Linh hồn người chết trong 49 ngày sẽ như thế nào – câu trả lời sẽ có tại wikichiase. Chết có phải là hết? Tại sao người trần lại cho rằng linh hồn người chết trong 49 ngày thường trở về nơi mình sinh ra và chỉ sau khoảng thời gian 49 ngày họ mới siêu thoát?
Theo quan niệm của đạo Phật, chết không phải là hết, chết là siêu thoát sang một thế giới mới giống như thay một lớp thân xác cũ đi; thân giả tạm này không phải là ta, chết là thay đổi thân xác giống như thay đổi một cái áo cũ. Vậy trong vòng 49 ngày đầu tiên, người mất đi đâu, làm gì, linh hồn của họ ở đâu? và sau 49 ngày người chết đi về đâu? Những thông tin dưới đây sẽ giải mã cho bạn hiểu hơn về vấn những đề tâm linh của linh hồn người chết trong và sau 49 ngày nhé!
Linh hồn người chết có thật hay không?
Chết hay qua đời thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Trong y học, Chết là sự Chấm dứt của mọi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn
Đạo lý truyền thống của người Việt quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Một quan niệm nhân văn khác là “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, chết không phải là hết. Bởi vậy theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam mới có cái gọi là linh hồn người chết
Linh hồn, tiếng Hy Lạp là Psyche, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima – Về linh hồn).
Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.
Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.
Linh hồn người chết trong 49 ngày sẽ như thế nào?
Phật giáo cho rằng, không phải con người chết là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức tùy theo nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo tạo, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã cắt đứt dòng tham ái, đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, nhân và thiên…
Như trên đã nói, con người sau khi mất đi vẫn còn tồn tại linh hồn, gọi là Thức. Khi vừa mất đi Tâm thức thường rơi vào trạng thái sáng suốt, biết người khác một cách dễ dàng nhưng người khác không thể thấy và biết tâm thức của mình, cũng có thể lúc này họ vẫn chưa nhận ra là mình đã chết và vẫn quanh quẩn quanh nhà. Trong khi những người thân đứng bên cạnh cái xác bất động đang lo toan, khóc lóc. Tâm thức lại chỉ nghe được tiếng nói của người thân như: cha, mẹ, vợ, con và muốn bảo những người thân thuộc đừng làm như vậy nhưng chẳng ai hiểu cả.
Sau khi chết, không nhất thiết người đã mất phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người. Cụ thể như sau:
Một là: Sanh tiền nếu người thường làm các việc lành, tạo các nghiệp thiện, bố thí, phóng sanh, cứu vớt người bần khổ, giữ gìn thập thiện, ngũ giới tinh nghiêm thì khi chết sanh thiên.
Hai là: Hành giả tu pháp môn niệm Phật, bình sanh tinh chuyên niệm Phật khi chết được Phật phóng quang tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà. Ví như tấm tường xiêu bên nào thì khi đổ sẽ đổ bên đó, người niệm Phật, Phật lực gia bị khi chết vãng sanh về cõi Phật.
Ba là: Sanh tiền người hay làm việc bất thiện, thủ ác, sát sanh hại vật, cướp của giết người, giết cha hại mẹ, bất kính với người trên kẻ dưới, khi chết liền sa đọa vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh.
Ba chủng loại người trên không cần phải trải qua 49 ngày mới tái sanh theo nghiệp thức, mà tái sanh ngay sau khi chết.
Bốn là: Còn lại những người tạo nghiệp thiện lẫn bất thiện, do có nhiều chủng lọai, thứ bậc, chưa được phân loại thiện hay ác: chí thiện, thiện bậc trung, thiện bậc hạ; hoặc chí ác, ác bậc trung, ác bậc hạ… phải chờ đợi đủ duyên, đủ yếu tố để tái sanh, do có sự chờ đợi tái sanh nên gọi “thân sanh ấm”, cũng gọi là “thân trung hữu”, “thân trung ấm”, “trung ấm thân” hay “thần thức” và khoảng thời gian chờ đợi tái sanh ấy là 49 ngày.
Vậy trong 49 ngày sau khi mất nếu người mất mà đi đầu thai rồi thì không về nhà nữa, nếu còn ở dạng thân trung ấm thì sẽ hay về nhà, họ sẽ thường quanh quẩn trong nhà quanh những người thân, đôi khi còn báo mộng. Những người chết bất đắc kỳ tử ở ngoài đường thì họ rất khó về nhà, cần phải làm lễ gọi hồn về nhà.
Trong 49 ngày người chết thường quanh quẩn trong nhà hoặc quanh quẩn bên xác của họ nếu họ quá luyến tiếc thân xác, xác được chôn thì họ sẽ quanh quẩn ở nghĩa trang.
Người chết mang thân trung ấm rất đau khổ, thời gian này rất quan trọng với họ, họ phải trải qua giai đoạn kết tập tội nghiệp, gặp các Phán Quan để phân định tội phước.. nếu lúc sống gây nhiều điều ác thì khi chết sẽ như bị khủng bố, mặt mày cau có, qua thân trung ấm thì đau khổ không nói hết được.
Trong giai đoạn này nếu người sống mà làm điều ác như sát sanh để làm đám ma thì người chết sẽ phải chịu thêm tội nặng nề do đó khó được siêu sanh, nếu đáng lẽ được sanh về cõi lành thì vì tội này mà sanh vào đường ác, nếu đã mang nghiệp nặng rồi còn bị thêm tội do con cháu sát sanh là ma chay nữa thì như rơi xuống giếng còn bị con cháu ném đá thêm. Giả như đang bị tội nặng mà con cháu vì người chết mà biết phóng sanh, tụng kinh niệm Phật hồi hướng thì người chết nương phước lành ấy mà giảm đi tội, có thể sanh về cõi người, cõi trời hoặc Tây Phương Cực Lạc quốc.
Sau 49 ngày người chết đi về đâu?
Kết thúc 49 ngày người chết sẽ đi về đâu? Đây chắc chắn là điều khiến nhiều người thắc mắc khi người thân của mình rời xa thế giới này.
Thông thường lúc này với những người lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì sau 49 ngày phân định nghiệp sẽ đi đầu thai thành những kiếp khác nhau.
Về việc đầu thai tái sinh của người đã mất thì theo giáo lý Nhân quả – Nghiệp báo cộng thêm những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện để trợ duyên cho người đã mất nhanh được siêu thoát, tái sinh.
Trong thế giới tâm linh nếu người chết muốn đầu thai được thành người trở lại thì trong hiện kiếp người đó cần thực hiện ngũ giới và tam quy một cách trọn vẹn. Khi còn sống người đó phải sống không tà đạo, không sát sinh, nói dối, trộm cướp và không dùng những chất kích thích, gây nghiện.
Riêng những người không tin nhân quả tội phước báo ứng và không có thiện hữu trí thức đi cùng hay chẳng có tâm sám hối khi làm những việc ác báo thì chắc chắn khi thần thức lìa khỏi xác phàm ma vương, quỷ sứ sẽ đến nghinh tiếp về chốn Diêm Đài để trị tội và xét xử.
Lúc còn sống nếu như con người có ý muốn tái sinh trở lại làm người thì với cái nhân ấy nó sẽ dẫn dắt thần thức của mình nghiêng về hướng đó để chọn nghiệp và đầu thai. Nếu trong quá khứ người ấy có tâm luyến ái với kẻ nào nhiều thì chính cái nhân thần thức ấy sẽ ngã về hướng đó.
Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp sẽ lâu hơn, sau 49 ngày vẫn chưa đầu thai, thậm chí là nhiều năm sau đó. Đó là vì người chết quá hoang mang hay lưu luyến thân xác cũ và người thân, đáng lẽ nên đi đầu thai để có cuộc sống mới thì lại cứ vất vưởng lang thang. Nhất là khi người thân còn cho gọi hồn người đã mất càng làm cho người đã mất bị níu kéo lại càng chậm trễ việc đầu thai.
Cho dù thật sự có khoảng thời gian 49 ngày hay không thì điều quan trọng nhất vẫn là tâm thức của chúng ta lúc còn sống. Đó chính là điều quyết định ngã rẽ khi chuẩn bị được tái sinh. Sự giác ngộ, giải thoát cho chính mình, không hối tiếc với những gì đã làm chính là cách tốt nhất để tâm hồn thanh thản lúc ra đi. Sống làm gì cho nhân loại và khi chết phải như thế nào cho xứng đáng. Với người đã khuất, nếu quý vị tin có linh hồn người chết trong 49 ngày, thì việc của người trần là hãy nén đau thương để cho linh hồn của người đã khuất sớm được siêu thoát, tái sanh về cảnh giới cao quý!
Xem thêm: