Làm gì khi bị nấc cụt do mắc COVID-19?

Làm gì khi bị nấc cụt do mắc COVID-19? - Ảnh 1.

Y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế điều trị bệnh nhân tai Trung tâm hồi sức tích cực thuộc bệnh viện dã chiến số 14 vào tháng 8-2021 – Ảnh: TỰ TRUNG

Em Trần Minh H., 19 tuổi, nhà ở xã Tân Long, TP Mỹ Tho, đã chích ngừa 2 mũi, bị mắc bệnh COVID-19. Khởi đầu H. bị sốt, ho, đau nhức mình mẩy, không khó thở, không tụt oxy máu, sau đó bị nấc cụt liên tục, khi nào ngủ được thì bớt hơn chút xíu. 

Tất cả các phương pháp trị nấc cụt không dùng thuốc như uống nước, thở sâu, ngậm đá… H. đều thử làm mà không hết, H. rất lo lắng. 

Bác sĩ trấn an: “Nấc cụt là một trong những triệu chứng hiếm gặp của bệnh COVID, nhưng không phải là dấu hiệu bệnh nặng, cháu an tâm ráng ăn uống nhiều, tập hít thở sâu, ngủ đủ giấc, khoảng hai ba ngày thì tự khỏi”.

Về chuyên môn, nấc cụt là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Các nhà khoa học nghiên cứu về chứng nấc cụt khi mắc SARS-CoV-2 cho thấy có ba nguyên nhân chính gây nên nấc cụt.

Thứ nhất, virus corona tác động đến khu thần kinh trên não phụ trách kiểm soát hô hấp, kích thích mạng lưới thần kinh này dẫn đến chứng nấc cụt.

Thứ hai, khi virus gây viêm phổi sẽ kích thích dây thần kinh cơ hoành và nhánh thần kinh màng ngoài tim, màng phổi tác động lên cơ hoành gây chứng nấc cụt.

Thứ ba, do ảnh hưởng của thuốc điều trị COVID. Các thuốc corticoid, remdesivir, favipiravir có thể gây nên chứng nấc cụt, trong đó favipiravir gặp dưới 0,1% trường hợp.

Tỉ lệ chứng nấc cụt gặp khoảng 11% người mắc COVID-19, hầu hết là nam giới, xuất hiện trung bình 2 tới 5 ngày sau khi mắc bệnh. Mặc dù cơ chế chính xác của nấc cụt ở bệnh nhân mắc COVID vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng nấc cụt là kết quả của sự kích thích hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi của cung phản xạ nấc cụt liên quan tới virus corona.

Phòng ngừa nấc cụt khi mắc COVID-19, bà con phải giữ bình tĩnh, không sợ hãi, hoảng loạn khi có kết quả dương tính, vì quá sợ hãi sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thần kinh và hệ miễn dịch. 

Không tự ý dùng thuốc nếu không được cán bộ y tế hướng dẫn. Nên ăn đủ chất, nhất là thực phẩm chứa nhiều chất khoáng vi lượng vì nếu chất khoáng vi lượng giảm sẽ gây chứng nấc cụt, bao gồm calci, magne, kali, kẽm… có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây.

Phòng viêm đa hệ thống ở trẻ sau khi mắc COVID-19 Phòng viêm đa hệ thống ở trẻ sau khi mắc COVID-19

TTO – Hơn 17.000 trẻ em đã nhiễm COVID-19 trong đợt dịch thứ 4, dù tỉ lệ phục hồi rất nhanh nhưng nhiều trẻ vẫn gặp phải các di chứng kéo dài. Cần lưu tâm chăm sóc hậu COVID-19, phòng tránh hội chứng viêm đa hệ thống.

Rate this post

Viết một bình luận