Làm thế nào để vết thương hở mau liền, không để lại sẹo? – Dizigone

Vết thương hở không chỉ gây đau, bất tiện trong.sinh hoạt, mà còn có nguy cơ để lại sẹo mất thẩm mỹ. Làm sao để vết thương hở mau liền là trăn trở của rất nhiều người. Bài viết dưới đây là những điều người bệnh cần thực hiện.để vết thương hở mau lành, không để lại sẹo.

lam lien vet thuong ho

1. Quá trình làm liền vết thương hở của cơ thể

Quá trình liền vết thương hở của cơ thể trải qua 4 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: Cầm máu

Khi bị thương, mạch máu sẽ co lại để hạn chế mất máu. Tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác được hoạt hóa, hình.thành lên nút tiểu cầu và các cục máu đông ngăn chặn sự chảy máu. Nếu thương tổn lớn, máu chảy quá nhiều, các cục máu đông sẽ không.kịp hình thành để ngăn chặn sự mất máu. Do đó, cần có sự tác động từ bên ngoài như băng, garo để hỗ trợ cầm máu.

Giai đoạn 2: Viêm

Các tế bào bạch cầu tập trung tại ổ tổn thương và làm nhiệm vụ dọn dẹp vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, chúng giúp thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng với quá trình làm lành vết thương hở. 

Trong những trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đang sử dụng một số thuốc hoặc có bệnh lý như đái tháo đường khiến cho số lượng, chức năng của bạch cầu suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình viêm và làm chậm quá trình làm lành vết thương.

Giai đoạn 3: Tăng sinh

Giai đoạn tăng sinh thường diễn ra từ ngày thứ 2 sau khi bị thương. Nguyên bào sợi tăng sinh và kết hợp với collagen để hình thành lên mô liên kết. Đồng thời, các mao mạch máu mới sẽ hình thành tại ổ tổn thương để cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng vết thương. Các tế bào biểu mô tăng sinh làm vết thương liền miệng lại.

Giai đoạn 4: Tái tạo

Giai đoạn này diễn ra ngay khi vết thương liền để khôi phục tính toàn vẹn và chức năng của mô. Cơ thể liên tục cung cấp collagen giúp làm mờ sẹo do vết thương để lại. Tùy cơ địa bệnh nhân và tốc độ tái tạo nhanh hay chậm mà sẹo có thể lồi hoặc lõm.

2. Cần làm gì để thúc đẩy vết thương hở nhanh liền

Để vết thương hở nhanh liền và hạn chế sẹo mất thẩm mỹ, bệnh nhân cần được xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách ngay từ đầu. Chăm sóc vết thương hở hàng ngày cần thực hiện qua 3 bước:

  • Làm sạch

  • Sát trùng

  • Dưỡng ẩm, băng vết thương

2.1. Làm sạch vết thương

Làm sạch vết thương hở bằng cách rửa nhẹ nhàng với nước muối sinh lý 0,9% . Nếu có chất bẩn hoặc mô hoại tử tại ổ tổn thương thì dùng nhíp loại bỏ, cần thực hiện cẩn thận để không làm vết thương bị chảy máu hoặc tổn thương thêm.

2.2. Sát trùng vết thương

sat trung vet thuong

Sát trùng chính là bước then chốt quyết định tốc độ làm liền vết thương

Sát trùng chính là bước then chốt quyết định tốc độ làm liền vết thương. Mục đích của việc sát trùng là tiêu diệt tối đa các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập vết thương hở. Sát trùng tốt sẽ giúp vết thương hở tránh bị mầm bệnh xâm nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố tăng trưởng làm lành, tái tạo vết thương. Ngược lại, nếu sát trùng không tốt, vết thương hở sẽ dễ có khả năng bị nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến kéo dài thời gian hồi phục và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu. 

Cách thực hiện: sau khi đã làm sạch vết thương, dùng dung dịch sát trùng xịt, rửa nhẹ nhàng lên vết thương hở trong thời gian cần thiết để dung dịch phát huy tác dụng. Dung dịch sát trùng cần được lựa chọn cẩn thận, vừa phải đáp ứng mục tiêu tiêu diệt mầm bệnh, lại vừa không được gây xót hay cản trở tới quá trình làm liền vết thương.

>>> Xem thêm bài viết: Dung dịch sát khuẩn vết thương Prontosan: Thành phần, công dụng và hiệu quả

2.3. Dưỡng ẩm, băng vết thương

bang vet thuong

Có thể băng vết thương hở bằng gạc vô trùng nếu cần thiết

Vết thương hở luôn tiết dịch và mất nước nên rất dễ bị khô, gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài ra, vết thương bị khô sẽ dễ tổn thương hơn và quá trình làm lành cũng diễn ra chậm hơn. Do đó, việc dưỡng ẩm vết thương là rất cần thiết để bảo vệ và giúp vết thương hở mau lành. Thực hiện việc dưỡng ẩm sau khi đã sát khuẩn sạch sẽ. Kem dưỡng ẩm cho vết thương hở phải đảm bảo lành tính, không gây hại cho vết thương. Lựa chọn tối ưu nhất là thành phần kem dưỡng ẩm có tác dụng sát trùng để vết thương luôn được sạch sẽ.

 Sau khi dưỡng ẩm có thể băng vết thương hở lại bằng gạc vô trùng nếu cần thiết. Việc băng có tác dụng bảo vệ chống xây xát, tránh bẩn và hạn chế mất nước cho vết thương. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà chỉ thực hiện băng với vết thương hở sâu, rộng. Đối với vết thương nhỏ, nông không cần thiết thực hiện kỹ thuật này. Lưu ý không băng quá chặt sẽ cản trở sự lưu thông máu, gây khó chịu cho bệnh nhân và khiến vết thương hở chậm liền hơn.

3, Bộ đôi chăm sóc vết thương hở mau liền Dizigone – Dizigone Nano Bạc

3.1. Dung dịch sát trùng Dizigone

Dizigone là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường hiện nay đáp ứng được yêu cầu của một dung dịch sát trùng vết thương hở lý tưởng:

  • Tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Hiệu lực sát khuẩn đã được thử nghiệm và chứng minh tại Quatest 1.

  • An toàn, nhẹ dịu, không gây xót và kích ứng vết thương.

  • Không cản trở quá trình lành thương tự nhiên, không gây độc tế bào lành.

  • Hiệu lực tiêu diệt mầm bệnh được giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

  • Diệt được cả màng biofilm của vi khuẩn – thủ phạm chính khiến vết thương chậm lành.

Ngoài sở hữu những ưu điểm của dung dịch sát trùng vết thương hở hoàn hảo, Dizigone còn có cách sử dụng rất đơn giản, dễ thực hiện. Bệnh nhân chỉ cần nhỏ, xịt dung dịch lên vết thương và giữ trong vòng 30 giây để dung dịch phát huy tác dụng.

Bộ đôi sản phẩm Dizigone – Dizigone Nano Bạc

3.2. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc

Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc ngoài tác dụng dưỡng ẩm còn có khả năng sát khuẩn hiệu quả cho vết thương. Đây chính là điểm vượt trội của sản phẩm so với các loại kem dưỡng ẩm khác. Dizigone Nano Bạc giúp thúc đẩy tái tạo vết thương, ngăn ngừa sẹo xấu. Sản phẩm là trợ thủ đắc lực đối với quá trình làm liền vết thương hở. Thực hiện dưỡng ẩm với Dizigone Nano Bạc sau khi đã sát trùng bằng dung dịch Dizigone để tối ưu công dụng của bộ đôi sản phẩm. Bệnh nhân nên sát trùng và dưỡng ẩm 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

4, Dinh dưỡng để vết thương hở mau liền

Điều quan trọng không thể bỏ qua trong điều trị vết thương hở chính là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp vết thương hở mau lành và không để lại sẹo xấu. Trong quá trình điều trị vết thương hở bệnh nhân cần chú ý:

4.1. Nên ăn

  • Thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, cá, đậu,…để thúc đẩy tái tạo tế bào mới.

  • Thực phẩm giúp bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 như gan, trứng, rau dền,… nhằm hỗ trợ quá trình tạo máu để nuôi dưỡng vết thương.

  • Ngoài ra, cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi,…để làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế sự nhiễm trùng cho vết thương hở. 

4.2. Nên kiêng

  • Kiêng những thực phẩm có nguy cơ gây sẹo như thịt bò có thể gây sẹo thâm, rau muống có thể gây sẹo lồi. Ngoài ra, ăn đồ nếp, thịt gà cũng có khả năng để lại sẹo và khiến vết thương hở dễ mưng mủ.

  • Kiêng hải sản vì nguy cơ gây dị ứng cho bệnh nhân có vết thương hở.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần chú ý vận động để không làm rách miệng vết thương, không gãi vết thương vì dễ gây tổn thương, nhiễm trùng, đồng thời hạn chế mồ hôi chảy vào vết thương. Nếu bệnh nhân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những hướng dẫn mà bài viết đưa ra thì chắc chắn vết thương hở sẽ chóng liền và không để lại sẹo.

 Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về chăm sóc vết thương hở và bộ đôi sản phẩm Dizigone, gọi ngay HOTLINE 19009482.

Rate this post

Viết một bình luận