Lan đai châu lá xếp
Lan Đai Châu được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Đại Châu. Đai Châu có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea. Đây là loài hoa bản xứ, có nhiều ở Việt Nam, phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng lan Đai Châu xuất hiện nhiều hơn cả.. Lan ngọc điểm có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Đai Châu lá xếp có thể nói là Lan của tết cổ truyền dân tộc, mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận nó nở sớm hơn. Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu Lan Ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Đai Châu (Ngọc Điểm) có thể nói là một loại Lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.
Do việc khai thác lan rừng quá mức dẫn đến cạn kiệt, hiện nay nguồn Đai Châu rừng đang dần trở nên khan hiếm. Người chơi lan có thể dùng các dòng lan đai châu reo hạt hoặc nuôi cấy mô nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Đài Loan.
Màu sắc
Đai Châu có màu sắc khá đa dạng, nhưng phổ biến là các màu: trắng, đỏ, đỏ đốm, cam, hồng xác pháo, hồng cánh sen. Hiện nay xuất hiện trào lưu hàng đột biến (Var), các mặt hoa, lá đột biến Đai Châu tuy không HOT như 5 cánh trắng nhưng cũng được rất nhiều người quan tâm sưu tầm.
Cách trồng & chăm sóc
Đai Châu thường được ghép lên gỗ (nhãn, vú sữa, lũa) hoặc lên chậu (vỏ thông, rêu khô, củi vụn). Đây là loại lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30oC. Đai châu chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%.
Thông thường bạn nên để nơi tránh ánh nắng trực tiếp (đặc biệt vào mùa hè), giữ ẩm vừa phải, mùa hè thì 1-2 ngày tưới 1 lần.