Lý thuyết Vòng tròn vàng – chìa khóa của thành công đột phá

Theo bài viết của chuyên gia Lý Hà Thu, ActionCOACH Việt Nam

Trước đây, tôi có một bài viết về “Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm”, tôi đề cập đến vấn đề câu hỏi tại sao. Vì khi đó tôi cũng đang đặt câu hỏi tại sao của mình “Tại sao tôi theo đuổi khát vọng tạo ra sự thịnh vượng cho nhân loại?” Tình cờ khi xem các video của TED Talks, tôi bắt gặp bài diễn thuyết hay nhất trong TED Talks của Simon Sinek về Thuyết Vòng tròn Vàng, “The Golden Circle” (xem bài diễn thuyết có phụ đề tiếng Việt tại đây).

Thuyết vòng tròn vàng là một trong những bài diễn thuyết được nhiều nhà doanh nhân ứng dụng nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn làm tốt, làm xuất sắc mọi việc trong quản lý doanh nghiệp và quản lý, tuyển dụng nhân sự, mà còn tốt cả trong cuộc sống của bạn.

Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi “Tại sao bạn tồn tại trên đời này?”, “Mục đích cốt lõi của công việc hiện tại bạn đang làm là gì?”, “Tại sao mấy ngày nay trời lạnh cóng bạn vẫn dậy sớm bước ra khỏi chiếc chăn ấm và đi làm?”, hay “Tại sao bạn kinh doanh trong lĩnh vực này”, “Liệu sản phẩm bạn đang làm có tạo nên điều gì vĩ đại không?”…

Simon Sinek đã dày công nghiên cứu về sự thành công và sáng tạo của các công ty nổi tiếng thế giới như Apple, Microsoft, Google, cũng như một số nhà lãnh đạo và những nhà phát minh lỗi lạc khác. Và chìa khóa của sự thành công mà Simon Sinek tìm ra được vẽ lên một cái vòng tròn giải thích tương đối đơn giản mọi vấn đề. Và ông gọi nó là Golden Circle.

1. Thuyết vòng tròn vàng giải thích vấn đề gì?

Theo lý thuyết phát triển kinh tế cổ điển, chúng ta sẽ sản xuất và đáp ứng những gì thị trường cần. 100% doanh nghiệp biết họ cần sản xuất CÁI GÌ (WHAT), một số doanh nghiệp biết làm NHƯ THẾ NÀO (HOW). Nhưng rất ít người hỏi TẠI SAO (WHY) chúng ta làm sản phẩm đó. Nghĩa là chúng ta làm xuôi từ ngoài vào trong vòng tròn (OUTSIDE IN).

Sản phẩm (WHAT) => Quy trình (HOW) => Động lực (WHY)


Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek

Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek

Nhưng những người thay đổi thế giới thì tư duy ra sao? Họ sẽ nghĩ từ trong vòng tròn ra ngoài (INSIDE OUT).

Động lực (WHY) => Quy trình (HOW) => Sản phẩm (WHAT)

Tại sao lại nghĩ từ trong ra? Tại sao chúng ta phải tạo ra cảm hứng? Tại sao phải có động lực?

Bởi vì khi có động lực ta sẽ có cảm hứng để sáng tạo ra một sản phẩm làm thay đổi thế giới. Có động lực để truyền cảm hứng cho nhân viên tận tâm hết mình. Tiếp đó mới đến cách làm sản phẩm đó như thế nào. Cuối cùng mới là sản phẩm là gì.

2. Phát triển sản phẩm

Khi bắt đầu làm ra một sản phẩm, bạn suy nghĩ theo chiều INSIDE OUT, bắt đầu từ WHY => HOW => WHAT thì khả năng bạn tạo ra một sản phẩm “sáng tạo” (Innovation) và truyền cảm hứng (Inspiration) cho nhân viên làm việc là rất cao.

Khách hàng không mua bạn làm CÁI GÌ, họ mua TẠI SAO bạn làm sản phẩm đó.

Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra nếu Apple có tư duy như thông thường:

– Cái gì (What) – Chúng tôi sản xuất điện thoại thông minh cảm ứng

– Như nào (How) – Chúng tôi thiết kế tuyệt đẹp, đơn giản, tiện dụng và thân thiện với người dùng

– Tại sao (Why) – Bạn muốn mua iPhone của chúng tôi?

Những câu quảng cáo trên chúng ta thấy đầy rẫy khắp nơi, và đương nhiên nó không tạo ra cảm hứng.


Thuyết vòng tròn vàng: Apple - Think different

Thuyết vòng tròn vàng: Apple – Think different

Nhưng chúng ta hãy xem thực tế Apple đã truyền thông như nào?

– Tại sao (Why) – Mọi thứ chúng tôi đang làm, chúng tôi tin rằng chúng tôi tạo ra sự khác biệt.

– Như nào (How) – Cách chúng tôi đối mặt với thử thách là tạo ra sản phẩm tuyệt đẹp, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.

– Cái gì (What) – Và sau bao năm nghiền ngẫm, chúng tôi cho ra lò chiếc iPhone hoàn toàn khác biệt với những điện thoại bạn từng biết tới. Nó cảm ứng điện dung đa điểm, tính năng đơn giản tuyệt đối… Bạn có muốn là người đầu tiên trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi không?

3. Quản lý nhân sự


Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek

Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek

Là một nhà quản lý, khi bạn thuê một người cần việc làm, họ sẽ làm vì tiền lương. Khi bạn thuê một người có đam mê, họ sẽ làm bằng máu, mồ hôi và nước mắt của chính họ. Bạn sẽ thuê ai? Chắc chắn là người có đam mê rồi. Vậy làm sao bạn biết người nào có đam mê khi phỏng vấn?

“Trên thực tế, bất kỳ mọi nhân viên nào làm việc cũng có đam mê. Chỉ có điều đam mê của họ có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty bạn không mà thôi.”

“Trên thực tế, bất kỳ mọi nhân viên nào làm việc cũng có đam mê. Chỉ có điều đam mê của họ có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty bạn không mà thôi.”

Một kỹ sư giỏi của Apple chắc chắn sẽ khổ sở khi phải làm việc ở Microsoft. Ngược lại, một kỹ sư tài năng của Microsoft cũng sẽ vất vả khi làm ở Apple. Cả hai kỹ sư này đều làm việc chăm chỉ. Cả hai đều đáng được trọng vọng. Tuy nhiên mỗi người đều không phù hợp với văn hóa làm việc của công ty kia. Mục đích chính của bạn là một nhà tuyển dụng là tìm ra người có đam mê với cái TẠI SAO của bạn, mục đích của bạn, niềm tin của bạn, và thái độ của người nhân viên đó phải phù hợp với văn hóa của bạn. Thì lúc đó họ sẽ làm việc bằng máu, mồ hôi và nước mắt của họ cho bạn.

4. Lãnh đạo con người

Mùa hè năm 1963, hơn 250.000 người đã tụ họp tại Washington để nghe bài diễn thuyết của Tiến sĩ Martin Luther King. Ông không nói với mọi người những điều nước Mỹ cần làm để thay đổi. Ông đã dẫn dắt đám đông đến mọi cung bậc của cảm xúc với bài diễn văn: “Tôi có một ước mơ”. Chứ ông không nói “Tôi có một kế hoạch”. Trong bài diễn văn ông nhắc đi nhắc lại câu “I have a dream”.


Thuyết vòng tròn vàng – Martin Luther King

Thuyết vòng tròn vàng – Martin Luther King

Mọi người đến với Dr. King vì ông mang ước mơ đến với họ, và vì chính họ. Và Dr. King tạo cảm hứng cho mọi người làm nên ước mơ của ông theo cách của riêng họ.

Dr. King là nhà lãnh đạo, những ông không thay đổi nước Mỹ một mình. Nhờ cảm hứng làm phong trào, Dr. King đã thực sự thúc đẩy mọi người gắn kết với nhau. Nước Mỹ lúc đó cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo như Dr. King, cũng biết Cách làm như nào (How) để làm phong trào, thậm chí còn tốt hơn. Nhưng ít ai biết được như Dr. King là “Tại sao” (Why) mới làm điều nên cuộc cách mạnh vĩ đại.

5. Tạo ra nguồn cảm hứng

Simon Sinek lấy dẫn chứng về chuyện này bằng câu chuyện lịch sử tạo ra chiếc máy bay.

Ông Samuel Langley học tại Harvard, giàu có, nổi tiếng, có mối quan hệ rất rộng, có rất nhiều báo chí theo đuổi và là một bộ óc siêu hạng thời bấy giờ. Ông được Sở Chiến tranh cấp cho rất nhiều tiền để chế tạo ra máy bay. Nhưng mục đích của ông là kiếm tiền, tìm kiếm lợi nhuận và sự nổi tiếng. Cuối cùng ông không đạt được mục đích đó.

Cách nơi Langley sống không xa, ở bang Ohio có anh em nhà Wright. Họ chẳng có gì ngoài xưởng xửa chữa xe đạp và 1 trong hai người có bằng cao đẳng. Họ chẳng có gì, chẳng có quan hệ, không có tiền nhưng họ có một ước mà mà Langley không có: “Ước mơ được bay”.


Thuyết vòng tròn vàng – Wright Brothers

Thuyết vòng tròn vàng – Wright Brothers

Và cuối cùng, năm 1903 anh em nhà Wright đã thực sự cất cánh cũng là lúc Samuel bỏ cuộc.

Điều gì giúp Anh em nhà Wright thành công?

Anh em nhà Wright có động lực là niềm tin (Tại sao).

Còn Samuel Langley có động lực là kết quả (Cái gì).

6. Vậy câu hỏi Cái gì (What) sai ở điểm nào?

Câu hỏi “Cái gì” có liên quan đến vỏ não bên ngoài (Neocortex). Vùng vỏ não này thường xử lý những thông tin về ngôn ngữ, logic, số học…

Trong khi câu hỏi “Như nào” và “Tại sao” liên quan đến vùng não bên trong Limbic. Vùng não này xử lý những thông tin về mục đích, ra quyết định, tình cảm, hoàn cảnh… không liên quan đến ngôn ngữ.

“Khi chúng ta tư duy hay giao tiếp từ bên ngoài vòng tròn đi vào, mọi người có thể nhận rất nhiều thông tin, nhưng không thể đi đến quyết định được.” – Simon Sinek

7. Biết Tại sao, Biết Như nào, rồi mới đến Cái gì?

Mọi thứ một doanh nghiệp nói và làm đều tuân theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo hướng từ bên trong ra thế giới bên ngoài.

Mọi sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, mọi vấn đề liên quan đến marketing và bán hàng, mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều nói lên điều đó. Hãy nhớ “Khách hàng không mua NHỮNG GÌ bạn làm, họ mua LÝ DO TẠI SAO bạn làm ra sản phẩm/ dịch vụ đó.”

Rate this post

Viết một bình luận