Làm gì khi mắc lỗi trong công việc?

Trong công việc dù cho bạn có là người thành thạo và tràn trề kinh nghiệm thì vẫn có thể mắc lỗi. Tuy nhiên điều quan trọng nằm ở cách mà bạn xử lý lỗi và vấn đề xảy ra. Điều này sẽ cho thấy bạn là người chuyên nghiệp như thế nào trong công việc. Trước khi biết cần phải làm gì khi mắc lỗi trong công việc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có những sai lầm và kiểu mắc lỗi nào trước nhé!

Làm gì khi mắc lỗi trong công việc?
Làm gì khi mắc lỗi trong công việc?

Có những kiểu mắc lỗi nào?

Kiểu mắc lỗi sẽ được xác định dựa trên mức độ phức tạp và ảnh hưởng của lỗi đó đối với công việc chung của công ty và cách xử lý lỗi đó.

Các lỗi liên quan đến thương tích và thiệt hại tức thời. Ví dụ: Đó là lỗi quên tắt thiết bị khi ra khỏi chỗ sản xuất trong một dây chuyền có thể khiến người khác bị thương thì có thể khắc phục tức thời là chạy tới và tắt thiết bị!

Nhưng trên thực tế trong công việc văn phòng và dự án có quy mô với mỗi người nắm giữ một nhiệm vụ khác nhau, chúng ta có thể gặp rất nhiều lỗi phức tạp khác cần có một quy trình xử lý bài bản để khắc phục nhanh chóng và giảm thiểu thiệt hại

Những lỗi đó có thể là bạn lỡ gửi nhầm email cho khách hàng không nên gửi. Gắn sai tiêu đề vào một nội dung quảng cáo,… Nói chung đó là tất cả những lỗi không liên quan đến thương tích hoặc thiệt hại ngay lập tức mà cần phải xem xét đến lần thứ hai và cân nhắc cẩn thận.

Khi lỗi xảy ra bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Một khi bạn nhận ra mình đã mắc lỗi trong công việc, cơ thể của bạn sẽ lâm vào trạng thái tiêu cực và hoang mang. Adrenaline tăng lên khiến bạn căng thẳng hơn bao giờ hết

Bạn sẽ trở nên bối rối trước việc nên lướt qua hay đối mặt với lỗi đó như thế nào. Dù lựa chọn là gì nếu không bình tĩnh sẽ đưa bạn đến một sai lầm tồi tệ hơn!

Đầu tiên hãy kéo suy nghĩ của bản thân vào cách khắc phục lỗi đó. Điều này trước hết sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực và giúp bạn nhanh chóng đối mặt với vấn đề

Cụ thể các bước trong quá trình đối mặt với khi mắc lỗi như thế nào chúng ta cùng xem phần tiếp theo!

Bạn cảm thấy hoang mang khi mắc lỗi trong công việc
Bạn cảm thấy hoang mang khi mắc lỗi trong công việc

7 bước cần làm khi bạn mắc lỗi trong công việc

Bất kể lỗi của bạn lớn hay nhỏ, bạn sẽ phải khắc phục tình hình theo một cách nào đó. 7 bước sau đây có thể giúp bạn khắc phục lỗi công việc của mình.

1. Kiểm soát cảm xúc và tiếp tục. 

Ai cũng sẽ cảm thấy tồi tệ với lỗi mà mình gây ra. Nhưng có vượt qua được cảm xúc tiêu cực được hay không nằm ở việc bạn có chấp nhận những cảm xúc này hay không.

Bất kỳ ai cũng có thể phạm phải sai lầm ngay cả khi họ là người giỏi nhất nên việc bạn mắc lỗi cũng là một sự thật hoàn toàn có thể xảy ra. 

Bạn cần phải chấp nhận việc này để lấy lại sự bình tĩnh nhanh chóng thì mới có thể khắc phục lỗi tốt.

2. Đánh giá thiệt hại. 

Cho dù đó là một sai lầm tương đối nhỏ hay đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, bạn cần phải thừa nhận thực tế của tình huống. Cách này cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, nên hãy tiếp tục giữ bình tĩnh và chấp nhận bất cứ thiệt hại nào có thể xảy đến

Bạn cần xem xét ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm của bản thân, của team và hoạt động của cả công ty. Khi bạn biết điều gì đã xảy ra và điều gì có thể xảy ra, từ đó mới có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo!

3. Xin lỗi và chịu trách nhiệm. 

Không cần thiết phải xin lỗi rối rít nhưng thành thật về trách nhiệm của bạn trong lỗi sai và chịu trách nhiệm là được. Điều này quan trọng vì nó cho thấy bạn có thể là người bản lĩnh và chuyên nghiệp, nhưng còn một lý do khác quan trọng hơn.

Đó là khi bạn nhận trách nhiệm về điều gì đó, bạn đang cho phép mình sửa chữa nó. Nếu bạn sợ hãi và quy trách nhiệm về một bên khác, thì chính bạn đang tước đi quyền thay đổi và kiểm soát vấn đề. Điều này có thể áp dụng cho cả cuộc sống và đó là bài học quan trọng cho tuổi trưởng thành, sự chuyên nghiệp và bản lĩnh. 

Ngay cả khi điều gì đó không phải lỗi của bạn, bạn có thể thực hiện các bước để sửa chữa nó sau khi nhận trách nhiệm.

4. Đừng đổ lỗi, đừng chỉ trích

Đừng đổ lỗi và đừng chỉ trích khi xảy ra vấn đề
Đừng đổ lỗi và đừng chỉ trích khi xảy ra vấn đề

Hãy thể hiện sự chính trực của bạn trong tình huống này, ngay cả khi đó là lỗi của người khác hoặc ít nhất là một phần nào đó. Việc đổ lỗi là hoàn toàn thừa thãi trong quá trình sửa lỗi!

Đôi khi lỗi có thể tiềm ẩn từ các bên khác mà đến khi vào khâu của bạn làm thì nó mới bộc lộ vấn đề. Nếu cứ một mực phê bình và đỗ lỗi cho những bên đó thì chính bạn đang đánh mất thời gian quý báu cho việc tìm ra giải pháp để khắc phục lỗi sai. Hãy để dành việc này cuối cùng!

Hãy tập trung thực hiện vào những điều có thể cải thiện tình hình.  Điều này sẽ đưa bạn và cả team vào hướng đến cảm giác tích cực hơn!

5. Xác định nguyên nhân kết quả. 

Chìa khóa để tìm ra cách khắc phục hiệu quả sai lầm cho hiện tại và có giá trị về sau là tìm ra các yếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến sai lầm.

Nếu bước 3 bạn làm tốt thì có thể bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân với sự góp ý và hỗ trợ của những người xung quanh như cấp trên và đồng nghiệp của mình dù cho bạn là người chịu trách nhiệm chính việc khắc phục!

Pro tips:

Từ nguyên nhân gốc rễ bạn có thể nghĩ ra được giải pháp toàn diện và có giá trị áp dụng cho tương lai hơn là bắt tay ngay vào “chữa cháy”!

6. Ngăn chặn và đề phòng. 

Sau khi lỗi được khắc phục thì làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa? Có những bước nào bạn có thể thực hiện để ngăn chặn, hoặc ít nhất là hạn chế khả năng xảy ra lỗi?

Tìm cách trả lời câu hỏi này cang chi tiết càng tốt, nếu có thể thì truyền đạt lại với những người xung quanh để đó không chỉ trở thành bài học kinh nghiệm, nâng cao năng lực bản thân mà cũng là giá trị với cả tập thể trong công việc của họ!

7. Lấy lại tinh thần!

Tinh thần hết sức quan trọng đối với một người lao động. Trong những năm tháng bắt đầu sự nghiệp là lúc bạn có thể mắc lỗi nhiều nhất, nếu không biết cách lấy lại tinh thần thì rất có thể bạn sẽ lâm vào chán nản và cứ sau mỗi lần mắc lỗi sẽ bào mòn đi đam mê của bạn với công việc!

Nói thì luôn dễ hơn làm. Trên thực tế, bước này cần có một phần riêng. Vì vậy, dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần lạc quan và sảng khoái để tiếp tục các công việc khác!

Lấy lại tinh thần khi mắc lỗi trong công việc

Một trong những điều bạn lo lắng nhất khi mắc lỗi là hình ảnh của bản thân trong mắt của mọi người có thể bị ảnh hưởng. Nhưng trên thực tế thì không một ai nghĩ rằng bạn là người xấu khi thấy bạn mắc lỗi cả!

Nếu bạn là nhân viên mới mà mắc lỗi có thể sẽ khiến cho một vài người sẽ không mấy ấn tượng về bạn. Dù việc kiểm soát suy nghĩ của người khác là không thể nhưng của bạn thì hoàn toàn có thể! Nên hãy tập trung vào bản thân và tin tưởng rằng mình luôn có thể tiếp tục làm tốt! Mắc lỗi một lần không có nghĩa bạn là kẻ thất bại!

Chấp nhận nó

Ai cũng mắc sai lầm. Bạn không chìm sâu vào lỗi lầm của mình có thể là bước đầu tiên khiến người khác không cho rằng bạn không thể vực dậy. Điều quan trọng là trước tiên bạn cũng phải khoan dung với lỗi của người khác trước khi chấp nhận lỗi của mình. Rộng lượng và tích cực với người khác cũng là cách để tích cực với chính bạn khi mắc lỗi!

Làm cho giải pháp trở thành trọng tâm. 

Bỏ lại sai lầm phía sau nhưng giữ vững giải pháp. Nếu ai đó nêu ra sai lầm của bạn, hãy hướng họ đến sự thật rằng bạn cũng đã có cách giải quyết

Nhận phản hồi. 

Bạn đã mắc sai lầm, bạn đã tìm ra giải pháp, nhưng vẫn có khả năng bạn làm tốt hơn. Nếu ai đó đưa ra phản hồi, hãy lắng nghe họ và cẩn thận tham khảo với giải pháp của bạn. 

Đối với một số người thì việc lắng nghe người khác khi bản thân mắc lỗi khá khó khăn, nhưng đây có thể là một trong những khoảnh khắc học hỏi có thể thay đổi bạn trở nên tốt hơn.

Học được gì từ sai lầm

Một trong những cách tốt nhất để cứu vãn hình ảnh của bạn và cải thiện nó là cách mà bạn phát triển sau mỗi sai lầm. Thể hiện quyết tâm của bạn để không mắc phải sai lầm đó nữa và cho thấy bạn thậm chí còn giỏi hơn trước

Không mắc một lỗi quá 2 lần. 

Chắc chắn, điều này không cần phải nói, nhưng luôn giá trị. Có những người vì không can đảm đối diện với lỗi lầm mà e ngại việc tìm ra nguyên nhân, thế là cứ mắc một lỗi sai nhiều lần.

Cùng một sai lầm lặp đi lặp lại, chắc chắn sẽ gây ấn tượng xấu. Quan trọng hơn hết là khả năng làm việc của bạn sẽ bị dậm chân tại chỗ!

Hãy tích cực

Thái độ tiêu cực về sai lầm, về những gì mọi người nghĩ về bạn, hoặc về việc phải sửa chữa sai lầm sẽ kéo bạn xuống lối mòn suy nghĩ và giam cầm bạn mãi. Ngay cả khi ai đó coi bạn là người đã gây ra sai lầm to lớn đó, thì hãy cứ hướng về tương lai, không hoài nghi bản thân.

Tập trung vào các nhiệm vụ mới, đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nhất là sau khi bạn đã khắc phục một sự cố, sai lầm trong công việc, hãy cho bản thân một khoảng lặng để hướng đến các suy nghĩ lạc quan như “bản thân đã cố gắng khắc phục tốt”, “đây là bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều lần sau và các công việc khác nữa”.

Thậm chí những lỗi sai bạn từng mắc phải và cách mà bạn khắc phục sẽ trở thành chỉ dẫn cho những người khác trong công việc sau này của họ!

Kết luận

Mắc lỗi trong công việc là một cái gì đó có vẻ đáng sợ! Nhưng cũng là một cơ hội tốt để bạn nhìn nhận và học hỏi thêm được điều gì đó mới cho việc phát triển bản thân! Hi vọng rằng những hướng dẫn và lời khuyên trên đã tiếp thêm cho bạn dũng cảm để đối mặt với sai lầm, khắc phục kịp thời và giữ được niềm vui trong công việc! Chúc bạn thành công!
 

Rate this post

Viết một bình luận