Lens máy ảnh là gì? Tìm hiểu các loại lens máy ảnh phổ biến hiện nay

Biên tập bởi Hoàng Kim

Đăng 2 năm trước

14.450

Lens là ống kính gắn ngoài của máy ảnh, có thể tháo lắp, thay thế tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Sự sáng tạo, khác biệt trong mỗi tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại, chất lượng Lens. Vậy có những loại Lens phổ biến nào? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

11. Lens Kit

Lens Kit là cách gọi chung của những ống kính được bán kèm với máy ảnh (body máy), thường có mức giá rẻ, dễ sử dụng, tiếp cận đối tượng mới “tập tành” nhiếp ảnh.

Đa số Lens Kit đi kèm body máy là loại Lens Zoom (ống kính zoom xa) vì khả năng đa dụng, phù hợp với nhiều nhu cầu, nhiều đối tượng của nó.

Lens Kit

Lens kit là tên gọi chung của ống kính đi kèm máy ảnh

2Lens Tele

Ống kính tele giúp “kéo” các đối tượng chụp ảnh ở xa lại gần và làm cho chúng trông lớn hơn và gần hơn so với thực tế. Đây là loại Lens chuyên dụng cho chụp ảnh khoảng cách xa như chụp thể thao và ảnh động vật hoang dã.

Các ống kính Tele thường có kích thước lớn và khá dài, tiêu cự của chúng thường từ 85mm lên tới hàng nghìn mm (Super Tele). Giá thành của Lens Tele cũng tỷ lệ thuận với độ dài tiêu cự của nó và hầu hết chúng đều có giá thành khá đắt đỏ.

Lens Tele

3Lens Macro

Ống kính Macro cho khả năng lấy nét rất gần chủ thể, với tỷ lệ phóng đại ít nhất là 1:1 (ảnh cận cảnh so với kích thước bằng ngoài đời thật khi đối tượng lấp đầy khung hình). Đây là loại Lens lý tưởng để chụp ảnh cây cỏ, côn trùng, đồ ăn, trang sức và những vật thể nhỏ bé khác.

Ống kính macro có độ sâu trường ảnh rất nông, chỉ có các đối tượng ở thật gần ống kính mới sắc nét. Các khu vực xung quanh sẽ bị nhòe đi, được gọi là ‘bokeh’ (xóa phông), làm cho đối tượng trở nên nổi bật.

Thực tế, vì khả năng tạo hiệu ứng xóa phông bokeh, ống kính macro còn được sử dụng để chụp ảnh chân dung

Lens Macro - chụp cận cảnh

4Lens Wide (Lens góc rộng)

Lens góc rộng ghi lại một trường quan sát rộng hơn so với mức mắt người có thể nhìn thấy.  Vì lý do này, nó thường được dùng để chụp ảnh phong cảnh rộng lớn.

Một ống kính được xem là góc rộng nếu độ dài tiêu cự của nó là 50mm trở xuống, lens wide được chia ra thành 3 loại chính là góc rộng, góc siêu rộng và góc cực rộng tùy theo tiêu cự của nó.

Lens Wide cũng phóng đại bối cảnh (các vật thể ở gần trông lớn hơn và gần hơn, các vật thể ở xa trông nhỏ hơn và xa hơn nữa). Đặc điểm này thường được sử dụng trong chụp ảnh kiến trúc để làm cho các tòa nhà trông ấn tượng hơn.

Lens Wide - chụp góc rộng

5Lens Fixed (Lens Prime)

Lens Fixed là loại ống kính có tiêu cự cố định, các tiêu cự thường thấy là 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…

Lợi thế của Lens Fixed là kích thước nhỏ gọn, ít thấu kính, chất lượng quang học tốt, cho hiệu ứng xóa phông bokeh đẹp, vì vậy phù hợp trong nhiếp ảnh chân dung và đồ vật.

Cũng chính vì không có khả năng thay đổi tiêu cự, kém đa dụng, Lens Fixed đang dần ít được sử dụng hơn, bị thay thế bởi những loại Lens khác có khả năng zoom.

Lens Fixed

6Lens Zoom

Lens Zoom là loại ống kính cho khả năng thay đổi tiêu cự linh hoạt, nhờ vậy đây là loại Lens chiếm đa số trên thị trường nhiếp ảnh, hầu như nhiếp ảnh gia nào cũng sở hữu.

Lens Zoom thường có nhiều dải tiêu cự từ 18 cho đến 400mm. Một ví dụ điển hình là ống kính Zoom Canon EF 24-70mm f2.8 L, khi mà nó có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu từ chụp phong cảnh, chân dung, thể thao cho đến chụp cận cảnh macro.

Lens Zoom - đa năng

7Lens Fish Eye (Lens mắt cá)

Đây là loại ống kính khá phổ biến trong nhiếp ảnh do những hiệu ứng độc nhất vô nhị mà nó đem lại. Ảnh chụp bởi ống kính Fish Eye (FE) có hiệu ứng cong lồi đặc biệt (nên gọi là “mắt cá”), cho khả năng bao quát trường nhìn cực rộng.

Ống kính FE đem lại những hiệu ứng đặc biệt như bẻ các đường thẳng thành đường cong (và ngược lại), hoặc cho ảnh các vật thể không tuân theo tỷ lệ xa gần như nhìn bằng mắt thường.

Lens FishEye - hiệu ứng mắt cá đặc biệt

Trên đây là những chia sẻ về một số loại Lens trên máy ảnh. Qua đó có thể hiểu được, các nhiếp ảnh gia đã ra đời vô vàn những bức ảnh ấn tượng, đa dạng trong phong cách, trường phái, một phần lớn chính là nhờ những ống kính đặc biệt này.

Rate this post

Viết một bình luận