Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp các gia đình đều chuẩn bị những đồ cúng để thắp hương tiễn ông công, ông táo về chầu trời, báo cáo thành tích 1 năm vừa qua. Như thường lệ, sẽ có những món đồ cúng được dâng lên? Vậy đây là những món đồ nào? Hãy để Hải Linh giúp bạn để có một mâm cơm cúng tươm tất nhé. 

1. Lễ cúng ông công, ông táo gồm những gì 

Theo dân gian Việt Nam, ông Công, ông Táo hay còn gọi là nhị vị Táo Quân. Đây là những vị thần được cử xuống nhân gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của con người dưới hạ giới. 

Le cung ong cong ong tao

Cũng theo kể lại, cứ đến ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm, 2 vị Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng để lên thiên đình báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ là người phân xử và quyết định sự may mắn hay vận hạn của gia đình trong năm tới. Chính vì thế, vào ngày 22 –  23 tháng chạp, các gia đình sẽ làm lễ cúng thịnh soạn với hy vọng rằng Táo Quân sẽ thay họ báo cáo những việc tốt đẹp mà họ làm được trong năm qua tới Ngọc Hoàng. 

2. Để trả lời cho lễ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu 

Bộ ông Công, ông Táo và tiền vàng

Lễ vật đầu tiên không thể thiếu trong ngày 23 tháng chạp chính là bộ đồ ông Công ông Táo. Đa số trọn bộ ông Công ông Táo sẽ gồm những món đồ sau: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công sẽ có 3 chiếc là 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho ông táo sẽ có cánh chuồn, mũ dành cho bà Táo không có cánh chuồn mà được trang trí bằng gương nhỏ hình lóng lánh, có đi kèm dây kim tuyến. 

Bo ong cong ong tao

Mũ của ông công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo quy luật ngũ hành. Nếu là năm có hành kim thì mũ, áo sẽ có màu vàng. Vào năm có hành mộc thì mũ, áo có màu trắng; năm hành thủy thì mũ, áo có màu xanh; năm hành hỏa thì mũ, áo có màu đỏ, năm hành thổ thì mũ, áo có màu đen.

Hiện nay, để tiện lợi hơn người ta chỉ cúng tượng trưng một mũ ông Công với 2 cánh chuồn có kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng cùng với bài vị cũ, sau đó sẽ lập cho ông Công bài vị mới. 

Cá chép là phương tiện để giúp ông Công, ông Táo lên chầu trời. Chính vì thế cá chép là thứ không thể thiếu được. Tuy cùng ở Việt Nam nhưng ở miền Bắc và miền Nam lại có sự khác nhau. Ở miền Bắc sẽ sử dụng cá chép sống được thả trong chậu nước. Còn ở miền Nam sẽ sử dụng cá chép giấy nhiều hơn. Ngoài ra bạn có thể mua thêm tiền vàng cho dịp lễ cúng 23 tháng chạp. 

Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công ông táo 

Ngoài những món đồ dùng để thả hoặc đốt như trên thì một mâm cỗ cúng là điều không thể thiếu được. Mâm cỗ cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo có sự trang trọng bày biện rõ ràng để thể hiện được tấm lòng của gia chủ.

Mam co cung ong cong ong tao

Tùy theo điều kiện gia đình để chuẩn bị nhưng nên có đầy đủ những món đồ sau: 

  • 1 đĩa gạo

  • 1 đĩa muối

  • Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng

  • 1 đĩa xào thập cẩm

  • 1 đĩa giò

  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

  • 1 đĩa chè kho

  • 1 đĩa hoa quả

  • 1 ấm trà sen

  • 3 chén rượu

  • 1 quả bưởi

  • 1 quả cau, lá trầu

  • 1 lọ hoa đào nhỏ

  • 1 lọ hoa cúc

3. Những điều không nên làm trong lễ cúng ông Công, ông Táo 

  • Bạn nên thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Vì sau 12 giờ Táo quân sẽ về chầu trời trước thời điểm này.

  • Không đặt mâm cúng dưới bếp vì đây là quan điểm sai lầm. Ông Công ông Táo nên được thờ trên ban thờ để bày tỏ sự trang trọng. 

  • Không nên đốt quá nhiều vàng mã. Chỉ nên đốt đủ số lượng như đã nói ở trên.

  • Không thả cá chép từ trên cao xuống hay vứt cùng với túi nilon xuống lòng hồ.

  • Không cầu xin ông Công, ông Táo tiền tài, lộc lá trong năm mới vì đây là những điều khấn không phù hợp với 2 vị này.

Trên đây là những điều lưu ý để bạn có một lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ. Hãy chuẩn bị chu đáo để có một năm mới toàn vẹn, tràn ngập may mắn nhé. 

 

Rate this post

Viết một bình luận