Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do một loại virus mang tên Varicella zoster virus gây ra. Bệnh gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 2-8 tuổi (Xem chi tiết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ). Thủy đậu thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, độ ẩm cao.
Thủy đậu được đánh giá là một bệnh lành tính, tuy nhiên quá trình nhiễm bệnh cho tới khi hồi phục thường kéo dài từ 10-20 ngày. Vì thế, người mắc thủy đậu phải trải qua một thời gian dài cách ly, cơ thể mệt mỏi, uể oải và đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do các mụn thủy đậu gây ra.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu? Khi nào thì người bệnh bị ngứa?
Bệnh thủy đậu trải qua các giai đoạn và biểu hiện triệu chứng sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu bắt đầu bằng thời gian ủ bệnh khoảng 5-10 ngày, người bệnh thường sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải, chán ăn…,một số trường hợp có thể kéo dài đến 20 ngày mới bắt đầu biểu hiện ra.
- Giai đoạn khởi phát: Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện nốt ban nhỏ, có màu đỏ xuất hiện và lan dần ra khắp cơ thể từ thân lên cổ, tới mặt, các chi…và ngay lúc này, người bệnh đã có cảm giác râm ran ngứa.
- Giai đoạn toàn phát: Ban đỏ phát triển thành các mụn nước trong 1-2 ngày, các nốt mụn này hình bầu dục, kích thước 1-3mm, viền mụn đỏ tấy, trong mụn chứa dịch trong. Mụn thủy đậu có thể xuất hiện ở cả da đầu, trong khoang miệng, vòm họng, thậm chí bộ phận sinh dục, vì thế, người bệnh sẽ thấy rất ngứa ngáy, khó chịu.
- Giai đoạn hồi phục: Trong vòng 5-7 ngày, dịch mụn dần đặc và có màu trắng đục, sau đó tự vỡ ra và dần đóng vảy.
Mặc dù rất ngứa nhưng người bệnh tuyệt đối không được gãi, gây vỡ các bọng nước sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm, nhẹ thì để lại sẹo lâu dài hoặc nặng hơn có thể bị viêm mô áp xe, nhiễm trùng huyết..
Bị thủy đậu sau bao lâu hết ngứa?
Theo tiến trình thông thường của bệnh thủy đậu, triệu chứng ngứa xuất hiện ngay từ khi khởi phát bệnh, biểu hiện qua các nốt ban, tới khi nổi mụn “rạ”. Ngứa là không thể tránh khỏi do thủy đậu là bệnh Virus gây các tổn thương bề mặt da dạng các ổ viêm. Tình trạng này còn kéo dài trong vòng 5-10 ngày.
Trong thời kỳ hồi phục, khi mụn không mọc thêm nữa, các nốt mụn đã đóng vảy và bong ra hết, lúc này vùng da đang tái tạo da non cũng gây ngứa. Tuy nhiên, bệnh nhân cố gắng không gãi, tránh làm tổn thương da và để lại sẹo thâm.
Làm thế nào để giảm ngứa khi bị thủy đậu?
Dùng thuốc giảm ngứa
Sử dụng kem bôi trị ngứa Calamine.
Kem dưỡng da điều trị ngứa phổ biến Calamine có thành phần oxit sắt kết hợp với kẽm sẽ làm dịu, giảm độ ẩm da khiến vùng mụn nhanh chóng khô lại, rất hiệu quả cho việc điều trị kích ứng da, ngứa da do thủy đậu gây ra.
Cách sử dụng: Dùng tay sạch hoặc tăm bông bôi một lượng nhỏ kem Calamine lên vùng da bị ngứa. Tránh bôi lên vùng da gần mắt,miệng và âm đạo. Khi bôi xong cần rửa sạch tay với nước, trừ trường hợp điều trị vùng da ở tay.
Kem trị ngứa Calamine được khuyến cáo nên dùng cho người lớn. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc, nếu lỡ để thuốc dính vào mắt, miệng hay âm đạo, cần rửa sạch thật kỹ với nước và tới bệnh viện khám ngay nếu thấy các triệu chứng sưng, phù, khó thở, nổ mề đay…
Sử dụng các loại thuốc kháng histamine
Histamine là một protein làm gia tăng tình trạng ngứa da, kích ứng da. Nhóm thuốc kháng histamine giúp kìm hãm hoạt động và ngăn cản sự tăng tiết Histamine. Vì thế thuốc sẽ giúp giảm ngứa tức thời, giảm ngứa toàn thân rất hiệu quả.
Thuốc kháng histamine dùng theo chỉ định của bác sĩ, có thể dùng thuốc dạng uống hoặc thuốc bôi chứa thành phần kháng histamine.
Các loại thuốc kháng histamine phổ biến hiện nay gồm: Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin), Fexoterfenadine, Cetirizine (Zyrtec).
Thuốc kháng Histamine có tác dụng giảm ngứa rất nhanh, tuy nhiên một số trường hợp dùng thuốc có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ:
Đây là một loại thuốc giảm ngứa bằng cơ chế ức chế thần kinh trung ương, nên có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, mờ mắt, mệt mỏi, nặng hơn có thể bị nôn mửa,tụt huyết áp…
Các biện pháp giảm ngứa tức thời
Chườm đá lạnh
Cách 1: Sử dụng khăn sạch, làm ướt khăn bằng nước lạnh, lau nhẹ qua các vùng da bị ngứa cho da quen dần với nhiệt độ.
Cách 2: Gói đá viên vào khăn, chườm lên da trong 15-20 phút sẽ giảm ngứa rất nhanh.
Tắm với baking soda
Pha 50g baking soda vào bồn nước tắm ấm, ngâm mình trong bồn khoảng 15 phút rồi tắm bình thường.
Baking soda là thần dược trong việc sát khuẩn, kháng khuẩn. Tắm bằng nước ấm pha baking soda giúp vệ sinh vùng da tổn thương, làm mềm mịn da, giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Tắm với bột yến mạch
Đun 150gr bột yến mạch với 2 lít nước sôi trong 20 phút. Lọc nước tắm qua vải mỏng để loại bỏ cặn bột, pha thêm nước đến khi ấm tay và tắm.
Bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì sau lần tắm bột yến mạch đầu tiên, bởi vì, bột yến mạch có thành phần avenanthramide, một loại chất kháng viêm tự nhiên, có thể hấp thụ dầu và vi khuẩn, có tác dụng loại bỏ mụn, làm lành vết thương.
Tắm trà hoa cúc
Dùng trà hoa cúc dạng túi lọc, thả 2-3 túi trà vào bồn nước ấm để tắm giúp dịu vùng da bị ngứa do thủy đậu. Hoa cúc có tính sát trùng và chống viêm hiệu quả, làm sạch dịu nhẹ vùng da bị tổn thương.
Các lưu ý trong sinh hoạt để giảm ngứa
- Cắt gọn móng tay, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn: Khi bị thủy đậu gây ngứa, người bệnh thường có phản xạ gãi, càng ngứa càng gãi nhiều. Nếu vô tình gãi khiến các mụn nước bị vỡ ra, vi khuẩn dưới móng tay xâm nhập sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Mặc quần áo chất liệu mềm mỏng, thoáng mát: Nên mặc quần áo có chất liệu mềm, rộng rãi, để tránh cọ xát lên vùng da bị ngứa.
- Không sử dụng các loại hóa mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng da: Nên dùng các loại sữa tắm, dầu gội của trẻ em vì chúng ít gây kích ứng da, có tác dụng dịu nhẹ khi da bị tổn thương do thủy đậu.
Nên ăn gì, kiêng gì để giảm ngứa do thủy đậu?
Triệu chứng ngứa khi bị thủy đậu cũng có thể giảm đi đáng kể nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý
Nên ăn
- Thức ăn mềm, ít đạm, ít dầu mỡ như khoai tây nghiền, khoai lang, đậu hũ, rau xanh, quả bơ, thịt đỏ luộc, cá luộc.
- Nên uống nhiều nước hoa quả và nước lọc để bổ sung Vitamin, đồng thời giúp thanh lọc cơ thể.
Không nên ăn
- Không nên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều muối vì chúng khiến cơ thể mất nước nhanh, tăng tình trạng ngứa ngáy.
- Không ăn đồ cay nóng, ớt, sả sẽ gây nóng trong kết hợp với ngứa ngáy, người bệnh sẽ rất khó chịu.
- Không nên ăn tôm, cua hoặc thịt gà có da vì những thực phẩm này có protein nhạy cảm với cơ địa đang bị ngứa, có khả năng gây kích ứng da.
- Không nên ăn, uống các thực phẩm có thành phần bơ, sữa, socola vì những thực phẩm này khiến da tăng tiết dầu, khiếm ổ viêm da nặng hơn.
Trên đây là các cách giảm ngứa hiệu quả nhất khi bị thủy đậu, người bệnh nên tham khảo áp dụng, ngoài tác dụng giảm ngứa, các biện pháp này cũng góp phần giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nhanh chóng hồi phục hơn.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất
Tổ chức y tế thế giới WHO và Bộ y tế khuyến cáo nên tiêm vacxin thủy đậu để phòng ngừa thủy đậu. Đây được đánh giá là biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất bởi vacxin này có tác dụng phòng bệnh lâu dài, có thể trên 15 năm.
Hiện nay có 3 loại vacxin phòng ngừa thủy đậu gồm: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn quốc), Varilrix (Bỉ).
- Tiêm Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn quốc) cho trẻ em từ 12-18 tháng tuổi 1 lần trong đời, người lớn tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.
- Tiêm Varilrix (Bỉ) cho trẻ em từ 19 tháng -13 tuổi và người lớn 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 6 tuần.
Thời điểm tốt nhất để tiêm vacxin cho người lớn.
Nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng với virus thủy đậu, người lớn cũng cần chủ động đến các trung tâm y tế để tiêm phòng thủy đậu.
Ở nước ta, bệnh thủy đậu thường bùng phát thành dịch vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, vì thế rất nhiều người thường đi tiêm phòng trước thời điểm dịch để tránh nguy cơ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, đồng thời tránh gây áp lực cho các cơ sở y tế vào mùa cao điểm, người bệnh nên đi tiêm phòng sớm, không để sát mùa dịch mới đi tiêm, nhằm đạt được hiệu quả kháng bệnh cao nhất.
Ngoài ra, nếu cơ thể chưa có miễn dịch virus mà phát hiện xung quanh có trường hợp mắc thủy đậu, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh mà Bộ y tế đã khuyến cáo như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. (Xem thêm: Thủy đậu lây qua đường nào?)
- Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của trung tâm y tế.
Đặt mua – Fons Care Baby
Ghi chú