Lễ cúng đầy tháng miền Bắc cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng đầy tháng miền Bắc cần chuẩn bị những gì?

Cúng đầy tháng là một nghi lễ được các gia đình đặc biệt quan tâm mỗi khi chào đón thêm một thành viên mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chuẩn bị và tiến hành lễ cúng đầy tháng miền Bắc sao cho đúng cách, đúng tập tục. Cương Duyên Bát Tràng xin chia sẻ những thông tin về nghi lễ này đến bạn ở bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng miền Bắc

Nghi lễ cúng thôi nôi mang những ý nghĩa sâu xa

Lễ cúng đầy tháng là nghi lễ thường được tổ chức để đánh dấu mốc thời gian tròn 1 tháng tuổi kể từ khi chào đời của em bé. Tập tục này thể hiện lòng thành kính, cảm tạ trời đất, các vị thần linh đã mang đến cho gia đình một thành viên mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc. 

Lễ cúng thôi nôi đầy tháng theo phong tục miền Bắc về cơ bản khá giống với các vùng miền khác. Điểm khác nhau cơ bản là ở lễ vật và hương vị làm nên chúng do tập tục riêng.

Để lễ cúng diễn ra một cách chu toàn, các bậc làm cha mẹ cần phải hiểu được ý nghĩa thực sự của nghi lễ này. Đây là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đến bà Chúa, 12 bà Mụ và Đức Ông đã nặn ra sinh linh bé nhỏ và che chở cho con đến với gia đình một cách mạnh khỏe. Trong đó, bà Chúa và 12 bà Mụ là những người đã cho con hình hài đầy đặn.

Xem thêm: Bài cúng giải hạn sao Thái Bạch tránh điều xui xẻo

Những lễ vật cần có trong lễ cúng đầy tháng miền Bắc

Lễ vật trong buổi cúng đầy tháng nên được chuẩn bị cần thận

Việc chuẩn bị đồ cúng cho nghi lễ cúng đầy tháng rất quan trọng, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ. 

Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những gì?

Người có công lao lớn đưa sinh linh nhỏ đến với gia đình chính là bà Chúa cùng 12 bà Mụ và Đức Ông. Chính vì vậy, khi thực hiện nghi lễ, cần phải chuẩn bị 2 mâm cúng cho lễ cúng Mụ và lễ cúng Đức Ông. Về cơ bản, lễ vật cần phải có trong mâm cúng đầy tháng ở Miền Bắc như sau:

  • 13 bát chè đậu trắng đối với bé trai và chè trôi nước đối với bé gái

  • 15 phần trầu têm cánh phượng: 12 phần ở lễ cúng Mụ và 3 phần ở bàn cúng Đức Ông

  • 12 đĩa xôi vò nhỏ và 1 đĩa xôi vò to

  • Nước hoặc trà gồm 12 chén nhỏ và 1 chén lớn

  • 12 đĩa bánh kẹo nhỏ và 1 đĩa lớn

  • 1 mâm ngũ quả

  • 1 bát muối sạch và 1 bát gạo tẻ

  • 12 chén rượu ở bàn bà Mụ và 3 chén ở bàn Đức Ông

  • Gà luộc chéo cánh thường là gà trống được luộc chín vừa

  • Bộ tam sênh: thịt lợn, trứng, cua

  • Nến hoặc đèn cầy và nhang

  • Hoa tươi

  • Giấy cúng đầy tháng ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của em bé

Tính ngày làm lễ đầy tháng

Quy tắc tính tròn 1 tháng cho bé

Nhiều người nghĩ rằng cứ đúng vừa tròn 1 tháng thì sẽ tổ chức lễ đầy tháng cho con. Tuy nhiên đây là cách tính sai vì để chọn ngày chuẩn xác phải dựa vào giới tính của bé. Theo quan niệm của ông bà ta, ngày đầy tháng sẽ được tính “gái lùi 2, trai lùi 1”. Tức là bé gái sẽ tổ chức muộn hơn 2 ngày, bé trai muộn 1 ngày.

Xem thêm: Lễ cúng thổ công gồm những gì mới gọi là chuẩn?

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng đầy tháng miền Bắc. Đầy tháng là một dấu mốc quan trọng đối với con kể từ khi chào đời. Vì vậy, gia đình cần có sự chuẩn bị chu toàn, hãy mua những đồ thờ, đồ bài trí phong thủy chất lượng tại Cương Duyên Bát Tràng để thể hiện lòng thánh kính với các bậc trên đã có công đưa đến sinh linh bé nhỏ.

Thông tin liên hệ

  • Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

  • Hotline: 0968 505 268

  • Email: cuongduyen.vn@gmail.com

Rate this post

Viết một bình luận