Đá non nước là gì ?
Đó là các sản phẩm mỹ nghệ như vòng tay, vòng đeo cổ, đồ phong thủy được chế tác từ đá lấy tại núi Non Nước hay còn có tên Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam. Tại đây có 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.
Đá non nước Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm mỹ nghệ đá tinh xảo, trình độ chế tác đá cao mà còn được biết đến bởi danh lam thắng cảnh Non Nước tuyệt đẹp
Nội dung bài viết đá non nước Đà Nẵng
1. Lịch sử làng đá non nước
2. Mua trang sức, vật phẩm phong thủy
3. Phong cảnh ngũ hành sơn
Bạn cần tìm hiểu gì trước khi có chuyến du lịch đến Làng non nước?
Tìm hiểu về lịch sử núi non nước sẽ giúp chuyến đi thêm ý nghĩa, tìm hiểu về sản phầm từ đá nơi đây lại giúp du khách có được món quà lưu niêm ưng ý.
>> Bạn đã biết đến show diễn đẹp nhất thế giới Ký Ức Hội An?
Lịch sử làng đá non nước
Làng đá mỹ nghệ Non Nước bắt đầu khoảng thế kỷ XVII người có công đầu khai sáng làng nghề nổi tiếng này là ông Huỳnh Bá Quát.
Ban đầu sản phẩm chỉ là những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột; tiếp theo là những sản phẩm điêu khắc bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, nghề phục vụ cho trang trí tại các Chùa chiền, Miếu mạo, Lăng tẩm, cung đình.
Hiện nay, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã vươn tới đỉnh cao nghệ thuật, không chỉ điêu khắc văn bia mà còn tạo tác các tượng đài, các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, các linh vật Long, Lân, Quy, Phượng, các Phật Thánh Tiên Thần mang tính chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh, tại các đền, chùa, lăng, miếu. Tạo tác khá phong phú các hình tượng, cảnh vật của tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, hay mai, lan, cúc, trúc
Vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm, làng đá mỹ nghệ Non Nước tổ chức ngày giỗ tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập cũng như các thế hệ đi trước. Nơi đây vẫn còn nhà thờ của “Thạch Nghệ Tổ sư” như lời nhắc nhở tri ân đến con cháu mai sau. Đây là dịp để các gia đình nghệ nhân, thợ điêu khắc cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh hay cả khách du lịch Đà Nẵng có cơ hội tìm hiểu về truyền thống làng nghề, trao đổi tinh hoa mỹ nghệ và cùng tưởng nhớ đến các bậc tiền bối có công gầy dựng một làng đá nổi tiếng như hiện nay.
Tại đây có rất nhiều nghệ nhân được công nhận trong đó có cả những danh hiệu nghệ nhân ưu tú như ông Nguyễn Hùng (doanh nghiệp đá Nguyễn Hùng) được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Ông Nguyễn Long Bửu (doanh nghiệp đá Long Bửu) được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân.
Trang sức, vật phẩm phong thủy
Đồ trang sức đá hay vật phẩm phong thủy tại làng Non Nước Đà Nẵng rất đa dạng có thể nói là đủ mẫu mã cho du khách lựa chọn, các loại vòng tay, dây chuyền, vòng cổ hoa tai đến bộ 12 con giáp, tỳ hưu.. đều có đủ.
Các sản phâm trang sức được chế tác từ thạch anh, mã não, cẩm thách thu hút du khách hơn cả. Những mặt dây chuyển, vòng cổ hay vòng tay được chế tác kỳ, tinh tế.
Nếu bạn muốn lựa chọn các vật phẩm phong thủy cũng có thể dễ dàng tìm tại đây các mẫu tỳ hưu, cóc thiểm thủ, đĩa thất tinh…
Ngoài ra thì các sản phẩm Tượng các vị Phật, Bồ Tát; các bức tượng khắc họa văn hóa Chăm; các vật gia dụng như cối đá, gạt tàn thuốc, ống đựng tăm, cối đá,…cũng rất sẵn có.
Địa chỉ mua đá non nước đà nẵng
1. Đá non nước : 090 502 90 86
Địa chỉ : 268 Võ Nguyên Giáp – ngũ hành sơn – đà nẵng
2. Điêu khắc dá mỹ nghệ : 0935 19 1688
Địa chỉ : 113 Trương Đăng Quế – quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
3. Đá Mỹ Nghệ Non Nước : 090 986 00 06
Địa chỉ : 160 Nguyễn Duy Trinh, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
>
Phong cảnh Ngũ Hành Sơn
Những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học của Trung Hoa, Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Kim sơn
Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 – 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Cao Bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng.
Mộc Sơn
Trên hòn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ đá rộng chạy ngang phía nam.Trong núi có một động nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.
Thủy Sơn
Ngọn núi này có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh
Hỏa Sơn
Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá.
Thổ Sơn
Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.