Lịch sử và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 có tên gọi đầy đủ là Ngày lễ Hiến Chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là ngày được lựa chọn để tri ân thầy cô, tri ân người có hoạt động trong ngành Giáo dục. Hãy cùng Lee&Tee tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 này nhé.

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Năm 1946, tại Paris, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập và lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE). Đến năm 1949, tổ chức này đã xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo”, tại Hội nghị ở Thủ đô Vác-xa-va, Ba Lan. Nội dung hiến chương bao gồm 15 chương nói về việc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Hiến chương các nhà giáo

Bản “Hiến chương các nhà giáo”. Nguồn: Internet

Hưởng ứng bản “Hiến chương các nhà giáo”, năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên của tổ chức quốc tế này. Ngày 20/11/1958, Nước Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo, đến nay đã đổi thành Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

Vào năm đầu tiên, 1958, ngày Nhà giáo Việt Nam chỉ được áp dụng ở khu vực miền Bắc. Mãi đến những năm sau, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này mới được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn: Internet

Ngày 28/09/1982, ngày 20 tháng 11 đã chính thức được đưa vào quyết định để trở thành ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam.

Và kể từ đó đến nay, vào ngày 20 tháng 11 hằng năm sẽ là dịp để các học sinh, sinh viên bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với thầy cô, tôn vinh ngành Giáo dục.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

20 tháng 11 là một ngày lễ lớn của ngành giáo dục, gửi đến thông điệp “Tôn sư trọng đạo”, với mục đích tôn vinh những con người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người đã dạy dỗ mình nên người.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Nguồn: Internet

Cùng vào ngày này, Ngành giáo dục cũng đánh giá lại các hoạt động giáo dục và tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, tất cả các trường trong cả nước rất sôi nổi tổ chức các hoạt động văn nghệ do những học sinh trong trường thực hiện, tổ chức các lễ meeting chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa… cùng rất nhiều hoạt động khác có ý nghĩa.

Ngày 20 tháng 11 đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo truyền thống của Việt Nam. Dù đang ngồi trên ghế nhà trường, hay đã trưởng thành lăn lộn cuộc sống thì mỗi chúng ta luôn hướng về những người dìu dắt mình lớn lên, truyền đạt những kiến thức một cách tận tình. Nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,.. của dân tộc Việt Nam.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 nên tặng quà gì?

Trong ngày 20/11, ngoài việc bày tỏ tình cảm bằng tinh thần, bạn có thể gửi đến các thầy cô những bó hoa tươi thắm, những món quà ý nghĩa để tri ân những “người cha, người mẹ thứ hai” của mình. Có thể là chiếc cặp xách, balo da – một món phụ kiện có thể nói là không thể tách rời mỗi khi bước lên bục giảng. Có thể là những chiếc bóp, ví cầm tay ý nghĩa, cùng những lời chúc tốt đẹp nhất được khắc lên trên đó, có để mang theo, sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, rất sang trọng, lịch lãm.

 

 

Có thể bạn quan tâm: Nên tặng quà gì cho thầy giáo ngày 20 tháng 11?

Hy vọng qua bài viết này, Lee&Tee có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Hãy gửi đến những lời chúc, những món quà thật ý nghĩa đến thầy cô giáo của mình nhé. Họ chính là những “công thần” của đất nước, đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, góp phần xây dựng một tương lai sáng lạn, phát triển phồn vinh.

Rate this post

Viết một bình luận