Hoạt ngôn, biết quan sát, biết lắng nghe là những yếu tố giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ, bạn cần phải học cách im lặng. Vậy im lặng trong giao tiếp là gì? Và vì sao phải học cách im lặng trong giao tiếp? Cùng https://www.cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Im lặng trong giao tiếp là gì?
Im lặng không đồng nghĩa với việc không nói gì khi đang trò chuyện với nhau. Cũng không có nghĩa dửng dưng hay thụ động với mọi thứ. Im lặng là lúc bạn tập trung để lắng nghe, cảm nhận nhiều hơn về các sự việc để tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả. Đồng thời, im lặng cũng là cách giúp bạn thể hiện cảm xúc với người đối diện.
Im lặng cũng giống như nói, phải đúng người, đúng lúc mới đạt được hiệu quả cao nhất. Đôi khi, sự im lặng là diệu kế giúp bạn đối phó với những trường hợp lời nói không còn tác dụng. Tuy nhiên, nếu dùng sai thì im lặng có thể là tai họa.
Im lặng không phải là dửng dưng mà im lặng là một nghệ thuật và
mang lại rất nhiều giá trị (Ảnh: Internet)
Vì sao nên học cách im lặng?
Im lặng khi thông tin không được xác nhận
Mục đích của giao tiếp là truyền tải nhưng thông tin cần thiết. Vì thế, mỗi cá nhân đều mong muốn có được nguồn tin đáng tin cậy thông qua việc giao tiếp. Do đó, bạn nên cân nhắc cẩn thận những thông tin mình chia sẻ. Độ xác thực của thông tin sẽ giúp cho độ tín nhiệm của người khác dành cho bạn tăng cao hơn. Vì vậy, nếu như bạn không chắc chắn thì nên giữ im lặng, lắng nghe, chỉ nói những điều chính xác.
Im lặng để không làm tổn thương người khác
Im lặng đúng lúc sẽ không làm tổn thương người đối diện (Ảnh: Internet)
Trong những cuộc tranh luận, người thông minh luôn chọn cách im lặng. Im lặng không phải là chịu nhượng bộ mà im lặng là để giúp bản thân bình tĩnh hơn và không thốt ra những lời khiến đối phương đau lòng. Đôi khi sự giận dữ khiến bạn nói ra những lời không hay ho vừa khiến mất đi mối quan hệ vừa khiến bạn cảm thấy giận bản thân mình. Vì thế, kiềm chế, bớt lời là điều bạn cần làm thay vì sẵn sàng tuyên chiến.
Im lặng để lắng nghe đối phương
Mục đích cuối cùng của cuộc giao tiếp chính là sự thông cảm, thấu hiểu. Vì thế, đôi lúc bạn nên im lặng để suy ngẫm về câu chuyện đang diễn ra, chú ý vào lời nói của đối phương, không chen ngang để thể hiện sự tôn trọng dành cho họ. Ngay cả khi đối phương có sự lấn át bạn cũng nên giữ cách hành xử từ tốn, nhã nhặn không lớn tiếng, cao giọng họ sẽ tự nhìn lại chính mình và điều chỉnh cho phù hợp.
Im lặng khi không có gì để nói
Thông thường, chúng ta vẫn đánh đồng sự im lặng với không thoải mái và tự dép mình phải nói gì đó để tạo bầu không khí vui vẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta cùng im lặng có nghĩa đối phương cũng rơi vào tình trạng không có gì để nói. Vậy tại sao, bạn không tận hưởng bầu không khí ấy. thỉnh thoảng, sự im lặng có thể mang đến cho người khác sự bình yên và hiểu nhau hơn. Sự im lặng cũng là cách để người khác biết bạn cần một không gian yên tĩnh để suy nghĩ về điều gì đó và bạn sẽ rất quý trọng nếu họ hiểu được.
Im lặng để lắng nghe người khác và hiểu họ rõ hơn (Ảnh: Internet)
Im lặng trước những câu nói thiếu tế nhị
Bạn sẽ luôn gặp phải những lời nói thiếu tế nhị hoặc mỉa mai, khiêu khích từ người khác dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Và vũ khí lợi hại nhất trong trường hợp này là sự im lặng và vẻ mặt đầy uy nghiêm. Hành động này vừa đủ mềm mỏng để làm đối phương nhận ra lỗi lầm và hiểu được bạn đang không hài lòng.
Im lặng khi đang muốn nói xấu một ai đó
Sự im lặng không đơn thuần là cách ứng xử mà là cách để bạn học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân, đồng thời là khoảng thời gian xem xét bản thân. Nếu bạn đang muốn nói xấu về một ai đó hãy ngăn nó lại bằng cách im lặng và không nên hùa theo những người khác. Vì biết đâu rằng, chuyện xấu đó chưa thực sự chính xác. Và bạn sẽ làm tổn thương người khác bằng lời nói của mình.
Giữ im lặng đúng thời điểm không phải là chuyện khó khăn nếu như bạn quyết tâm rèn luyện và kiên nhẫn. Tuy nhiên, nếu học được cách im lặng bạn sẽ dễ kiểm soát bản thân và bạn sẽ có được những mối quan hệ bền vững hơn.