Lũa Thủy Sinh Là gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh

Nếu là người am hiểu về các loại lũa thì đây không phải là một kiến thức mớ mẻ gì. Tuy nhiên nếu còn non trẻ, mới tìm hiểu kiến thức về thủy sinh thì đây sẽ là kiến thức khá mới cho bạn.

Lũa Thủy Sinh Là gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh

Lũa Thủy Sinh Là Gì?

Lũa là gỗ được lấy từ lõi gỗ tại phần gốc của các loại cây gỗ tự nhiên cổ thụ lâu năm sau khi đã bị chết, và có quá trình bào mòn qua năm tháng và chỉ còn lớp gỗ thịt chắc chắn. Đặc điểm chung của loại gỗ được gọi là lũa chính là việc dòng gỗ lũa này rất cứng và không bị ảnh hưởng bởi mối và mọt.

Lũa thủy sinh mang dấu ấn của tự nhiên nhưng thể hiện tính biểu cảm cô đọng và thẩm mĩ, đặc biệt là trên lũa còn thể hiện sự trải nghiệm của thời gian do lũa được hình thành qua nhiều năm.

Bạn đang xem: Lũa Thủy Sinh Là gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh

Lũa thủy sinh thông thường sẽ bao gồm thêm cả những dòng cây khô như cây Hải Sơn Tùng, Ngọc Linh Sam…hay nhiều dòng cây khác cũng có thể gọi là lũa nếu có thể cho được vào bể thủy sinh.

Ngoài những dòng lũa được làm từ gỗ thịt và được thiên nhiên xử lý lâu năm ra, thì các dòng lũa còn lại thường phải xử lý rất nhiều như: Ngâm, dùng hóa chất, luộc… để có thể sử dụng và cho vào bể thủy sinh.

Đặc Điểm Của Lũa Thủy Sinh

  1. Là loại gỗ tự nhiên, không gây nặng mùi khi ngâm dưới nước như các loại gỗ thông thường.
  2. Lũa thủy sinh có hình dáng ngoằn ngoèo khúc khủy, và một số hình dạng đặc thù khác.
  3. Đa số chúng được khai thác từ môi trường tự nhiên.
  4. Không bị bào mòn hay mục nát dưới môi trường nước.
  5. Các loại lũa thủy sinh tới tay người dùng đều đã được xử lý lột vỏ.
  6. Đa số các loại lũa thủy sinh khi ngâm nước thời gian đầu sẽ làm nước ngả màu vàng, hoặc có loại bị rữa nhớt. Nhưng thời gian sau là hết.

Các Loại Lũa Thủy Sinh

1. Lũa nằm sâu trong lòng đất

Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất có màu sắc tự nhiên với nhiều hình dạng rễ chùm đẹp mắt. Tuy nhiên để khai thác giữ nguyên được vẻ đẹp của gỗ thì người ta cần có kỹ thuật chuyên môn cao, bởi nếu không cẩn thận thì sẽ làm hỏng hết phần rễ chính của gỗ, làm mất đi cái hồn của nó.

2. Lũa chìm trong bùn nước, sông suối

Gỗ lũa loại này có màu nâu đen do bị ngâm lâu ngày dưới nước bùn và cũng là loại gỗ lũa phổ biến nhất.
Gỗ lũa bùn nước được hình thành do tác nhân sau: trong tự nhiên các đợt lũ lụt là cho những cây gỗ to đã chết không còn bám chắc vào đất sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước ra sông, ra suối và bị vùi trong bùn.

3.Lũa tạo thành từ mưa gió

Tham khảo: Hướng dẫn nhân giống và chăm sóc Blue Ram Cichlid

Qúa trình hình thành gỗ lũa từ mưa gió: Không giống giống với hai loại gỗ lũa trên gỗ lũa tạo ra từ mưa gió thường có ở những vùng bán xa mạc, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt gỗ bị bào mòn đến khi còn trơ lõi bởi vậy nên nó rất chắc và đanh. Lũa được tạo thành qua thử thách của nắng mưa sương gió là loại lũa quý hiếm nhất.

Một Số Lũa Phổ Biến Trong Thủy Sinh

1. Lũa Linh Sam

Lũa Linh Sam đã xử lý thì chìm dưới nước, không ra màu, không gây hại cho cá và đặc biệt có độ bền rất cao. Nhờ đó mà lũa Linh Sam rất được ưu chuộng trong giới thủy sinh. Ngoài ra với màu nâu đặc trong của gốc và rễ cây, hình thù uốn éo không cố định, có những khúc gốc to và ra dáng rất đẹp, nên dân chơi thủy sinh hay dùng Lũa Linh Sam để trang trí thẳng vào hồ cá, tạo thành một cảnh quan hồ thủy sinh rất đẹp và bắt mắt.

Nếu bạn khéo tay thì có thể dùng lũa Linh Sam để ghép thành những cây lũa ghép thủy sinh rất đẹp. Với đặc tính là chìm nên lũa Linh Sam chỉ cần ghép xong thả xuống nước là được, không cần ghép lên đá hay bất cứ vật nào để nhấn chìm hết. Đây là hình mẫu dùng lũa Linh Sam để ghép thành cây bonsai và cổ thụ.2. Lũa Đỗ Quyên
Giống như lũa linh sam lũa đổ quyên hiện cũng rất phổ biến hiện nay, lũa đỗ quyên thường nguyên khối hình dáng rể cây rất được ưa chuộng, dễ dàng tạo phối kiểu hơn gỗ linh sam.

3. Lũa Trà Rừng

Lũa trà rừng có rất nhiều nhánh và dễ nối ghép với nhau tạo nên bố cục lũa rất ấn tượng là loại lũa dễ dàng setup. Tùy vào trí tưởng tượng và sáng tạo, các bạn có thể sắp xếp và kết nối nhiều nhánh lũa tạo nên những bố cục rừng hay tô điểm cho đá.

4. Lũa Xương Chùm

Lũa Xương Chùm loại lũa thủy sinh chuyên dùng cho việc ghép tán cây với hình dáng rất đẹp, dễ sử dụng cho việc ghép lũa thủy sinh và buộc rêu lên. Vì thế lũa Xương Chùm là mặt hàng rất hút trong các hàng lũa thủy sinh hiện nay.

Đặc Điểm Của Lũa Thủy Sinh

  1. Chọn hình dáng – có thể chọn theo phong cách tự nhiên gỗ có hình dáng đẹp, hoặc chọn và ghép gỗ theo cá tính, hoặc chủ đề.
  2. Chọn mua gỗ lũa phải chọn loại ít mùn, không phai trong nước càng bị lũa càng tốt thịt gỗ đanh, loại này không cần phải luộc mà chỉ cần ngâm trong nuớc vài ngày sẽ tự chìm.
  3. Gỗ tự nhiên trải qua các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như lũ lụt….. làm mục các loại cây chết, và bị bào mòn trong môi trường nuớc, đất ngập nước.
  4. Phần bị bào mòn có thể tạo nên những khoảng rỗng và phần còn lại thịt gỗ có đặc tính là chắc, đanh và nặng.
  5. Bản thân gỗ lũa tự chìm do no nước trong đièu kiện ngập trong nước hoặc bị dòng chảy bào mòn.

Cách Xử Lý Lũa

1. Ngâm nước

Ngâm nước là một trong những phương pháp thường thấy của chúng ta, với việc ngâm gỗ lũa trong thời gian dài (từ 1 tháng đến 6 tháng) có thể giúp việc loại bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: nhựa, chất đọc, màu của lũa…. Và nếu không có quá trình này, việc thôi ra các chất sẽ khiến bể thủy sinh của chúng ta có màu vàng và nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm và thiếu thẩm mỹ cho bể thủy sinh.

2. Luộc Lũa

Luộc lũa thủy sinh trước khi cho vào bể là một phương pháp được khá nhiều anh em sử dụng để đẩy nhanh quá trình xử lý lữa. Thay vì chúng ta cần từ 1 đến 6 tháng cho tùy từng loại lũa, thì cách luộc lũa có thể giúp chúng ta rút ngắn được từ 50% đến 70% thời gian xử lý thông thường.

Đọc thêm: Rêu Sừng Hưu – Nguyên Nhân Và Cách Trị

Đối với những khúc gỗ có kích thước lớn, chúng ta không có những dụng cụ cần thiết để luộc. Hãy dùng nước nóng xử lý từng phần của gốc lũa.

3.Dùng dung dịch hóa học

Sử dụng OXY già hoạc các dạng dung dịch như cồn công nghiệp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Với việc hòa tan các dung dịch hóa học này cùng với nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết nhựa và các chất độc hại ở trong lũa của chúng ta. Thông thường hình thức này sẽ giúp giảm từ 40% đến 50% thời gian xử lý lũa.

Ngoài ra chúng ta có thể dùng các dung dịch chất tẩy cũng là một trong những chất hóa học thường được dùng để xử lý lữa, nhưng với dạng thuốc tẩy Thủy Sinh 4U không khuyến khích mọi người sử dụng vì có thể mang đến những tác dụng phụ.

4. Nướng Lũa

Nướng hay hơ lũa trên ngọn lửa cũng là một cách để xử lý lữa thủy sinh. Tuy nhiên phương án này thường làm lũa bị ám màu hoạc không quen có thể làm hỏng lũa. Vì vậy hãy cân nhắc về việc xử lý lữa bằng lửa nhé.

Tại sao cho lũa vào hồ lại hay bị ra nước vàng và nấm mốc xung quanh?
Khi cho lũa vào hồ, tanin từ gỗ lũa sẽ tan vào trong nước khiến màu nước thay đổi, đừng lo lắng, chỉ bằng việc thay nước thường xuyên, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn được vấn đề này. Kể cả việc gỗ lũa xuất hiện nấm mốc trắng xung quanh, bạn có thể sử dụng bàn chải để đánh sạch. Hoặc cũng có thể để tự nhiên, sau một thời gian nhất định, nấm mốc này cũng sẽ biến mất.

Làm sao để cho lũa chìm?

  1. Buộc đá vào phần dưới của gỗ lũa, hoặc sử dụng đá để chèn lên gỗ lũa không cho gỗ nổi lên.
  2. Đục phần dưới của gỗ lũa để nhét những vật có tỷ trọng lớn vào trong thân gỗ, sau đó dùng keo silicon bịt lại.
  3. Dùng ốc vít gắn các vật nặng vào gỗ lũa, sau đó dùng các loại cây thủy sinh như  Ráy, Dương Xỉ che đi.
  4. Dùng các loại mút kính dán vào đáy hoặc cạnh bể, sau đó sử dụng dây buộc để cố định gỗ lũa.

Tại sao nên sử dụng lũa thủy sinh?
Không chỉ là vật trang trí hoặc đồ nội thất trong bể cá của bạn, lũa thủy sinh cũng được sử dụng như một nơi trú ẩn cho cá hoặc các sinh vật khác trong bể.
Gỗ lũa được khuyến cáo nhiều nhất cho bể thuỷ sinh là những loại gỗ lũa tự chìm và không phai màu. Trước khi đặt một mảnh lũa trong hồ cá của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn chuẩn bị nó đúng cách, nếu không nó có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Chú ý : Tham gia nhóm zalo các hội bằng cách bấm vào link dưới:
★ Hội Nuôi Tép:
❀ https://zalo.me/g/hhmnva788
★ Hội Trồng Ráy:
❀ https://zalo.me/g/gvpzyz106
★ Chợ Thủy Sinh Đà Nẵng:
❀ https://zalo.me/g/xohjio536

★ Hội Thủy Sinh Việt Nam trên Telegram :
❀ https://t.me/vietnamaquarium 

Đọc thêm: Máy Xủi Oxy Hồ Cá Có Thật Sự Cần Thiết?

Rate this post

Viết một bình luận