Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Lần đầu ăn dặm của bé chắc sẽ khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bối rối vì không biết khi nào là thời điểm phù hợp để bé bắt đầu ăn dặm và trong những lần đầu ăn dặm thì cần lưu ý những gì về sức khỏe của trẻ.

1.1 Thời điểm cho bé ăn dặm lần đầu

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm là vấn đề được nhiều ba mẹ có con trong độ tuổi chuẩn bị ăn dặm quan tâm. Trong nhiều tài liệu tham khảo trên internet cũng như kinh nghiệm của nhiều bậc cha mẹ, chúng ta có thể thấy có 2 sự lựa chọn về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm, đó là từ 4 – 6 tháng tuổi, hoặc từ 6 tháng tuổi. Vậy thời điểm nào là phù hợp, tại sao lại không có sự thống nhất về thời điểm ăn dặm của trẻ?

Thực tế, cho trẻ ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước giai đoạn 2001 – 2003 xuất phát từ khuyến nghị cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu đời.

Tuy nhiên, vào năm 2005, WHO đã đưa ra điều chỉnh về thời điểm cho trẻ ăn dặm lần đầu là từ 6 tháng tuổi. Điều chỉnh này nhằm khuyến nghị trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng trưởng và phát triển toàn diện, có được sức khỏe tối ưu cũng như tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ sữa mẹ để bảo vệ trẻ trong giai đoạn này.

Điều chỉnh về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn và thời điểm ăn dặm đã được chấp thuận, áp dụng và thực hiện nghiêm ngặt ở một vài quốc gia trên thế giới. Một số quốc gia bày tỏ sự ủng hộ quan điểm cho trẻ bú mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt và linh động về thời điểm bắt đầu ăn dặm của trẻ.

1.2 Những dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ăn dặm

Tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến thời điểm lần đầu ăn dặm của trẻ mà còn phụ thuộc vào sự phát triển và sẵn sàng của từng trẻ. Khi trẻ 4 – 6 tháng tuổi, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau đây để biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa:

  • Trẻ đã giữ được cổ, có thể ngồi thẳng để ăn với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.
  • Trẻ có phản xạ mở miệng ra khi thấy thức ăn đưa về miệng, thậm chí trẻ có thể tỏ ra tò mò và thích thú với thức ăn khi cha mẹ đang ăn, bằng cách đưa tay ra đòi, với lấy thức ăn.
  • Trẻ có phản xạ thè lưỡi, dùng lưỡi đón lấy thức ăn từ miệng vào họng và nuốt khi được đút.
  • Trẻ đủ cân nặng để bắt đầu ăn dặm, thường là gấp đôi so với cân nặng khi sinh ra (từ 6kg).

1.3 Tác hại khi cho bé bắt đầu ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ

Ngoài tuổi tác, các dấu hiệu, cha mẹ cũng cần cân nhắc những ảnh hưởng của việc cho ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc quá trễ (sau 6 tháng tuổi) để quyết định thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp.

Rate this post

Viết một bình luận