Mỗi chúng ta không phải ai cũng có một giọng hát hay như ca sĩ, thế nhưng việc sở hữu một giọng hát hay là một lợi thế lớn cho bạn. Đặc biệt, một giọng hát tốt sẽ giúp bạn tự tin khẳng định mình, thoải mái thể hiện những giai điệu mà bạn yêu thích,… Nếu không may mắn sở hữu giọng hát trời phú vậy làm thế nào để có được giọng hát hay? Bạn nên và không nên làm gì khi hát. Hãy cùng Lạc Việt Audio tìm ra những bí quyết để có giọng hát hay nhé!
Luyện giọng để có giọng hát hay hơn
Thoạt nghe có vẻ khó khăn nhưng quá trình nào cũng sẽ đem lại kết quả xứng đáng nếu bạn thực sự nỗ lực chăm chỉ. Khi đặt ra câu hỏi lầm sao để có giọng hát hay, nên bắt đầu từ đâu thì bước đầu tiên chính là giải quyết vấn đề về cách luyện thanh để có giọng hát hay. Luyện giọng hát là bước cơ bản và cũng là bước khó khăn nhất quyết định đến giọng hát của bạn. Bỏ qua những yếu tố bẩm sinh thì bất kể ai muốn có giọng hát hay hơn thì đều phải tìm được cho mình phương pháp luyện tập đúng đắn. Hãy chú ý thực hiện theo những bước cơ bản sau:
Hiểu giọng hát của mình
Vấn đề đầu tiên là xuất phát từ trong chính mình, bạn phải hiểu mình có giọng nói hay giọng hát như thế nào? Khả năng của bản thân cho phép mình hát được những thể loại nhạc nào? Vậy làm sao để biết mình có giọng hát hay hay không? Hãy tập thử nhiều thể loại, lặng nghe và phát hiện ra giọng mình yếu hay khỏe, giọng trầm – trung – bổng (nhận biết âm vực), thế mạnh là gì? Từ đó bạn sẽ có những định hướng thật cụ thể cho việc rèn luyện và phát triển giọng hát của mình. Việc tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bạn sẽ tìm ra mấu chốt của vấn đề. Đừng cố bắt giọng hát mình phải thật dày và bay bổng trong khi bạn có cột hơi yếu và giọng mỏng. Hãy tìm ra điểm phù hợp của bản thân thay vì cố gắng theo đuổi giọng hát của một hình tượng nào đấy.
Làm sao để biết giọng hát của mình? Bạn có thể tham khảo từ ý kiến của người có chuyên môn hoặc tự mình tìm hiểu và đánh giá qua mỗi bài hát và cách hát. Đừng tùy tiện nghe lời đánh giá hay chê trách từ người khác bởi họ không có chuyên môn và cũng không thực sự hiểu về giọng hát của chính mình. Thậm chí bạn phải càng tự tin với những lợi thế về giọng hát mà mình đang có.
Xem thêm:
Tập tư thế đúng khi đang hát
Khi bắt đầu luyện tập, bạn có để ý tư thế hát của mình không? Hãy để ý khi hát Karaoke bạn cảm thấy đứng hát hay nằm, ngồi, bò… sẽ có giọng hát tốt hơn? Không phải cứ hát ở tư thế tùy ý thì giọng hát của bạn sẽ phát huy tối đa đâu nhé! Một sự thật ít ai biết đến đó là tư thế đứng khi hát sẽ giúp bạn phát huy được tốt nhất lợi thế giọng hát của mình. Tư thế đứng tốt nhất khi hát đó là hai vai duỗi thẳng, tránh có những tác động chèn ép lên lồng ngực.Trong khi hát có thể bạn sẽ có những động tác gập, xoay người, hay di chuyển. Nhưng điều đó là không quá quan trọng nếu bạn biết cách tạo động lực cho lồng ngực không bị ép chặt và duy trì cho cột hơi ở cổ đảm bảo thông thoáng.
Luyện tập điều chỉnh hơi thở để có giọng hát tốt
Đây là một trong những điều kiện quan trọng bấc nhất để quyết định bạn có hát tốt hay không. Bởi có một cột hơi tốt, biết cách xử lí hơi trong câu hát. Bạn sẽ làm chủ được sức mình, không bị mệt khi hát hoặc hiện tượng đang hát giữa chừng thì hết hơi. Vậy nên khi hát, tùy vào cách hát, độ dài và độ khó của câu hát mà lấy hơi cho vừa phải.
Nhưng trước đó bạn phải tập thở trước đã, một hơi thở phải được điều chỉnh phù hợp với từng ngữ âm cụ thế. Nên bạn sẽ phải tập thở thật đều đặn, sau đó làm quen dần với việc vừa phát âm thanh vừa điều tiết nhịp thở nhịp nhàng, biết điều hòa hơi thở cho phù hợp với nhịp điệu câu hát.
Có nhiều cách lấy hơi nhưng phổ biến và đơn giản nhất để hát đó là lấy hơi bằng bụng. Lấy hơi bằng bụng giúp bạn tiết kiệm năng lượng, tận dụng sự dẻo dai của cơ hoành để giảm gánh nặng lên lồng ngực khi hát. Bạn có thể tập hít thở bụng bằng cơ hoành bất cứ lúc nào kể cả khi bạn đang nằm, ngồi, đứng… Chỉ cận điều hòa chúng thật tốt mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều.
Một điều lưu ý khi lấy hơi mà bạn hát vào micro đó là tránh để âm thanh lấy hơi quá to. Khiến cho bài hát của bạn khi nghe rất nghiệp dư và người nghe cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn có thể khắc phục bằng cách để mic ra xa hơn một chút khi lấy hơi hoặc tự học cách lấy hơi nhẹ nhàng mà vừa đủ khi hát. Bạn cũng cần tránh việc lấy hơi quá nhiều làm căng phổi, tức ngực khiến bạn càng khó hát hơn đấy!
Trước khi hát, khởi động cơ miệng và cột hơi
Điều này giống như bạn khởi động thân thể trước khi chơi một trò thể thao. Việc hát cũng thế, bạn tập hát trước khi hát thật để cơ miệng và cột hơi có cơ hội thích ứng với sự rung chuyển, vận động. Nếu không may chúng bị bắt ép phải thực hiện những kỹ thuật khó mà chưa chuẩn bị trước thì nguy cơ hát sai, hát lệch tone là rất cao đấy nhé!
Hát khởi động không phải là bạn phải hát thật chuẩn không lệch một li nào. Bạn thậm chí hoàn toàn có thể hát sai, quan trọng là trong quá trình khởi động, bạn làm cho cổ họng rung ngân, cơ miệng được hoạt động. Làm sao để từng bộ phận, từng giác quan được báo hiệu là sắp đến lúc tập trung cao độ để hát. Bạn sẽ có một màn trình diễn trơn tru ấn tượng nếu mọi thứ được chuẩn bị trước một cách đầy tự tin và chủ động. Việc hát khởi động cũng như quá trình thăm dò. Bạn phải quét qua vùng âm thanh và cả âm thấp, lắng sâu hay vút cao,…là sao để sau đó lúc hát, tất cả các cơ quan đều chủ động linh hoạt và dẻo dai nhất.
Nhận biết các cao độ, kĩ thuật xử lí âm trong những bài hát
Đừng nhầm lẫn rằng đây là một nội dung khó và chỉ những ca sĩ chuyên nghiệp mới cần quan tâm đến. Thật ra những cao độ và kĩ thuật xử lí trong âm thanh đều có thế nhận biết và phân biệt bởi những người thông thường. Nhận biết được sự khác nhau trong cao độ âm thanh là bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong các nốt nhạc, từ đó nhận thức được bản thân phải điều chỉnh cho phù hợp khi hát. Rất nhiều người bỏ qua vấn đề này nên khi hát nghe rất ngang và những đoạn nhấn nhá cần có sự xử lí lại chẳng thấy đâu.
Xem thêm:
Nói tóm lại việc xử lí những âm sắc khó, điêu luyện mà chỉ trình nghệ sĩ mới là được thì phải cần rất nhiều thời gian mà thậm chí không phải ai nỗ lực cũng làm được. Nhưng phải chú ý và phân biệt được âm thanh cao độ như thế nào, có sự điều chỉnh hợp lí khi bạn xử lí bài hát thì giọng hát của bạn sẽ trở nên mềm mại và trơn tru hơn rất nhiều so với. Đừng nản chí khi gặp phải những đoạn khó hát nhé, phải chăng đó là vì bạn lựa chọn bài hát chưa phù hợp với mình thôi. Ngoài ra, nếu thực sự muốn giọng hát hay đến trình độ điêu luyện, đừng ngần ngại tìm cho mình môt lớp học luyện thanh nhé!
Duy trì luyện tập đều đặn để có giọng hát hay
Nếu chỉ chăm chú tập một vài giờ hoặc một vài ngày mà đã nghĩ mình đã có giọng hát tốt rồi thì thật sự rất hiếm. Quá trình luyện tập với đi kèm với sự gian khổ. Nếu chán nản nhụt chỉ muốn bỏ ngay từ những lần tập đầu tiên thì thật không may bạn không những không sở hữu một giọng hát hay mà còn khiến bạn mất thời gian và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tập không đúng cách.
Quá trình kiên trì giọng hát tốt thì đừng cố ép bản thân, đừng quá gồng mình khi hát. Nếu có những khó khăn khi luyện tập, ví dụ như một nốt cao bạn không thể đạt tới. Đừng bỏ tập, hãy rèn thật nhiều hoặc điều chỉnh giọng từ giọng thường thành giọng gió để cân được nốt nhạc ấy. Kiên trì không có nghĩa là cứ nỗ lực gào thét để đạt được nốt cao ấy. Ngược lại sẽ khiến bạn dễ lạc nhịp, hơi thở sẽ sớm bị hụt, sức hát sẽ hạn chế và khó giữ được nhịp điệu như lúc đầu.
Sự kiên trì là đến từ phía bạn, nhưng hãy là người kiên trì luyện tập đúng cách nhé!
Bí quyết để có giọng hát hay trong mọi tường hợp
Nhiều khi bạn sẽ rơi vào tinh trạng bị bắt ép hoặc không thể từ chối mà phải cất giọng hát của mình. Giả sử trong bữa tiệc liên hoan ở công ty, sếp và mọi người yêu cầu bạn hát một bài mà bạn không thể nào từ chối. Ở trong tình huống tiến thoái lưỡng nan ấy, bạn sẽ làm gì? Nếu không may có một giọng hát không hay thì thật mất mặt đúng không nào? Hãy chuẩn bị thật tốt để mọi điều ập đến bạn cũng có thể xoay sở kịp nhé
Chuẩn bị cho mình một bài tủ
Bạn chắc chắn phải tự có lấy cho mình một bài tủ, một bài hát để bạn có thể tự tin hát trước đám đông mà không sợ bị vỡ giọng hay quên lời. Đó là bài hát thật sự phù hợp với chất giọng, trong tầm kiểm soát của bạn và có thể khoe được chất giọng của mình thì càng tốt. Không ai bắt bạn phải có một giọng hát thật điêu luyện cả, nhưng một bài hát có thể thể hiện được sở trường của bạn, có thể phô ra được lợi thế sẽ đem lại cho bạn rất nhiều sự tự tin. Nếu giọng hát của bạn cao và khỏe, hãy lựa chọn bài hát có khí thế cao trào, sôi nổi và sống động. Nếu bạn có giọng hát trong trẻo, đừng chọn bài hát phải quá gân guốc hùng hổ. Nếu không may có giọng hát yếu thì cũng đừng lo, bạn có thể tìm bài hát nhẹ nhàng hoặc tìm ai đó lên hát cùng để kéo cánh cho mình nhé!
Tìm cho mình một người bạn đồng hành và thức sự thoải mái tự tin khi hát
Hát hay hay hát dở không quan trọng nếu bạn có người bạn đứng kề có thể cân cho bạn những lúc khó khăn nhất của bài hát. Hoặc cũng có thể là cả hai sẽ cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau khi hát. Đừng ngần ngại nếu bạn không thể lên hát một mình. Ngoài ra việc hát cùng người khác sẽ giúp bạn gia tăng cảm giác tự tin, tăng sự hứng thú khi biểu diễn và bạn sẽ biểu diễn bài hát một cách hết mình. Khi đó dấu ấn trong lòng mọi người là sự tự tin, thoải mái và sự năng động của bạn trên sân khấu mà thôi
Làm sao để hát khi vỡ giọng
Trong trường hợp bất khả kháng, bạn đang hát rất phiêu thì bỗng nhiên vỡ giọng thì phản ứng đầu tiền trong hàng vạn suy nghĩ trong đầu đó là xấu hổ. Hãy quên ngay đi vì xấu hổ chỉ làm cho bạn bị “quê” thêm và mọi người sẽ chỉ nhớ đến khoảnh khắc “tắt điện” đó của bạn. Bạn hoàn toàn có thể cứu cánh lấy chính mình, hãy ngay lập tức chấn chỉnh lại cổ họng và điều chỉnh cột hơi thật thoải mái, không cần quá cố gắng hết sức. Nếu không thế lên được những nốt tiếp theo bạn có thể hạ tone xuống và hát trầm theo giai điệu nhạc (giống như hát bè) hoặc sử dụng giọng gió và đặt mic xa một chút để tạo hiệu ứng.
Những cách “hack” tình huống này đặt ra cho bạn trong trường hợp bất khả kháng. Vi vậy hãy thật tự tin và đừng bỏ lững giữa chừng. Đôi khi những khán giả sẽ vỗ tay động viên bạn, đừng quá bất an hay mỉm cười với họ quá lâu. Hãy lấy lại tinh thần và tập trung lại bài hát với tâm thế tự tin thoải mái nhất nhé!
Cách ăn uống để có giọng hát hay hơn
Ngoài việc chăm chỉ luyện tập với giọng hát của mình thì việc kết hợp với các chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn có được giọng hát tốt hơn đấy
Nên ăn gì để có giọng hát hay
Chế độ ăn thực sự rất quan trong, đặc biệt biết kết hợp thực phẩm sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, giữ được cơ họng và âm thanh tốt. Những thực phẩm bạn nên ăn để có được giọng hát hay được các chuyên gia khuyến nghị như: lòng trắng trứng, quả trám trắng, rau quả chứa nhiều vitamin, quả sung, mật ong, giá là từ các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen lên men,… ngoài ra bạn cũng nên bố sung cho mình nước ép dứa, trà xanh… nó đều là những thực phẩm dinh dưỡng đặc biết tốt cho sức khỏe và cổ họng của bạn
Hãy nghiên cứu thật kĩ thành phần dinh dưỡng cũng như thời gian và cách kết hợp các loại thực phẩm trước khi ăn để đạt kết quả tốt nhất. Thường thì nên ăn trước khi hát từ 1-2h, cơ thể bạn sẽ đạt trạng thái tốt nhất sau ăn, dĩ nhiên việc hát cũng rở nên dễ dàng và trơn tru hơn
Những món ăn tuyệt đối tránh khi hát
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bỏ túi những món ăn tuyệt đối phải tránh trước khi hát:
- Không nên ăn các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo như bơ, sữa, phô mai. Đây đều là những thức phẩm làm gai tăng dịch tiết chất nhày, đờm ở cổ họng khiến cốt hơi không còn thông thoáng để hát.
- Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, chứa nhiều cafein khiến cố họng bị tổn thương quá mức.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích và chứa thành phần cafein. Bởi chúng khiến não bộ của bạn không hoạt động minh mẫn, sáng tạo.
- Hạn chế uống đồ uống có gas, ăn quá nhiều gây trào ngược dạ dày, ợ hơi cay nóng, chướng bụng,… làm quá trình hát của bạn khó khăn rất nhiều lần.
Uống nước gì để tốt cho giọng hát
Nước uống góp phần quan trọng giúp thanh mát cổ họng và bổ sung năng lượng cho cơ thế. Vì vậy nghiên cứu thật kĩ nhưng loại thức uống sau có thể giúp bạn rất nhiều trong việc giữ gìn cổ họng và đảm bảo âm thanh được phát ra không bị khàn đặc.
MẬT ONG
Mật ong nổi tiếng là loại thức uống dinh dưỡng và thanh mát cho cổ họng. Được bào chế trong các bài thuốc gia truyền về chữa ho. Đặc biệt giúp cổ họng êm dịu, sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm họng rất tốt. Mật ong chứa thành phần đường, vitamin, khoáng chất giúp chưa lành các vết thương ở khoang họng. Rất thích hợp cho người bị ho, tổn thương vòm họng do luyện thanh nhiều.
NƯỚC GIÁ
Nước giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế… đã được úng dựng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Bởi nó phù hợp để thay thế cho các loại thức uống thực phẩm chức năng cho nguời bị ho khan, đờm, rát họng. Đối với những người luyện giọng không thể tránh khỏi những tổn thương thì đây được coi là một bài thuốc nhẹ nhàng, khoan thai, rẻ, bổ và có công dụng rất tốt.
TRÀ CAM THẢO
Sử dụng trà thảo mộc là cực kì tốt cho sức khỏe. Không chỉ thanh lọc cơ thể, trà thảo mộc còn giúp điều hòa các vị. Giúp phục hồi cổ họng, thanh mát và làm sạch cổ họng một cách tự nhiên. Với vị ngọt dễ uống và tính lành tính tự nhiên, trà thảo mộc đang được tin dùng rộng rãi và góp mặt trong nhiều phương thuốc y học cổ truyền của dân tộc.Ngoài ra trà cam thảo còn giúp giải tỏa căng thẳng stress, điều hòa giấc ngủ.
Bên cạnh giúp cổ họng phục hồi, giọng trong, thanh hơn thì trà cam thảo còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, stress giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên không được lạm dụng quá nhiều cam thảo để sử dụng thay nước uống, nước trà hằng ngày.
NƯỚC CHANH TƯƠI
Một cốc chanh tươi pha với muối là một phương pháp thần kì đối với người phải luyện giọng, tập hát thường xuyên. Để giữ được cổ họng khỏe mạnh và giọng hát tốt thì bạn nên dùng nước chanh tươi pha ít đường và thêm một chút muối. Nước chanh muối ngoài công dụng thanh nhiệt, giải khát còn có công dụng hữu hiệu đó là tiêu đờm sát trùng, thanh nhiệt và tăng sức đề kháng. Uống nước chanh muối thường xuyên sẽ có giọng hát hay hơn. Với chanh nhiều vitamin C giúp bù nhiệt, bù khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều bởi vị chua của chanh mang nhiều axit và vị muối của biển dễ khiến cổ họng bạn gặp phải tổn thương nếu quá lượng.
NƯỚC LỌC
Nước lọc là thứ nước uống tốt nhất mà không gì có thể thay thế được với cổ họng của bạn. Sau những lúc tập kuyeenj vất vả hay khát nước thì nước lọc luôn là sự lựa chọn an toàn và ưu tiên hàng đầu. Bởi sự lành tính, lượng khoáng chất tự nhiên mà nước sử dụng được ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên với nức uống, không nên sử dụng bừa bãi mà phả biết uống đúng cách, uống đủ lượng nước, có chừng mực và phân chia lượng nước uốn cho hợp lí.
TRÀ BẠC HÀ
Công dụng của lá bạc hà được biết đến là giúp long đờm, thơm mát, trị đau họng, giảm ho. Đối với giọng hát sẽ là thức uống rất tốt, có công dụng thấy rõ. Bạn sẽ thưởng thức một vị trà ấm nóng với cảm giác dây thanh được thanh mát, sạch đờm và thông thoáng.
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến giọng hát
Đôi khi do đặc thù công việc hoặc những thói quen sinh hoạt hằng ngày sai cách khiến giọng hát của bạn trở nên ngày một tồi tệ hơn. Đa phần những nguyên nhân sau đều gây ra tổn thương thanh quản, dây rung dẫn đến tổn thương giọng hát. Hãy tìm hiều những thói quen sinh hoạt sau và có những biện pháp kịp thời điều chỉnh để có giọng hát khỏe mạnh và hay hơn nhé
Nói hoặc vận động cơ họng quá nhiều
Đây có thể là đặc thù và công việc của nhiều người như giáo viên, giảng viên, MC dẫn chương trình, hướng dẫn viên, tiếp tân, ca sĩ… Đặc điểm chính của những công việc này là phải sử dụng giọng nói rất nhiều. Việc vận động nhiều cơ họng dễ dẫn đếm viêm dây thanh quan, tổn thương lớn có thể gây khản cổ, ho đờm, gây mất giọng nói, mất đi giọng nói trong trẻo. Vì vậy chúng ta phải đảm bảo luôn giữ sức khỏe tốt cho bản thân, đặc biệt là cổ họng. Thường xuyên sử dụng thực phẩm và thuốc uống hỗ trợ, tranh để tổn thương lâu ngày gây mất tiếng
La lối, hét lớn
Bạn không nên la lối, hét lớn quá nhiều, đặc biệt là trong thời gian dài. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến độ rung của dây thanh quản. Ngay cả với những người đã quen với việc phải hô to hét lơn như chỉ huy quân đội, ca sĩ nhạc rock,… họ cũng cần phải có những biện pháp bảo vệ giọng hát, bảo vệ giọng nói thật tốt. Vì vậy hãy lưu ý và tránh việc hét lớn gây tổn thương cuống họng nhé
Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích gây ra tổn thương
Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích luôn gây ra những diễn biến xấu cho sức khỏe. Nhất là với vòm họng, chúng gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào và cơ quan nơi vòm họng hoặc các vấn đề khác về răng miệng. Thậm chí có thể gây ung thư vòm họng đe dọa đến sức khỏe của bạn. Vì vậy cách để có giọng hát tốt đó là bạn không nên sử dụng chất kích thích, lạm dụng thuốc lá rượu bia nhiều. Đó cúng là phương pháp tốt để bảo vệ sức khỏe toàn diện, tránh ảnh hưởng đến quá trình luyện giọng của bạn.
Ngủ há miệng ảnh hưởng đến việc luyện giọng hát hay của bạn
Nhiều người có thói quen há miệng khi ngủ, đây thực sự là một thói quen không tốt gây hại cho sức khỏe. Ngủ há miệng tức là bạn cho không khí đi vào khoang miệng xuống vòm họng và thanh quản. Không khí không đi qua mũi mà qua miệng vào phổi là hết sức nguy hiểm bởi các bụi bẩn vi khuẩn sẽ không được mũi cản trở mà trực tiếp đi vào cơ thể. Điều này dễ gây ra các triệu chúng như khô họng, nuốt đau, rát họng, đờm,… bởi các vi khuẩn đã xâm nhập và gây ra các triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Giọng nói và giọng hát của bán vì thế cũng bị ảnh hưởng xấu theo. Vì thế, hãy luyện dần cho mình thói quen đi ngủ khép miệng nhé!
Không giữ đủ ấm cho cổ họng của bạn
Nhiều người chủ quan không biết cách phòng trống nên để cơ thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp. Dĩ nhiên là nếu đường hô hấp không hoạt động tốt thì bạn sẽ không thể có giọng hát trong trẻo và hay vào thời điểm đó được. Chúng ta nên chú ý giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là cổ và ngực bằng những thói quen sau:
- Bịt khẩu trang, đeo khăn quàng cổ khi thời tiết trở lạnh.
- Nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng và cũng không quá lạnh. Nhiệt độ khuyến nghị là 22 độ đến 26 độ.
- Không ăn, uống quá nhiều đồ lạnh như kem, nước giải khát có đá.
- Không nên nằm trực tiếp đối diện mặt với quạt quá lâu.
- Uống trà ấm cho cổ họng được lưu thông, nhẹ nhàng và ấm áp.
Trên đây là những phương pháp và bí quyết để bạn có thẻ giữ gìn, phát triển để có một giọng hát hay hơn. Đừng nản lòng bởi đây đều là những cách làm đơn giản dễ thực hiện và không tốn kém chi phí. Mỗi chúng ta đều có thể cố gắng rèn luyện từng ngày. Hãy đặt nó làm mục tiêu phấn đấu nhỏ để có được những thảnh quả lớn. Ngoài việc trau dồi cho giọng hát, giọng nói nó còn hữu ích cho việc bạn rèn luyện sức khỏe, học hỏi và phát triển bản thân thêm kiên trì, nhẫn nại và sự tự tin bản lĩnh. Hi vọng với những chia sẻ tâm huyết của Lạc Việt Audio, bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức kĩ năng và những trải nghiệm âm nhạc đang nhớ trong cuộc sống muôn màu của mình!