Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật Là Gì, Thơ Đường Luật

a).Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần,phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ.

Bạn đang xem: Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là gì

– Vídụ thể thơ lục bát (trên 6, dưới 8, tiếng cuối câu 6 phải cùng vần với tiếng 6của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo).

– Cácthể thơ của Việt Nam:

+ Cácthể thơ dân tộc gồm lục bát, song thất lục bát và hát nói.

+ Cácthể thơ Đường luật gồm ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).

+ Cácthể thơ hiện đại gồm, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…

b).Luật thơ phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt

-Tiếng là đơn vị cấu tạo, âm điệu, nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Tiếng gồm 3 phần(phụ âm đầu, vần, thanh điệu).

– Vịtrí hiệp vần, sự luân phiên đối xứng và hài hòa của các thanh bằng, trắc tạonên nhạc điệu thơ.

II.Một số thể thơ truyền thống

1. Thểlục bát

– Sốtiếng gồm 2 dòng 6 và 8.

– Hiệpvần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 (dòng 8 tiếng) và tiếng thứ6 của dòng kế tiếp.

– Nhịpchẵn (các tiếng 2,4,6).

– Hàithanh: Đối xứng luân phiên bằng – trắc – bằng (tiếng 2,4,6); đối lập trầm bổngở tiếng 6,8 dòng 8 tiếng.

2. Thểsong thất lục bát

– Gồmcặp song thất và cặp lục bát luân phiên nhau trong bài.

– Hiệpvần ở mỗi cặp (song thất là vần trắc, lục bát là vần bằng, giữa 2 cặp có vầnliền).

– Nhịp¾ ở câu thất và 2/2/2 ở câu lục bát.

– Hàithanh trong cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, còn cặp lục bát thì đốixứng bằng – trắc chặt chẽ.

3. Cácthể ngũ ngôn Đường luật

– Gồmngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũngôn bát cú có 4 phần (đề, thực, luận, kết).

– Sốtiếng (5), dòng (8), tứ tuyệt thì 4 dòng.

– Vần(độc vận).

– Nhịplẻ 2/3.

– Hàithanh luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai vàthứ tư.

4. Cácthể thất ngôn Đường luật

– Gồmthất ngôn tứ tuyệt và bát cú.

– Thấtngôn tứ tuyệt

+Tiếng: 7 tiếng, 4 dòng.

+ Vầnchân, độc vận, vần cách.

Xem thêm: 7 Yếu Tố Cơ Bản Của Nghệ Thuật Tạo Hình Là Gì ? Ngôn Ngữ Riêng Của Hội

+ Nhịp4/3.

– Thấtngôn bát cú

+ 7tiếng, 8 dòng (4 phần gồm đề, thực, luận, kết).

+ Vầnchân, độc vận.

+ Nhịp4/3.

+ Hàithanh đối xứng giữa các tiếng 2,4,6 và phải niêm dính giữa các dòng 2,3; 4,5;6,7 và 1,8.

III.Các thể thơ hiện đại

– Ảnhhưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ.

– Đadạng và phong phú, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do…vừa tiếp nốiluật thơ truyền thống vừa có sự cách tân.IV. Luyện tập1. So sánh những nétgiống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thốngtrong bài Mặt trăng (tr. 103 – 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh.

– Đoạnthơ của Xuân Quỳnh là thể ngũ ngôn hiện đại, còn Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôntruyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

-Giống nhau: Mỗi câu có năm chữ (tiếng) và đều gieo vần cách.

– Khácnhau:

+ BàiMặt trăng là vần độc vần, ngắt nhịp lẻ 2/3, hài thanh luân phiên ở tiếng 3 vàtiếng 4.

+ Đoạnthơ Sóng là 2 vần, nhịp chẵn 3/3, thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt.

2.Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khổthơ sau đây (SGK) để thấy sự đổi mới,sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.

-Trong thể thơ 7 tiếng hiện đại có sự đổi mới, sáng tạo so với thơ thất ngôntruyền thống.

– Cáchgieo vần gồm: Vần chân, vần cách giống thơ truyền thống; vần lưng sáng tạo hơnthơ truyền thống; nhiều vần ở các vị trí khác nhau như 3,5,5,7.

– Ngắtnhịp ở câu 1 là 2/5 (sáng tạo); còn ở câu 2,3,4 là 43 giống thơ truyền thống.

3.Dùng các kí hiệu B (bằng), T (trắc), Bv (bằng, vần)….để ghi lại âm luật trongbài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau:.

– Câu1: Quả cau nho nhỏ/miếng trầu hôi

ĐBTB

– Câu2: Này của Xuân Hương/mới quệt rồi

TB T Bv

-Câu3: Có phải duyên nhau/thì thắm lại

ĐTB T

– Câu4: Đừng xanh như lá/bạc như vôi

BT B Bv

4. Tìmnhững yếu tố vần, nhịp và hành thanh của khổ thơ (SGK) để chứng minh ảnh hưởngcủa thơ thất ngôn Đường luật trong thơ mới.

– Gieovần cách.

– Nhịp4/3.

– Hàithanh trong tiếng 2 (T- B – B – T); tiếng 4 (B – T – T – B); tiếng 6 (T – B – B- T).

Rate this post

Viết một bình luận