp mặt nạ dưỡng da: Mặt nạ tre còn khá mới trên thị trường, nhưng nó đang bắt đầu thu hút được sự quan tâm của riêng mình. Những chiếc mặt nạ này được chiết xuất từ ​​lá tre giàu silica. Điều này giúp nuôi dưỡng da mặt mà không làm bít lỗ chân lông.

– Dầu trẻ: Dầu tre được làm từ măng và lá. Chúng được nghiền nát, và tinh chất được thu thập để truyền với dầu hướng dương và các loại dầu vận chuyển khác. Đó là một cách tuyệt vời để sử dụng silica trong các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Bạn có thể thoa dầu tre lên da và tóc như một chế độ dưỡng và chăm sóc da hữu cơ. Bạn cũng có thể trộn nó với các loại dầu yêu thích của bạn.

Không giống như các loại dầu khác, những loại dầu làm từ tre nhẹ và không có cảm giác nhờn. Nó giàu cả silica và chất chống oxy hóa, chưa kể đến việc chứa nhiều khoáng chất. Đó là một trong những cách sử dụng toàn diện nhất của lá tre mà bạn có thể thử.

Nguồn tham khảo:

Lá tre, vị thuốc – Sức khỏe đời sống – Xuất bản ngày 19/02/2019

Top 15 Uses of Bamboo Leaves You Didn’t Know About – Topbamboo – Xuất bản ngày 18/2/2020

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/la-tre-co-tac-dung-gi-d273910.htmlNguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/la-tre-co-tac-dung-gi-d273910.html

Theo MINH MINH (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Rate this post

Viết một bình luận