Lười biếng là gì? – ALAN AI VOICE LAB

Xin chào! Chắc hẳn ở đây ai cũng biết lười biếng nhưng có lẽ ít người định nghĩa được nó. Vậy lười biếng là gì?

   Lười là một trạng thái ngại hoạt động, không thích, hời hợt trong công việc mình làm, nghĩa của lười cũng được lấy từ chính con vật có trong tự nhiên.Còn biếng là chỉ một người trong trạng thái uể oải không muốn làm hoặc thực hiện một hành động nào đó. Nguyên nhân chính là sự mệt mỏi từ trong tinh thần. 

Biểu hiện của sự lười biếng là gì? 

Lười biếng là trạng thái xấu của con người. Được bộc lộ qua hành vi trốn tránh trách nhiệm, ngại hoạt động, không muốn nỗ lực, hy sinh trước khó khăn thử thách. Kết quả của sự lười biếng do chính mình sẽ nhận được mà không phải ai khác. Những người hay than về thân phận và luôn thất bại trong mọi việc mình làm, không chịu cố gắng vươn lên chính là biểu hiện rõ nét của những kẻ lười biếng. 

    Những người thành công và những kẻ lười biếng         

        Có những nguyên nhân sau đây:

Con người mới sinh ra vốn đã yếu ớt, nhỏ bé so với các loài động vật khác. Đồng thời cũng có tuổi thơ ấu lâu nhất, trong thời gian này mà nhận được quá nhiều sự che chở bao bọc của ông bà bố mẹ và mọi người xung quanh quá sẽ vô ý trở thành những người gián tiếp dẫn đến cái lười biếng của con em mình sau này. Sẽ gây cho tính ỷ lại, không cố gắng và không dám hy sinh cái thứ “hạnh phúc” của mình. Dần dần sẽ thành một căn bệnh khó chữa.

Nguyên nhân nữa là do thiếu kiến thức. Đây là một trong những nguồn gốc khó chấp nhận nhất của con người. Những kẻ lười biếng thường là những kẻ thiếu học thức và hiểu biết. Tuy nhiên vì chính lười biếng nên họ mới thiếu hiểu biết. Lối sống ỷ lại,  đến từ việc lười biếng. Có một vài người biết công việc quan trọng nhưng chỉ làm được một thời gian rồi lại chán.

Các bạn thử nghĩ xem, làm gì có ai lấy khó khăn gian khổ làm niềm vui vẻ cả, họ chỉ cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của chính mình. Điều quan trọng nhất là họ không hiểu được mình phải cố gắng mạnh mẽ vượt qua sự lười biếng của bản thân. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là lười biếng vì còn có thể, không học bài cũng có thể không bị kiểm tra. Lười học bài có thể cô giáo sẽ không gọi. Nếu mà sự lười biếng này bị trả giá ngay lập tức thì chắc sẽ không có ai lười biếng.  

https://get.pxhere.com/photo/work-hand-man-light-sunlight-old-reflection-ferris-wheel-color-flame-fire-profession-burn-face-design-psychology-symmetry-shape-stress-voltage-psychotherapy-headache-burnout-psycholgie-770755.jpg

       Những hậu quả của “căn bệnh” lười biếng

Lười biếng làm xã hội chậm phát triển:

 Trong thời kì công nghệ 4.0 đã gây ra sự lười biếng của rất nhiều cá nhân, tập thể. Một người làm ảnh hưởng đến gia đình của họ, gia đình của họ làm ảnh hưởng đến một nhóm người trong xã hội, một nhóm người làm ảnh hưởng đến toàn xã hội. Mà toàn xã hội lười biếng sẽ làm giảm đi sự phát triển của toàn xã hội đó.

Lười biếng đánh mất cơ hội của chính mình:

   Hiện nay có rất nhiều người lười biếng, những người lười biếng cũng rất ghét những người lười. Cơ hội chỉ để cho những người có chuẩn bị trước nắm bắt, nếu không có sự chuẩn bị nắm bắt cơ hội thì bạn không đủ kiến thức cũng như tự tin để hoàn thành.  

 Những kẻ lười biếng thường bị xa lánh:

 Lười biếng còn làm bại khó khăn trong giao tiếp với bên ngoài, đơn giản chỉ là lười suy nghĩ xem phải nói gì. Giao tiếp với bên ngoài cũng là một thử thách  ban đầu của cuộc sống, mà những kẻ lười biếng thường ngại ngùng uể oải trước những khó khăn thử thách. Những người lười thường rất ít ai chơi cùng, họ bị xa lánh. Đơn độc, hèn nhát, vô trách nhiệm, là những từ ngữ đặc trưng chỉ kẻ lười.

Lười biếng gây ra nhiều tội phạm     

  Không phải tất cả những kẻ lười biếng là tội phạm. Mà đa số những tội phạm là những người lười biếng. “Tham ăn lười làm” người lười không muốn học tập nhiều kiến thức và không muốn đi làm những công việc chân tay để đổi lấy đồng lương ít ỏi. Từ đó nảy sinh ra các tệ nạn xã hội cờ bạc, lô đề, ăn trộm, cướp giật….

  Những giải pháp cho người lười biếng 

Phòng chống lây lan, lan truyền

  Nếu có ai đó hỏi bạn cách chữa lười biếng là gì? Câu trả lời tốt nhất là hãy phòng chống lây lan của bệnh lười. Từ khổ đến sướng thì dễ nhưng từ sướng đến khổ lại vô cùng gian nan.Đối với trẻ nhỏ cần phải được rèn luyện bời vì đây là giai đoạn hình thành thói quen và tính cách. Đừng cho chúng biết có nhiều tật lười mà hãy cho chúng biết cách tự đứng dậy sau khi ngã, có trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc của mình.

Còn đối với bạn hãy tránh xa những “khu” lười. Lấy những tấm gương chăm chỉ mà học hỏi, noi theo. Câu nói:” Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” cũng đã phản ánh đúng. Thành công không tự nhiên mà có, do chính chúng ta tập luyện và nỗ lực mới có.

Đặt mục tiêu vào “Khung giờ vàng” 

“ Khung giờ vàng “ là vào khoảng sáng sớm, thời gian bắt đầu một ngày mới là khoảng thời gian tốt nhất để chúng ta đặt mục tiêu cả một ngày. Để khắc phục lười biếng chúng ta nên có một mục tiêu để hoàn thành. Nên để cho bản thân biết rõ mục tiêu cũng như hành động phải làm.

Tìm bạn, nhóm đồng hành

Dù có mạnh mẽ tới mấy thì cũng có lúc yếu đuối và muốn từ bỏ. Vì vậy, chúng ta cần có một người, nhóm đồng hành. Tuyệt làm sao khi cả hai đều có ý chí và sự mạnh mẽ. Họ sẽ làm chỗ dựa và niềm động lực vô cùng tuyệt vời.

Không được “ Để đấy”

Cách để không lười biếng là các bạn nên bắt tay luôn vào công việc.Ngay khi có công việc thì chúng ta nên làm ngay, không được để lâu, vì chính lúc này chúng ta đang có tinh thần làm nhất. Hãy làm ngay khi có công việc.

Tận dụng các ứng dụng 

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Có rất nhiều ứng dụng hữu ích, nhắc nhở, báo thức cho chúng ta, nó như một người thân, một người yêu luôn bên cạnh như: Báo thức thông minh, RESUMIND,….

https://get.pxhere.com/photo/adventure-daylight-freedom-hike-hiking-landscape-leisure-mountain-nature-outdoors-person-sand-success-summer-travel-1559651.jpg

Rate this post

Viết một bình luận