Trong nghi lễ đám cưới truyền thống của người Việt, lễ nạp tài thuộc khuôn khổ lễ ăn hỏi. Đây là phong tục thay cho lễ nạp tệ (nạp trưng). Tức lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, minh chứng cho sự hứa hôn chắc chắn theo 6 lễ của đám cưới truyền thống xưa. Vậy lễ nạp tài là gì? Cần chuẩn bị những gì cho lễ nạp tài?
Bài viết dưới đây Á Châu Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại lễ này nhé!!!
Lễ nạp tài là gì?
Lễ nạp tài (còn gọi là tiền nát, lễ đen) được hiểu như món quà mà nhà trai trao trong ngày đám hỏi (hoặc lễ rước dâu, tùy theo cách tổ chức của từng nhà). Dành để tỏ lòng cảm ơn nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục cô dâu tương lai nhà họ.
Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Đồ nữ trang cho cô dâu được bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước đông đủ quan viên hai họ sẽ giúp cô dâu yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Xem thêm:
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới cổ trang từ A đến Z !!!
Quay phim chụp ảnh cưới hỏi tại Hà Nội
Đây cũng thể hiện sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái và cô dâu, trả ơn nhà gái đã góp tiền của, công sức chăm lo cho cô dâu. Thông thường, tiền này sẽ được cha mẹ cô dâu trao lại cho đôi trẻ để lo mua sắm quần áo, trang sức, sính lễ đám hỏi trước khi về nhà chồng.
Cần chuẩn bị những gì cho lễ nạp tài?
Theo phong tục của người Việt Nam ta. Ngoài lễ vật như trầu cau, hoa quả, bánh trái,… nhà trai còn chuẩn bị thêm một tráp đựng tiền, để làm sính lễ sang đón dâu. Đây là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt ta, bởi vì họ không phân biệt địa vị, nguồn gốc gia đình.
Hình thức trình bày tiền đen
Ngoài mâm quả mang sang nhà cô dâu (5, 7, 9 mâm). Nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một phong bao màu đỏ ghi chữ “Hỷ” để chung với mâm trầu cau hoặc khay rượu. Sau đó sẽ được phủ khăn thêu màu đỏ, đi kèm với nữ trang mà nhà trai sẽ tặng cô dâu để sang nhà gái.
Cũng tùy vào phong tục từng vùng để trình bày như thế nào cho hợp lý nữa. Như miền Trung và miền Nam sẽ như mình nói ở trên. Còn miền Bắc thì sẽ tùy vào số lượng bàn thờ, bát hương bên nhà gái để bỏ chừng đó bì thư. Tất nhiên là số lượng bì thư cũng nên là số lẻ.
Số tiền cho lễ nạp tài?
Không thể nói chính xác con số cho lễ nạp tài là bao nhiêu, vì điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình, địa vị gia đình,…
Nhưng trung bình là khoảng 5 triệu, có gia đình khá giả hơn thì 7 triệu hoặc 9 triệu. Và tất nhiên, con số cho lễ nạp tài cũng là số lẻ.
Những sính lễ khác có trong lễ nạp tài?
Xem thêm: 6 mâm quả đám cưới gồm những gì?
Lễ vật nạp tài ngoài tiền đen dẫn cưới còn có những sính lễ nhà trai trao cho nhà gái trong lễ rước dâu.
Mâm trầu cau: thông thường là 100 quả cau, 100 lá trầu có dán chữ Song Hỷ ở từng quả.
Mâm lợn sữa quay: trang trí đẹp mắt, gắn hoa cắt giấy ở 4 chân lợn (miền Bắc, miền Trung thường đi heo sữa quay. Miền Nam có nơi thay mâm quả này thành xôi gấc gà luộc)
Mâm rượu, thuốc lá, trà: miền Bắc tặng số lẻ, miền Nam tặng theo số chẵn.
Mâm bánh ngọt: bánh phu thê là lễ vật thường thấy ở đám cưới hỏi. Đám cưới miền Bắc tặng thêm bánh cốm. Đám cưới miền trung thì các loại bánh cổ truyền như bánh thuẫn, chè lam. Đám cưới miền Nam có khi không thấy các loại bánh cổ truyền mà tặng cả một ổ bánh gato (bánh kem)
Mâm trang sức: Đối với đám cưới miền Nam, mấn đội đầu và áo khoác cho cô dâu cũng được đựng trong mâm này. Khi nhà trai bưng quả qua nhà gái, mẹ chú rể trình đưa cho bà sui. Mẹ cô dâu mang vào phòng cho con gái và dắt con ra chào họ hàng.
Lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để … “mua duyên”
Ngoài số tiền cho lễ nạp tài. Cả gia đình nhà trai và nhà gái cũng chuẩn bị những phong bì lì xì cho dàn phụ dâu phụ rể để… “mua duyên”. Mỗi phong bao lì xì sẽ khoảng từ 50.000 đến 100.000 đồng. Sau khi làm lễ, cô dâu chú rể sẽ ra lì xì cho đội hình.
Đây chính là nét đẹp trong lễ hỏi, rước dâu của người Việt Nam.
Tổng kết
Lễ nạp tài thể hiện sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái và cô dâu. Đây là trả ơn nhà gái đã góp tiền của, công sức chăm lo cho cô dâu. Mong rằng với những chia sẻ trên của Á Châu Media sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một trong những phong tục cưới hỏi độc đáo của Việt Nam!!!