Luật quốc tế là gì? Sinh viên có nên theo học ngành luật quốc tế? Hãy cùng tìm hiểu những nhà luật pháp quốc tế và những chuyên viên chính trị quốc tế học ngành gì để có thể thành công sau khi ra trường nhé.
Luật quốc tế hiện nay đang là một trong những khối ngành nghề rất được các bạn trẻ quan tâm. Vậy thì luật quốc tế là gì và có ảnh hưởng như thế nào, cơ hội việc làm của luật quốc tế sau khi học xong có cao không? Các câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải quyết và trả lời trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu những những nhà luật pháp quốc tế và những chuyên viên chính trị quốc tế học ngành gì để có thể thành công sau khi ra trường nhé.
I. Tìm hiểu về luật quốc tế
1. Khái niệm luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế là một hệ thống của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được tạo dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau trên toàn thế giới. Luật quốc tế được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp có thể phát sinh giữa các quốc gia; đảm bảo được an ninh thế giới trong hầu hết các hoạt động ảnh và lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Sự hình thành của bộ luật quốc tế thế được tạo ra khi những mối quan hệ giữa các quốc gia được mở rộng trên mọi lĩnh vực; bắt đầu từ các lĩnh vực như kinh tế, chính trị và giáo dục, y tế,… vượt xa ra khỏi phạm vi khu vực và sự phát triển của các quốc gia đó. Các mối quan hệ có tính chất liên khu vực hoặc cộng đồng quốc tế, đương nhiên thì những quan hệ này phải luôn luôn được điều chỉnh làm sao để cho phù hợp với quy phạm pháp luật tương ứng và các quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Luật quốc tế hiện nay, hay còn được gọi là công pháp quốc tế được tạo ra nhằm đảm bảo việc thi hành những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc là tập thể do các chính chủ ngủ mà luật quốc tế đảm bảo quyền lợi. Luật quốc tế được thực thi hành cùng với dư luận tiến bộ của thế giới thực thi.
Tìm hiểu về luật quốc tế
Vậy ngành luật quốc tế là gì? Ngành luật quốc tế ra đời đồng nghĩa với việc các chủ thể ở trên thế giới và luôn luôn đảm bảo rằng hành vi của mình được thi hành để đảm bảo cho các quyền lợi chung của chính mình và của các chủ thể khác. Do vậy thì các quốc gia cần phải phải có những đối tượng hiểu biết về luật và luật quốc tế để có thể trợ giúp cho những hoạt động về quy phạm pháp luật trong nước và cả ngoài nước, làm bảo những hành động đó được thực thi theo đúng khuôn khổ của pháp lý. Ngành luật quốc tế ra đời nhằm tạo điều kiện và cơ hội việc làm cho những sinh viên. Họ được đáp ứng kiến thức từ cơ bản cho tới chuyên sâu của các môn học như là công pháp quốc tế, Luật Kinh tế, Luật tổ chức quốc tế hoặc là Luật thương mại quốc tế.
2. Đặc điểm của luật quốc tế
Trình tự xây dựng của các quy phạm sách luật quốc tế được sắp xếp như sau
-
Không có cơ quan luật pháp nào để xây dựng các quy phạm pháp luật của luật quốc tế
-
Con đường hình thành của luật quốc tế dựa trên sự thỏa hiệp và thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc là cùng nhau đưa ra các thừa nhận về tập quán quốc tế
-
Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế liên quan tới những quan hệ nhiều mặt trong đời sống, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật,… giữa các chủ thể của luật quốc tế (nhưng chủ yếu là xoay quanh những vấn đề liên quan tới quan hệ chính trị những mối quan hệ có tính chất Liên quốc gia)
-
Chủ thể của luật quốc tế là những chủ thể có thể thực hiện các quyền năng tham gia vào mối quan hệ pháp lý quốc tế. Đó chính là các quốc gia có chủ quyền các dân tộc đang trong quá trình đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hoặc là các thực thể đặc biệt của luật quốc tế,…
3. Vai trò của Luật quốc tế
-
Luật quốc tế có vai trò quan trọng để đảm bảo được các vấn đề liên quan tới Luật thương mại quốc tế Hoặc là các vấn đề liên quan tới ngành Luật an ninh thế giới
-
Luật quốc tế là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo vệ lợi ích của mỗi một chủ thể của luật quốc tế trong mối quan hệ quốc tế
-
Nó cũng là công cụ đặc biệt, là nhân tố quan trọng để có thể bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, An ninh thế giới
-
Luật quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của văn minh nhân loại. Nó thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo một định hướng ngày càng văn minh hơn. Luật quốc tế thúc đẩy việc phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác quốc tế đặc biệt là mối quan hệ liên quan tới Luật thương mại quốc tế kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
4. Phân biệt luật quốc tế và luật quốc gia
Dưới đây chúng tôi sẽ sẽ đưa ra những vấn đề cơ bản khác biệt giữa luật quốc tế và luật quốc gia. Luật quốc tế và luật quốc gia thì đều là một trong những hệ thống của các nguyên tắc việc quy phạm pháp luật được áp dụng dựa trên các hoạt động của mọi mặt lĩnh vực, nhằm mang lại lợi ích chung cho tập thể Xã hội. Tuy nhiên thì hai thuật ngữ này lại được dùng để có thể gọi tên những bộ luật khác nhau và có những đặc điểm để phân biệt cơ bản và cụ thể như sau
Về khái niệm
-
Luật quốc tế được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau trên toàn thế giới
-
Luật quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở ý chí của nhà nước cơ sở ở hiện tại và không có sự tự nguyện các chủ thể, bắt buộc phải thực hiện theo quy phạm pháp luật của luật này
Về mục đích
-
Luật quốc tế được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh thế giới, đẩy lùi những tranh chấp không đáng có giữa các chủ thể của của luật quốc tế
-
Luật quốc gia ra được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh của nước sở tại và được điều chỉnh theo những quan hệ trong phạm vi quốc gia
Về sự hình thành
-
Luật quốc tế thì được xây dựng dựa trên sự thống nhất của rất nhiều các chủ thể và không có cơ quan chuyên trách đảm nhiệm xây dựng
-
Luật quốc gia được xây dựng dựa trên các vấn đề các cơ quan chuyên trách của mỗi một quốc gia. Chẳng hạn như tại Việt Nam thì các cơ quan có quyền lực xây dựng luật quốc gia chính là quốc hội và chính phủ
Về đối tượng điều chỉnh
-
Luật quốc tế được điều chỉnh dựa trên các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác nhau trên toàn thế giới
-
Luật quốc gia được điều chỉnh dựa trên các mối quan hệ trong phạm vi của một quốc gia giữa các cá nhân và các tổ chức trong nước sở tại đó
Về chủ thể
-
Luật quốc tế đối với chủ thể thì chính là những người thi hành các các quốc gia thi hành các vấn đề các tổ chức liên chính phủ và các dân tộc đang trong giai đoạn đòi quyền tự quyết và các vùng tự trị
-
Luật quốc gia: chủ thể thi hành của luật quốc gia là toàn bộ các tổ chức và các cá nhân thành phần trong phạm vi một quốc gia
Về cơ quan thi hành
-
Luật quốc tế không tồn tại bất kỳ Cơ quan thi hành chuyên biệt nào
-
Luật quốc gia thì được đảm bảo bởi việc thi hành của các cơ quan Tư pháp
Về chức năng
-
Luật quốc tế giải thích và xem xét các vấn đề liên quan nảy sinh có ảnh hưởng quốc tế để có thể chỉ ra được những sai phạm và tìm cách giải quyết dựa trên các quy định Bình đẳng trong vi phạm quy phạm pháp. Luật quốc tế đã có sự đồng tình của các bên liên quan
-
Luật quốc gia mang tính chất bắt buộc và được áp dụng trên phạm vi rộng, cho nên chức năng của pháp luật một quốc gia không cần sự đồng tình của các bên và được phán xét dựa trên các vấn đề đã được quy định sẵn.
5. Nguồn của luật quốc tế
Nguồn gốc của luật quốc tế chính là những hình thức đã được biểu hiện xoay quanh sự tồn tại hoặc là sự chứa đựng của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, do các quốc gia và các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận và xây dựng nên. Theo đó Thì nguồn gốc của luật quốc tế đã được quy định trong khoản 1, Điều 38, của quy chế tòa án Công Lý Quốc tế bao gồm
-
Những điều ước quốc tế
-
Tập quán quốc tế
-
Các phán quyết của tòa án Công Lý Quốc tế
-
Các học thuyết được xây dựng về luật quốc tế
-
Các nguyên tắc áp dụng luật tập trung
Trong những nguồn quan trọng đã được kể trên thì những điều ước quốc tế và tập Toán quán quốc tế là hai nguồn thành văn và bất thành văn được xem là hai nguồn chủ yếu và được tham khảo nhiều nhất hiện nay.
Xem thêm: Ngành Luật và những việc làm cụ thể sau khi sinh viên ra trường
II. Quốc gia trong luật quốc tế
Luật quốc gia trong luật quốc tế là sự công nhận của một quốc gia trên thế giới. Sự công nhận là một hành vi liên quan tới pháp lý chính trị của một quốc gia giữa công nhận được dựa trên các động cơ nhất định; chủ yếu liên quan tới động cơ chính trị kinh tế và quốc phòng; nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới ở trong cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, nó khẳng định mối quan hệ của quốc gia. Nó là sự công nhận đối với các chính sách và các chế độ chính trị, kinh tế của mỗi một thành viên mới. Đồng thời, thông qua Hành vi pháp lý chính trị mà quốc gia công nhận có thể hiện được ý định muốn thiết lập các mối quan hệ bình thường và ổn định giữa các thành viên trong nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế quốc tế.
Quốc gia trong luật quốc tế
Các thể loại được công nhận của luật quốc gia trong luật quốc tế: công nhận quốc gia mới, công nhận các chủ thể mới của của các vấn đề liên quan tới luật quốc tế, công nhận chính phủ mới và công nhận người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế.
-
Các điều kiện để công nhận chính phủ mới:
-
Khi được đông đảo quần chúng ủng hộ
-
Có đầy đủ các năng lực để duy trì và thực hiện các quyền lực liên quan về quốc gia trong một thời gian dài
-
Tự quản lý mọi công việc liên quan tới đất nước
-
Có khả năng kiểm soát toàn bộ phần lớn lãnh thổ của quốc gia một cách độc lập và riêng biệt.
Vấn đề kế thừa quốc gia trong không vi phạm pháp luật của luật quốc
Kế sự kế thừa của một quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ trách nhiệm là sự thay thế của mỗi một quốc gia này cho mỗi một quốc gia khác trong việc gánh chịu những nhiệm vụ liên quan tới quan hệ quốc tế đối với vùng lãnh thổ nào đó.
Những cơ sở để có thể nhằm làm phát sinh mối quan hệ kế thừa của quốc gia đó chính là do: thắng lợi của của cách mạng xã hội trong việc hợp nhất quốc gia, sự phân chia giữa các quốc gia thành hai hoặc là nhiều quốc gia mới, có sự chuyển nhượng sự sáp nhập hoặc sự trao đổi mỗi một thành phần lãnh thổ của quốc gia này cho quốc gia khác.
III. Luật ngoại giao và lãnh sự
Luật ngoại giao và lãnh sự là một trong những ngành luật độc lập trong quan hệ, hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế. Luật đã được điều chỉnh nhằm điều chỉnh mối quan hệ về tổ chức và các hoạt động của các cơ quan liên quan tới quan hệ đối ngoại nhà nước, cùng với các thành viên của cơ quan này. Đồng thời thì nó cũng được dùng để điều chỉnh các vấn đề liên quan tới Quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thành viên của nó.
Nguyên tắc của luật ngoại giao lãnh sự đó chính là: sự bình đẳng, không phân biệt đối xử, sự tôn trọng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao lãnh sự và sự tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại. Nguyên tắc của thỏa thuận đó chính là sự có đi có lại.
1.Hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước
Trong nước:
-
Cơ quan đại diện chung như là: nguyên thủ quốc gia, Chính phủ và những người đứng đầu của chính phủ, nghị viện hoặc quốc hội, các bộ như là: bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
-
Các cơ quan đại diện: liên quan tới chuyên ngành các bộ và các cơ quan ngang cùng với bộ như là các ủy ban nhà nước ở trong mỗi một lĩnh vực chuyên môn
Ngoài nước
-
Các cơ quan liên quan tới đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, các phái đoàn đại diện ngoại giao cho các các chính phủ sở tại, tổ chức quốc tế
-
Cơ quan đại diện ngoại giao chẳng hạn như: cơ quan của mỗi một quốc gia đóng trên vị trí lãnh thổ của quốc gia khác nhằm thực hiện các quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia ra sở tại. Những cơ quan đại diện sẽ được phân loại như sau: công sứ quán, Đại sứ quán và cuối cùng là đại biện quán.
2. Cơ quan lãnh sự
Cơ quan lãnh sự là một cơ quan thực hiện các mối quan hệ đối ngoại của một nhà nước. Cơ quan lãnh sự được đặt tại các cơ sở nước ngoài, thể hiện chức năng lãnh sự trong mỗi một khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia. Khi đã thiết lập các quan hệ ngoại giao thì bao hàm cả việc thiết lập các quan hệ lãnh sự. Quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù và có sự gắn bó vô cùng mật thiết đối với quan hệ ngoại giao nhưng lại mang tính độc lập và có những đặc điểm riêng biệt tách khỏi quan hệ ngoại giao.
Trong mỗi một bộ phận thì tổ chức của các cơ quan lãnh sự sẽ có nhiều những cấp và những bộ phận. Cơ quan lãnh sự sẽ có những thành viên là: tổng lãnh sự quán đứng đầu là tổng lãnh sự, lãnh sự quán đứng đầu chính là lãnh sự, phó lãnh sự quán, đại lý lãnh sự quán
Việc sắp xếp các vấn đề liên quan tới quyền hạn của cơ quan lãnh sự sẽ dựa trên sự thỏa thuận tự do giữa hai quốc gia ra, việc thực hiện thực tiễn tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.
Người đứng đầu của cơ quan lãnh sự thì sẽ do các nhà nước cử và bổ nhiệm cũng như do nhà nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận, cho phép người đó thực hiện các cơ quan chức năng của mình. Nước lãnh sự khi bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan lãnh sự thì phải cấp bằng những sự ghi rõ họ tên, cấp lãnh sự và khu vực lãnh sự cũng như là địa chỉ cơ quan lãnh sự,… được gửi bằng lãnh sự lên các chính quyền của nước tiếp nhận để có thể xin giấy chứng nhận. Nước tiếp nhận lãnh sự sẽ cấp giấy chứng nhận lãnh sự và người đó có thể bắt đầu thực hiện các chức năng lãnh sự của mình.
Thành viên của cơ quan lãnh sự. Những thành viên của cơ quan lãnh sự sẽ bao gồm:
Những người đứng đầu của các cơ quan lãnh sự hoặc là trưởng phòng lãnh sự được bổ nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao
-
Bí thư lãnh sự
-
Cấp ủy viên lãnh sự
-
Nhân viên lãnh sự.
Thông thường thì những viên chức lãnh sự là những công dân của nước đó. Nhân viên lãnh sự chính là người thực hiện các công việc liên quan tới hành chính và các công việc liên quan tới kỹ thuật ở trong cơ quan lãnh sự.
Xem thêm: Luật quảng cáo và một số lưu ý khi làm quảng cáo dành cho doanh nghiệp
IV. Sinh viên theo học ngành Luật Quốc Tế
1. Ngành luật quốc tế học những gì
Sau khi theo học về khối ngành luật quốc tế thì Những sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan về luật, chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan tới luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Luật quốc tế là một trong những ngành rất được yêu thích và và được xem như có địa vị.
Sinh viên theo học ngành Luật Quốc Tế
Các bạn sinh viên sẽ được học các môn học liên quan như là: Luật liên quan đến kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật thuế,…
Khi những bạn sinh viên đã trúng tuyển và tham gia vào khối ngành luật quốc tế tại các trường đại học hiện nay, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản có liên quan tới chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ quốc tế. Ngoài ra các bạn sẽ được trang bị một số các kỹ năng như là: đàm phán và giải quyết các tranh chấp dân sự có liên quan tới yếu tố nước ngoài
2. Học luật quốc tế ra làm gì
Sau khi đã hiểu rõ hơn về các khối ngành liên quan tới ngành luật quốc tế chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc về cơ hội việc làm của khối ngành này. Dưới đây sẽ là một số các công việc mà những sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật quốc tế ra trường thường hướng tới và có cơ hội việc làm khá cao đó chính là:
-
Quan chức chính phủ để có thể đóng góp những ý kiến của mình vào việc xây dựng và phát triển chính phủ cũng như như phát triển những mối quan hệ ngoại giao giữa quốc gia và các nước trên thế giới.
-
Cán bộ tòa án giải quyết các vấn đề liên quan tới khi tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan tới dân sự có liên quan tới nước ngoài
-
Nghiên cứu viên hoặc giáo viên. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu bằng cách trở thành nghiên cứu viên. Hoặc là trở thành thành một giáo viên giảng dạy về ngành luật quốc tế này tại các trường đại học nếu như bạn đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Những chuyên ngành của khối ngành này rất nhiều. Bạn có thể hoàn toàn thoải mái lựa chọn chẳng hạn như là: Luật thương mại quốc tế hoặc là luật dân sự,…
-
Luật sư của liên hiệp công ty: giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp giữa các công ty liên và có vốn đầu tư nước ngoài như là: các vấn đề tranh chấp trong Luật thương mại quốc tế, vấn đề liên quan tới hoạt động ký kết đầu tư nước ngoài,…
V. Kết luận
Trên đây Chúng tôi đã đem tới cho các bạn một cái nhìn khá toàn diện và đầy đủ về các nội dung: quy phạm pháp luật, luật thương mại quốc tế, ngành luật, an ninh thế giới, cơ hội việc làm của luật quốc tế. Chúng tôi mong rằng thông qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu được hơn về luật quốc tế là gì và tìm kiếm được cho mình một ngành nghề phù hợp.