Đời người không ít thì nhiều lần ai trong chúng ta cũng đã từng gặp bế tắc, bế tắc trong nhiều trường hơp, gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội, thế nhưng mỗi người đều có cách đối mặt với bế tắc khác nhau. Quan trọng là bản thân ta biết lúc nào nên buông mà thôi.
> Đọc thêm các bài viết về Lời Phật dạy tại đây
Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.
Khó khăn, bế tắc trong cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy. Có hai câu chuyện đề cập đến hai khía cạnh của việc đối mặt ra sao khi gặp bế tắc. Hai câu chuyện này ta đều thấy bản thân ta hiện hữu đâu đây một vài lần khi gặp phải bế tắc.
Câu chuyện 1: Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông! Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2: Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Bài liên quan
Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi. Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.