Lỗ châu mai là gì? Anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai? – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

Lỗ châu mai là gì? Anh hùng lấp lỗ châu mai năm 1950 là ai?

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

Để góp phần vào sự thành công vang dội của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh tuổi xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng toàn dân tộc. Trong đó có một huyền thoại đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai giúp quân giải phóng có thể tiếp tục hành trình chiến đấu. Vậy anh hùng lấp lỗ châu mai là ai? Lỗ châu mai là gì? Cùng mayruaxegiadinh.com.vn đi vào chi tiết lịch sử ngay sau đây nhé!

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai cơ bản được hiểu là một khe hở với diện tích khá nhỏ. Nó thường sẽ được xây dựng ở phía dưới hoặc ở bên trên của những công trình quân sự cụ thể như: lô cốt (lô cốt lỗ châu mai) pháo đài hay ở nhiều công trình khác. Tại các lỗ châu mai chính là nơi mà các xạ thủ có thể đặt súng sao cho vừa khe nhỏ nhằm mục đích có thể chống trả lại đối phương.

Hệ thống phòng ngự quân sự này thường được thiết kế đặc biệt cùng với những bức tường nằm ở phía sau khe hở được cắt bỏ đi một góc khoảng 30 độ nhằm hỗ trợ chủ thể là các xạ thủ có tầm nhìn và góc gắn tốt. Với hệ thống phòng thủ cụ thể như này cũng sẽ khiến cho đối phương khó có thể thực hiện được việc tấn công bởi mục tiêu ngắm bắn là vô cùng nhỏ.

Lỗ châu mai là gì? Hình ảnh lỗ châu mai, lô cốt lỗ châu mai.

Căn cứ vào thực tế, lỗ châu mai là một hệ thống phòng ngự đã có từ rất lâu đời. Nó được xác định là do Archimedes thực hiện việc chế tạo ra với mục đích chính là có thể kháng cự lại với quân Cộng hòa La Mã (214 – 212 TCN). Cho tới sau này, lỗ châu mai đã được tận dụng sử dụng ngày một phổ biến và nó hầu như có mặt ở các trận chiến. Như vậy, lỗ châu mai đã có mặt mãi từ thời Đế quốc La Mã cho tới Thế chiến thứ 2 và còn tồn tại cả trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Chúng ta có thể thấy được rằng, lỗ châu mai thực chất không tuân theo một quy định cố định nào về hình dạng cụ thể của nó cả. Thay vào đó, tùy vào loại vũ khí được sử dụng trong những trận chiến mà lỗ châu mai cũng sẽ được thiết kế sao cho tương thích, hợp lý nhất. Ở dạng đơn giản nhất thì lỗ châu mai có hình dạng chính là một khe dọc nhỏ. Thông thường, lỗ châu mai cũng sẽ được mở rộng ra tương tự như hình chữ thập và thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt nó còn là hình tam giác hoặc nhiều hình dạng khác.

Lỗ châu mai thường xuất hiện ở trong những bức tường bao của những kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Điều này chứng minh rằng, trong Chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Đồng minh đổ bộ vào đảo trận Iwo Jima thì quân Nhật cũng đã áp dụng lỗ châu mai nhằm mục đích đánh trả lại đối phương. Mặc dù quân Mỹ đã giành chiến thắng tuy nhiên họ cũng chịu rất nhiều thiệt hại, một phần có lẽ là bởi vì chiến thuật của quân Nhật.

Hình ảnh lỗ châu mai xuất hiện tại nhiều cuộc chiến.

Qua đây ta thấy, cách cố thủ trong những lô cốt kết hợp với việc dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai nhằm mục đích có thể tiêu diệt được quân của đối phương còn rất hiệu quả khi thực hiện việc đối phó với chiến thuật biển người. Đây là một cách làm đã được Quân đội nhân dân Việt Nam áp dụng trong chiến tranh biên giới Việt – Trung. Hay trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) thì quân Pháp cũng sử dụng chiến thuật với lỗ châu mai để nhằm cản bước tiến của Quân đội Việt Nam.

Sự xuất hiện của lỗ châu mai?

Như đã nhắc tới ở phần định nghĩa lỗ châu mai là gì, chúng ta đã biết rằng các lỗ châu mai được cho là sáng chế bởi Archimedes nhằm mục đích chính là có thể kháng cự, chống trả lại quân Cộng hòa La Mã trong cuộc bao vây Syracuse (214 – 212 TCN).

Lỗ châu mai đã xuất hiện từ thời xa xưa tại những pháo đài phòng thủ.

Lỗ châu mai có khe hở với chiều cao tương đương với một người đàn ông còn chiều rộng thì chỉ tương đương với lòng bàn tay. Tại các lỗ châu mai này cho phép những xạ thủ thực hiện việc bắn cung hay bọ cạp từ bên trong các bức tường chắn của thành phố.

Sau đó, lỗ châu mai đã tiếp tục được áp dụng tại những pháo đài phòng thủ ở thời Đế quốc La Mã. Vào thời người Norman cai trị nước Anh, ở những lâu đài vào thời kỳ này cũng đã không còn sử dụng lỗ châu mai mà nó chỉ được giới thiệu lại với những kiến trúc quân sự vào cuối thế kỷ XII và với một số lâu đài ở Anh.

Lấp lỗ châu mai là gì? Anh hùng lấp lỗ châu mai là ai?

Cũng đã trải qua hơn 60 năm kể từ ngày chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những người tham gia trực tiếp vào chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm nào đã số cũng đã già yếu, có những người thì đã đi xa. Tuy nhiên, cho tới tận ngày nay, câu chuyện về một thời khói lửa, hào hùng thì vẫn luôn được các nhân chứng lịch sử tái hiện lại một cách chi tiết, rõ ràng và chân thực.

Ở phần nội dung trên, sau khi tìm hiểu lỗ châu mai là gì thì chúng ta đã biết được cơ bản về hình dạng và đặc điểm của hệ thống phòng ngự quân sự này và hẳn đều có thể hiểu được sẽ thật khó khăn để có thể tiêu diệt được quân địch chỉ ở sau lỗ châu mai này. Chính vì vậy mà người anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân lấp lỗ châu mai. Và ngay tại thời điểm đó, thời điểm anh lấy thân mình để bịt kín hỏa diễm của địch đã khiến anh phải hy sinh nơi chiến trường.

Tiểu sử về Phan Đình Giót – Anh hùng lấy thân lấp lỗ châu mai.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Đình Giót sinh năm 1922 tại Cẩm Quan, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Anh là người con trong một gia đình nghèo có bố mất sớm, cuộc sống không đủ ăn khiến cho anh và cả em trai của mình đều phải đi ở cho địa chủ từ khi lên 6 lên 7.

Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót đã xin tham gia vào đội tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, chàng trai ấy đã tiếp tục xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia vào rất nhiều chiến dịch lớn của nước nhà, cụ thể như là: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc và chiến dịch cuối cùng của anh trước khi hy sinh chính là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Là một người chí khí, dũng cảm, trong những tháng năm tham gia chiến đấu Phan Đình Dũng luôn hăng say chiến đấu với tinh thần bất khuất và thậm chí đã có lần anh chích máu để viết quyết tâm thư gửi lên đại đoàn. Bức tâm thư này thể hiện chí khí hiên ngang của một người con đã giác ngộ đi theo cách mạng và truyền động lực lớn cho anh em cùng trang lứa quyết tâm để bảo vệ Tổ quốc.

Vào mùa đông năm 1953, đơn vị mà Anh hùng Phan Đình Giót đang tham gia đã nhận được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh Phan Đình Giót cùng với những người đồng đội, đồng chí của mình luôn bền bỉ cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ xẻ núi để mở đường nhằm mục đích kéo pháo lên đèo xuống dốc. Và các anh luôn quyết tâm sẵn sàng để chuẩn bị cho các trận chiến gay go trước mắt.

Vào chiều ngày 13/03/1954, quân ta đã tiến hành nổ súng nhằm tiêu diệt căn cứ điểm đồi Him Lam. Tại đây, nhiều loạt pháo đã xảy ra liên tục khiến rung chuyển cả trận địa trở nên mù mịt. Những chiến sĩ thuộc đại đội 58 đã anh dũng đã bấp chấp hiểm nguy mà lao lên mở đường và liên tiếp đánh tới quả bộc phá thứ 8.

Tới quả thứ 9 thì là chính anh Phan Đình Giót là người thực hiện nhưng sau đó thì anh đã bị thương ở đùi. Tuy nhiên, anh vẫn là người xung phong để được đánh quả tiếp theo. Lúc này, quân Pháp cũng đã tập trung hỏa lực để trút đạn xuống như mưa, xối xả vào quân ta vì vậy mà các chiến sĩ của ta đã bị thương rất nhiều.

Trước tình cảnh đó, anh Phan Đình Giót với lòng căm thù giặc sục sôi đã lao lên đánh liên tiếp 2 quả bộc phá nhằm giúp phá toang hàng rào cuối cùng và mở thông đường giúp cho đồng đội có thể lao lên đánh tan lô cốt đầu cầu. Khi đó, anh Phan Đình Giót cũng tiếp tục lao lên bám chắc tại lô cốt số 3 và tiến hành thực hiện ném thủ pháo và bắn kiềm chế nhằm giúp đơn vị có thể tiến lên. Đến giai đoạn này, anh Phan Đình Gipts đã bị thương khá nặng ở cả vai và đùi nên máu chảy rất nhiều.

Bất ngờ ngờ hỏa lực từ lô cốt số 3 của quân địch đã bắn mạnh nhằm vào những chiến sĩ của ta khiến cho lực lượng xung kích của ta phải bị lùi lại phía sau. Ý nghĩ duy nhất lúc này của anh Phan Đình Giót là phải dập tắt được lô cốt này nên anh đã cố gắng nhích mình lại gần lô cốt số 3 rồi dùng hết phần sức lực còn lại để nâng lên tiểu liên rồi thực hiện việc bắn mạnh vào lỗ châu mai.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Anh Phan Đình Giót lúc này hét to rằng: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân” rồi đồng thời rướn cả người lao cả thân mình vào để có thể kịt kín được lỗ châu mai của địch. Bởi thế mà lô cốt lợi hại cuối cùng của quân Pháp vì vậy mà cũng bị dập tắt. Nhờ đó, quân ta ào ạt xông lên để tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và giành về chiến thắng to lớn trong trận mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót đã hy sinh vào lúc 22h30p ngày 13/03/1954 khi anh vừa bước sang tuổi 34. Tới ngày 31/03/1954, anh Phan Đình Giót đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Khi hy sinh, Phan Đình Giót hiện thuộc Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Bên cạnh đó, Phan Đình Giót cũng là một người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Hiện nay, mộ phần của Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót được đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 tại tỉnh Điện Biên. Anh hùng Phan Đình Giót đã anh dũng hy sinh và mãi nằm lại ở mảnh đất hào hùng này bên cạnh những người đồng chí, đồng hội của mình như anh hùng Tô Vĩnh Diện, Trần Can, Bế Văn Đàn cùng hàng loạt những đồng đội của mình.

Mặc dù lấy thân mình lấp lỗ châu mai và đã đi xa mãi mãi, tuy nhiên những chiến công cùng sự quả cảm của anh hùng Phan Đình Giót thì luôn bất tử với thời gian.

Lời Kết

Qua bài viết này chúng ta cũng đã biết được thêm được về người anh hùng vĩ đại góp công vào chiến thắng vang dội, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, đồng thời cũng trả lời được câu hỏi Người lấy thân lấp lỗ châu mai là ai? Đó chính là Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Phan Đình Giót. Sự hy sinh của anh cũng như những người đồng đội trở thành bất tử trong lòng Nhân dân và luôn luôn được ngưỡng mộ, vinh danh.

Hy vọng bài viết về chủ đề lỗ châu mai là gì trên đây đã giúp chúng ta hiểu thêm được về những chiến công lịch sử vang dội của dân tộc. Để cập nhật thêm nhiều những thông tin bổ ích quý bạn đọc hãy theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn mỗi ngày nhé!

Rate this post

Viết một bình luận