Bạn có biết cá rồng Châu Á được xếp vào loại cá hàng đầu trong các loài cá cảnh. Mọi người say mê nó bởi vẻ đẹp của nó. Cá có một nét đẹp độc đáo, miệng rộng, vẩy sáng, hình dáng của chúng khiến chúng trở nên đặc biệt, chúng khiến con tim của bao nhiêu người say mê. Hôm nay mình xin chỉ cách làm sao để phân biệt các loại cá rồng dành cho những người yêu cá rồng.
Theo một truyền thuyết xưa thì hồ cá rồng là Phong và nước hồ là Thủy, cá rồng lại là biểu tượng Tài, do đó nếu chúng kết hợp với nhau thì thật là đại phúc. Chủ nhân của cá rồng ngoài việc thưởng thức cá còn xem cá rồng là biểu tượng cho sự phú quý giàu sang của mình, đây cũng là một nguyên do vì sao cá rồng lại được yêu thích. Cá rồng Châu Á người ta dựa vào màu sắc của cá mà chia thành 4 loại sau:
Kim long quá bối (Cross Back Golden)
Cá này có rất nhiều tên, nó còn có tên gọi là Bukit Merah Xanh, Lưỡi xương rồng Mãi Lai, Đài Bắc Thanh Hoàng Long, Vàng của Mã. Loài cá này khi trưởng thành sẽ có màu trong suốt ở lưng, tại sao loài cá này lại có nhiều tên như vậy đó là bởi vì nó có ở nhiều nơi ở vùng Malaysia và mỗi nơi người dân đều tự đặt cho chúng một cái tên.
Hiện nay do nguồn cung ứng thấp mà nhu cầu người muốn mua trên thị trường lại ngày một tăng cao cho nên loại cá này cũng được xếp vào loại cá rất đắt. Yếu tố khiến giá cả tăng cao ngoài sự hiếm hoi ra thì còn có tỷ lệ sinh sản của loài cá này khá thấp. Kim long quá bối được phân loại theo màu của vẩy cá như : nền xanh, nền vàng, nền tím, nền bạc, nền xanh lục. Sao với cá nền xanh và tím thì cá nền vàng di chuyển nhanh hơn.
Kim long quá bối sau khi trưởng thành sẽ có một màu sắc vẹn toàn, toàn thân chúng sẽ vàng ửng như một thỏi vàng và di chuyển trong hồ. Có lúc chúng sẽ quay mấy vòng để tạo phong thái làm vua của mình. Những loài cá khác đã không được hưởng màu vàng đặc biệt trời cho này.
Huyết long (Super Red)
Loài cá này có màu đỏ, được phát hiện ở địa phận Tây Kalimantan ở Indonesia. Ở sông Kapuas và hồ Sentarum thì cá rồng đỏ được tìm thấy đầu tiên. Cá rồng đỏ phổ biến nhất bởi chúng có màu sắc sặc sỡ đồng thời giá của chúng cũng khá là mềm, chúng có đặc điểm nổi bật là râu, vi, đuôi, miệng có màu đỏ từ nhỏ nên khiến những người chơi cá say mê.
Khi chúng lớn dần thì màu đỏ sẽ lan rộng ra khắp cơ thể của chúng và phủ kín tất cả khiến toàn thân chúng biến thành màu đỏ. Vì sự phổ biến và ưa chuộng của chúng mà có một thời gian cá rồng đỏ còn đắt hơn cả Kim long quá bối nhưng sau đó thì vì người dân thấy lợi sản xuất ồ ạt cho nên chúng bị mất giá.
Cá rồng đỏ cũng được chia thành 4 loại cá đó là : Đỏ ớt, Đỏ huyết, Đỏ cam, Đỏ vàng. Vào dạo này thì chúng được gọi chung là Huyết long hay cá rồng cấp 1. Cái tên Huyết long khi đưa ra cũng đã gặp phải những sự tranh cãi quyết liệt do Đỏ cam và Đỏ vàng không đúng nghĩa là đỏ. Tuy nhiên hiện nay thì các trại cá vẫn sử dụng cái tên Huyết long cho cá của mình.
Sở dĩ cá rồng đỏ có màu đỏ, một nguyên nhân khác đó là sự ép giống lộn xộn cho nên đã khiến cá phát sinh ra nhiều màu khác nhau. Có những con màu đỏ tươi, màu nền xậm hơn, có những con giống mình dày, miệng cong và sâu hơn. Cũng vì có sự khác biệt này mà người lái cá đã đặt tên cho 2 nhóm cá này là đỏ ớt và đỏ máu.
Kim long hồng vỹ (Scleropages aureus)
Chúng có ở vùng Pekanbaru, tỉnh Riau và khu bảo tồn Berbak, tỉnh Jambi. Loài cá này còn có một cái tên khác là ” kim long Indonesia”. Chúng tập trung nhiều ở đảo Sumatra trong các ao hồ dọc theo con sông Siak và sông Batanghari. Giống cá này có lưng và 1/3 vây lưng có màu sậm, vây đuôi và vây hậu môn thì có màu hanh đỏ hoặc nâu. Khi còn là cá bé thì chúng có màu hơi ửng vàng nhưng tới lúc lớn thì màu sắc chúng biến đổi thành vàng sậm.
Loài cá này cũng được chia thành nhiều loại dựa theo màu sắc trung tâm ở vảy giống với kim long quá bối là ” green-based”, “blue-based”, “gold-based”. vì màu sắc của loài cá này không sáng bằng kim long quá bối cho nên chúng được đánh giá thấp hơn, chúng chỉ phát triển màu sắc tới hàng vày thứ 4 là dừng. Nếu những con nào có chất lượng tốt thì có thể phát triển màu sắc tới hàng thứ 5 nhưng sẽ không vượt quá lưng, vây chúng có màu đỏ sậm. Kim long hồng vĩ có sức chịu đựng dẻo dai hơn kim long quá bối, chúng có đầu nhỏ, thân dài, và khá hung dữ vì vậy mà người ta không dám nuôi chung chúng lại với nhau. Kim long hồng vĩ có giá mềm hơn so với huyết long và kim long quá bối.
Thanh Long (Green Arowana)
Giống cá này thường sống tại các con sông ở Malaysia Indonisia, Thái Lan, Myanmar. Chúng dần trở nên được yêu thích, ưa chuộng hơn, do nhu cầu của người dân lớn, loại cá này lại mang đến lợi nhuận không ngờ cho nên có nhiều người đổ xô đi bắt loại cá này khiến chúng gần như lâm vào tuyệt chủng.
Một điều đáng buồn là bởi lòng tham, sự săn bắt quá nhiều của người dân mà Kim long quá bối và Huyết long đã biến mất ở thập niên 80, do đó cá rồng được cho vào danh sách bảo vệ những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của CITES, chúng còn được liệt kê vào động vật bảo vệ số 1. Như vậy thì những ai mà có hành vi săn bắt loài cá này trái phép sẽ bị truy tố, khởi kiện và phải đóng mức tiền phạt rất lớn. Hiện này thì nhiều quốc gia như Đài Loan và Mỹ đã ban hành lệnh cấm săn bắt và buôn bán cá rồng.
Mặc dù chính phủ và người dân đã và đang nỗ lực bảo vệ những loài cá rồng đang ngày một khan hiếm này tuy nhiên vẫn có những người vì tiền mà sẵn sàng làm tất cả.