Loài cây cao nhất thế giới cao đến mức độ nào?

Nếu như được hỏi ngọn núi nào cao nhất thế giới hiện nay – hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng đó là đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, với chiều cao 8.840m.

Người cao nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness hiện nay chắc chắn là anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ – Sultan Kosen với chiều cao 2,51m rồi.

Thế bạn có biết – loài cây nào cao nhất thế giới? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ tìm lời giải nhé!

150831tree05-9df51

Cây cao nhất thế giới có chiều cao 115,6m…

Hiện nay, cây giữ kỷ lục cao nhất thế giới thuộc loài tùng gỗ đỏ ven biển (coastal redwood) mang tên Hyperion, với chiều cao 115,6m. Hyperion đã đánh bại “người tiền nhiệm”  cũng thuộc chi tùng gỗ đỏ là cây Stratosphere Giant, với độ chênh lệch là 3m.

Để có thể rút ra kết luận trên, các chuyên gia đã lấy chiều cao của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ (93,1m) và tháp đồng hồ Big Ben (Anh) – 96m để “đọ” chiều cao với loài cây Hyperion này. Kết quả là, cây tùng gỗ đỏ còn có chiều cao vượt trội hơn cả hai công trình nổi tiếng trên.

150831tree03-9df51

… cao hơn cả tượng Nữ thần Tự do 93,1m

150831tree02-9df51

Hay tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng – 96m.

150831treeavav-a14ac

Loài cây tùng gỗ đỏ có danh pháp khoa học là Sequoia sempervirens, được tìm thấy tại các khu rừng thuộc tiểu bang California (Mỹ).

Đây là loài cây thường xanh, sống rất lâu, trong đó có những cây đại thụ với tuổi thọ lên tới 1.800 năm. Cũng nhờ vậy, các cây tùng gỗ đỏ ven biển thường có chiều cao đạt kỷ lục thế giới.

150831tree04-9df51

Khu rừng tùng gỗ đỏ tại California

Hyperion được phát hiện bởi hai nhà thám hiểm Chris Atkins và Michael Taylor vào năm 2006. Tuy nhiên để xác lập được kỷ lục, chiều cao của Hyperion phải được đo một cách chính xác.

Điều này đã được đội ngũ các nhà khoa học thuộc ĐH bang Humboldt thực hiện vào năm 2008 và nhờ đó xác thực được chiều cao của cây này.

150831tree06-73641

Loài cây Stratosphere Giant – “cựu” cây cao nhất thế giới – 112,5m.

Hiện vị trí của cây cao nhất thế giới không được công bố rộng rãi bởi nhiều chuyên gia lo sợ nhiều người sẽ tìm tới đây và gây tổn hại cho loài cây này.

 

Rate this post

Viết một bình luận