“Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao? :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Tôi không nghĩ vậy. Vì thế , xin được trao đổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.

Dân giàu, nước mạnh

” là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc ta trong bối cảnh mới vì “

nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc”, vẫn đói nghèo “thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”

( Hồ Chí Minh) cho nên đó cũng là mục tiêu cao cả của thế hệ trẻ hiện nay. Thấy cho hết được cái nhục đói nghèo để

phấn đấu vươn lên làm cho dân giàu nước mạnh

, tránh cái hoạ tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới về kinh tế, về khoa học công nghệ và về nhiều mặt khác nữa là

sứ mạng cao cả của tuổi trẻ

. Lấy cái sứ mạng cao cả đó làm lý tưởng khác với việc lấy “làm giàu” cho bản thân mình làm lý tưởng.

Đã đến lúc phải chỉ ra sự khác nhau một trời một vực đó.

Lýtưởng

gắn liền với

ý nghĩa của cuộc sống

con người. Và con người khác con vật trước hết ở chỗ con người

có ý thức

, và ý thức đó giúp cho con người tìm ra và xác định ý nghĩa cuộc sống của mình. Đương nhiên, từng người có cách xác định khác nhautuỳ theo cách đi tìm những

giá trị

của cuộc sống không giống nhau.

Chính vì vậy mới cần đến một

định hướng giáo dục

giúp cho tuổi trẻ chủ động tìm đến những

giá trị cao đẹp

. Cho nên, vấn đề giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ cần phải thật

tường minh trong quan niệmvà trong ứng xử.

Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học(1988) định nghĩalý tưởnglà:”mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà ngườita phấn đấu để đạt tới”, còn trong Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh khi bàn sâu thêm về lý tưởng có giải thích : “đặt một cái mục đích rấtcao rồi nhằm đó mà hết sức làm cho đến để đạt cái ý nghĩa đời người”.Chính vì vậy, không thể xác định “làmgiàu cho bản thân” là lý tưởng của tuổi trẻ được. Vì điều ấy không thể là ” mục đích cao nhất và tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới , cũng không thể là “ý nghĩa đời người” được. Nếu lấychuyện “làm giàu”, chuyện “có thật nhiều tiền”làm “mục đích cuộc sống” và” ý nghĩa đời người” thì điều ấy sẽ dẫn đến thảm hoạ khó lường! Hàng ngày lật những trang báo cũng có cơ man là những ví dụ không là nỗi đau của riêng ai về sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Thật ra , những điều trên vốn là thườngthức trong nhân sinh, nhưng phải nói lại vào lúc này chính vì vấn đề “làm giàu” đã từng có một thời bị phê phán, bị miệt thị. Sự phê phán và miệt thị đó gắn liền với một

quan niệm nhân sinh có phần cực đoan

của chủ nghĩa duy ý chí quay lưng lại với hiện thực của cuộc sống hàng ngày cần phải được tôn trọng của những con người bình thường đang làm nên lịch sử. Những cực đoan ấy nhiều khi dẫn đến thái độ ứng xử thiếu khách quan với những nhu cầu và khát vọng riêng tư chính đáng “

rất trần thế

“, “

rất con người”

.Người ta sính nói đến cái cao cả, cái tuyệt vời mà lảng tránh nói đến cái thực dụng, cái nhỏ nhoi nhưng không thể thiếu của cuộc sống con người. Oái oăm thay,cái chủ nghĩa duy ý chí ấy laị dẫn đến một “

chủ nghĩa bình quân

” chia đều sự nghèo khổ”, làm tái sinh cái tâm lý “ghét giàu” của xãhội tiểu nông, tự cấp tự túc không tạo ra được thặng dư xã hội, lại được thăng hoa trong tư tưởng đạo đức học nho giáo về lý tưởng “

an bần lạc đạo

“.Chính chủ nghĩa bình quân và tâm lý cam chịu nghèo khổ này đã làm triệt tiêu động lực của phát triển.

Thế rồi khi sự miệt thị và sự phê phán đó được thay thế bằng sự trọng thị và cổ vũ trong quá trình đổi mới tư duy,trước hết là tư duy kinh tế thì lại có sự thiếu tường minh trong quan niệm vàứng xử với đồng tiền và sự giàu sang. Có sự khác nhau một trời một vực giữa sự cổ vũ cho sự phấn đấu vì sự nghiệp “

dân giàu nước mạnh

” với việc cổvũ cho việc kiếm tiền và làm giàu bằng mọi cách theo triết lý “

có tiền muatiên cũng được

“, đành rằng không nên đối lập giữa việc làm giàu cho bảnthân và làm giàu cho xã hội. Đúng là đã đến lúc phải đề cao ý chí vươn lênthoát nghèo cho bản thân và gia đình, mà để thoát nghèo thì phải có ý chí vươnlên làm giàu cho bản thân, cho gia đình và do đó góp phần làm giàu cho xã hội.Không phải hoàn toàn không có lý khi người ta cho rằng nghèo dễ dẫn đến hèn,song tuyệt đối hoá mệnh đề này không phải lúc nào cũng đúng.

Cần lưu ý rằng, động cơ không cam chịu đói nghèo, quyết vươn lên giàu có để

do đó mà có điều kiện làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, phong phú hơn, cao đẹp hơn

có khác với triết lý “

có tiền mua tiên cũng được

” dẫn đến khá tvọng kiếm tiền bằng mọi cách. Khát vọng đó dễ dàng biến phương tiện thành mụcđích. Ranh giới này rất mong manh, thậm chí, đôi lúc khó lượng hoá. Nhưng rõ ràng không thể không vạch ra sự khác nhau giữa biến việc giàu có là một trong những phương tiện để kiến tạo mộtcuộc sống có ý nghĩa trở thành cứu cánh của chính cuộc đời, xem đồng tiền là mục đích tối thượng,dẫn đến nhân cách, phẩm giá của con người đều bị chi phối bởi đồng tiền. Chính ở đây phải có sự rạch ròi giữa lý tưởng của cuộc sống, ý nghĩa đời người với phương tiện màcon người sử dụng để thực hiện nó. Không có sự tường minh trong định hướng dưluận xã hội trên lĩnh vực này, nhất là trong quá trình hình thành nhân cách củathiếu niên và thanh niên thì hậu qủa sẽ khó lường. Không thể để cho chủ nghĩathực dụng lấn át vẻ đẹp của lý tưởng vốn có sức động viên, hấp dẫn tuổi trẻ.Hành động thực tế trong hoạt động và ứng xử của con người khác rất xa với chủnghĩa thực dụng dễ làm lạc lối sự vươn lên của thanh niên..

Sự thiếu tường minh nói trên một khi trở thànhdư luận xã hội sẽ có tác động đến lối sống, chi phối sự hình thành phẩm chất vànhân cách của con người, nhất là trong lớp trẻ, sẽ dẫn đến sự xuống cấp về đạođức xã hội mà nhiều người đang lo ngại. Đấy là chưa nói đến chuyện triết lý”

có tiền mua tiên cũng được

“ấy đang biến thái một cách láo xược và nhầy nhụa kiểu “Năm Cam” : “

có những thứ tiền không mua được, nhưng nhiều tiền mãi lên sẽ mua được

“. Đáng tiếc là cái thứ triết lý đó đã phát huy được tác dụng, nó đã tóm gáy đượccả những vị “

quyền cao chức trọng

” hiện là bị cáo trước phiên toàđang diễn ra. Ấy vậy mà xét cho kỹ, thì thật ra cái giá được trả cho việc “

sẽ mua được

” ấy cũng chưa đến cái công đoạn “

nhiều tiền mãi lên

” Phải nói lên điều này vì tôi nhớ đến một khuyến cáo cuả C.Mác :”

cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy

“.

Rate this post

Viết một bình luận