Làm gì khi học sinh không nghe lời?

Ngày đăng: 08-08-2019 | Lượt xem: 5732

Các thầy/ cô giáo cần làm gì khi học sinh không nghe lời? Việc học sinh không nghe lời cũng mang lại nhiều rắc rối cho thầy cô và vô hình chung lại kìm hãm những bước phát triển nên có từ chính trẻ. Thầy cô là người có những tác động và ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của trẻ. Dạy dỗ học trò không phải là điều đơn giản. Muốn có được những bài học, những tinh thần học tập hiệu quả và tích cực, thầy cô giáo phải mang đến hình ảnh tốt, được học sinh yêu thích, quý mến và nghe lời. Dạy học chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhất là khi các thầy cô gặp phải những cô cậu học trò bướng bỉnh, không nghe lời, điều cần thiết là phải có cách giải quyết vấn đề riêng biệt và thấu tình đạt lý.

lam-gi-khi-hoc-sinh-khong-nghe-loi

Tạo hình ảnh đẹp giúp thầy/ cô có được tiếng nói với học sinh hơn. Ảnh: internet

Làm gì, làm thế nào khi học sinh không nghe lời?

Để học sinh nghe lời, trước hết phải tạo được hình ảnh đẹp. Thầy cô là hình mẫu giáo dục và hình mẫu ấy có tác động trực tiếp đến tâm lý cũng như việc tiếp thu tri thức, lĩnh hội tri thức của trẻ. Những điều cần làm để học sinh nghe lời đơn giản là người giáo viên mang lại hình ảnh gần gũi, thân thiện, tình cảm và đặc biệt tâm lý thì học sinh sẽ thích, sẽ ngưỡng mộ, thậm chí lấy đó làm hình mẫu cho mình phát triển, tự khắc học sinh sẽ nghe lời và học ngoan.

Nhiều học sinh nhận thấy những điều bất cập từ thầy cô, có thái độ cảm quan không thích hay không phục một giáo viên nào đó và từ đó cho rằng không có lý do gì mà mình phải nghe lời một người không tốt, nhất là khi người đó lại là giáo viên, nhà giáo. Không chỉ từ chuyên môn với những bài giảng hữu ích, có chiều sâu, tính thiết thực cao, bài giảng gây sự hứng thú lớn, hình ảnh người thầy tốt còn cần được xây dựng từ tính cách tốt cùng ngoại hình mang thiện cảm với học sinh, học trò nào cũng thích thầy cô ăn mặc trẻ trung, năng động nhưng vẫn đủ tiết chế, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục. Học trò nào cũng thích thầy cô hiền, tâm lý, chiều học sinh, cho học sinh những không gian và cơ hội tự do phát triển.

Học sinh không nghe lời, đừng vội quy chụp vấn đề, hãy cho trẻ có cơ hội bày tỏ

Làm gì khi học sinh không nghe lời của thầy/ cô? Khi học sinh không nghe lời cách tốt nhất là bài trừ bạo lực, hãy dùng tâm lý, tình cảm và những hành động đẹp để giúp học trò nhận ra vấn đề một cách tế nhị mà không kém phần thấm thía.

Học sinh không nghe lời có thể là sự bướng bỉnh từ tính cách của trẻ hoặc cũng có thể là trẻ đang muốn thể hiện quan điểm cá nhân, có ý kiến, có chính kiến muốn được thể hiện. Chính vì vậy, giáo viên nên có cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không nên vội quy chụp kết luận là trẻ bướng bỉnh, không ngoan, phải có biện pháp cứng rắn, nghiêm khắc để xử lý….mà cần lắng nghe trẻ, quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ nhiều hơn. Biết đâu giáo viên sẽ là người khai thác được mặt tích cực nào đó từ học sinh của mình.

Học sinh bướng bỉnh không nghe lời cũng là dấu hiệu xuất phát từ tâm sinh lý của trẻ không được ổn định, cảm thấy bất cần, không sợ sệt trước mọi thứ, muốn phản kháng lại tất cả. Những trẻ trong trường hợp này lại càng cần sự quan tâm, sát sao nhiều hơn từ giáo viên.

Học sinh không nghe lời có rất nhiều trường hợp, và trường hợp khả thi nhất có thể đưa ra trong trường hợp này là những tình huống nhộn nhạo, mất trật tự trong giờ. Người thầy người cô không nên quá gay gắt với các em hay đưa ra những hình phạt, hãy phân tích nhẹ nhàng cho các em biết cái hại khi các em nói chuyện riêng trong giờ, ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng cả đến việc tiếp thu kiến thức bài vở của các em. Đồng thời động viên các em, tạo không gian ngoài giờ học cho các em có những cơ hội thể hiện mình.

Những phát ngôn của thầy cô với học trò cần phải cẩn trọng, phù hợp với lứa tuổi và đối tượng học trò. Khi học sinh không nghe lời, có những lời nói không hay, bậy bạ hoặc có khi xúc phạm người khác, việc cần làm là không nên có sự “đối đáp” gay gắt mà phải biết lựa lời mà nói, giáo viên tránh tuyệt đối những lời xúc phạm hay miệt thị, không nên có tư tưởng học sinh dùng ngôn ngữ chợ búa thì cũng đối đáp lại những lời nói cũng tục tĩu không kém. Với tư cách “vai trên”, có thể nói thắng các em, người giáo viên sẽ khiến các em thấy mình bị tổn thương nặng nề.

Kể cả khi sự tranh luận về vấn đề học tập hay đời sống của thầy trò lên cao trào căng thẳng, cảm thấy học sinh lắng nghe thì cần làm gì khi học sinh không nghe lời trong trường hợp này đó là hãy đừng nạt nộ, hãy kiềm chế và bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu vấn đề. Người thầy nên hiểu rằng, học sinh không chỉ thụ động học, thụ động nghe giảng mà có quyền phản biện, đóng góp ý kiến cho bài giảng.

Khi học sinh bướng bỉnh với thái độ và ý kiến của mình, đừng vội phán xét, cứ lắng nghe hết những gì học sinh muốn truyền tải, lắng nghe để thấu hiểu, rồi cùng học sinh phân tích ra điều đúng sai của bản chất vấn đề, cùng các em nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và nêu cao tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hướng đến những điều tích cực nhất, môi trường giáo dục đáng học nhất.

Làm nghề giáo không phải là chuyện giản đơn và làm gì khi học sinh không nghe lời cũng vậy. Áp lực nghề nghiệp là rất lớn từ những kỳ vọng của xã hội, yêu cầu năng lực chuyên môn, tính cầu toàn và cả những vấn đề phát sinh với học sinh. Ngoài việc nỗ lực vì sự phát triển chung của học sinh. Các thầy cô còn phải đối mặt với những học sinh không chịu nghe lời, nhất thiết cần có những phương pháp dạy dỗ và kèm cặp riêng với những đối tượng học sinh đó.

CTV Myteacher

Rate this post

Viết một bình luận