Mục lục bài viết
Nhân viên thử việc được nói đến rất nhiều hiện nay, nó không phải là khái niệm xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về khái niệm này cũng như là nhân viên thử việc tiếng Anh là gì?
Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn: Nhân viên thử việc tiếng Anh là gì?
Nhân viên thử việc tiếng Anh là gì?
Nhân viên thử việc được dịch ra tiếng Anh nghĩa là Probationary staff.
Probationary staff is a person who is in the process of probation with the content of the probation stated in the labor contract, or a person who is tested through the probationary contract.
Nhân viên thử việc là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 24 – Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
“ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Do đó, nhân viên thử việc có thể được hiểu là người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động hoặc người thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
Một số quy định của pháp luật liên quan đến lao động thử việc
Thứ nhất: Về thời gian thử việc
Căn cứ quy định tại Điều 25 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về thời gian thử việc, cụ thể:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước dầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thứ hai: Tiền lương thử việc
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
+ Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
+ Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Thứ ba: Hợp đồng thử việc
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 24 – Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
“ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thảo thuận nội dung thử việc ghi trong họp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Dó đó, hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức. Trong thời gian thử việc người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện các quy định và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng làm việc chính thức có nhiều điểm giống nhau và cũng có một số điểm khác nhau. Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm các nội dung được quy định tại Điều 23 – Bộ luật Lao động năm 2019, các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương, các nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay đào tạo nâng cao trình độ được loại ra, cụ thể:
– Họ và tên, ngày/tháng/năm sinh; giới tính; địa chỉ nơi cư trú; số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
– Thời hạn của hợp đồng thử việc.
– Công việc và địa điểm làm việc.
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ.
Bên cạnh đó, hợp đồng thử việc còn có thể đưa cá nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc. Các điều kiện khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.
Thời gian thử việc và tính hưởng trợ cấp thôi việc
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, Nhân viên thử việc tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề thử việc hiện nay.