I. Vật thể, chất
– Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.
– Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
+ Vật thể tự nhiên: cây, núi, sông, đá,…
+ Vật thể nhân tạo: bàn ghế, sách vở, đèn điện,…
– Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II. Tính chất của chất
– Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.
+ Tính chất vật lý: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (tos), nhiệt độ nóng chảy (tonc), khối lượng riêng (d).
+ Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác.
– Hiểu các tính chất của chất, chúng ta có thể:
+ Phân biệt chất này với chất khác
Ví dụ: Cồn cháy còn nước không cháy; Đồng là kim loại màu đỏ còn nhôm là kim loại có màu trắng xám.
+ Biết sử dụng chất an toàn
Ví dụ: H2SO4 đặc nguy hiểm, gây bỏng nên cần cẩn thận khi sử dụng
+ Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất
Ví dụ: Cao su không thấm nước, đàn hồi nên dùng để chế tạo săm, lốp xe…
– Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
III. Hỗn hợp và chất tinh khiết
1. Hỗn hợp là: các chất trộn lẫn với nhau
2. Chất tinh khiết
– Nước cất là: chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ…. là hỗn hợp
– Chỉ có nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, tos = 100oC , D= 1g/cm3
– Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
– Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí , ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí dụ: Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối + nước, ta đun sôi hỗn hợp, nước bốc hơi đi, còn lại chất rắn màu trắng là muối.
Sơ đồ tư duy: Chất