Lý thuyết sóng Goodman là gì?

Lý_thuyết_sóng_Goodman_là_gì.jpg

Lý thuyết sóng Goodman (Goodman Wave Theory – GWT) được phát triển bởi trader Charles B. Goodman vào những năm 1940 và 1950. Ông đã sử dụng nó rất thành công trong giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa và cổ phiếu. GWT được chuyển hóa từ 4 khái niệm rất đơn giản và minh bạch. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về những điều này. Tiên đề sóng 1-2-3, nguyên tắc lan truyền, nguyên tắc giao cắt và nguyên tắc 3-C.

Tiên đề sóng 1 – 2 – 3

Trong Lý thuyết sóng Goodman, mọi thứ đều được xem 1-2-3 một cú xoay theo hướng chính (1), một cú xoay theo hướng thứ cấp (ngược lại) (2) và một cú xoay thứ hai theo hướng chính (3). Như vậy các sóng 1-2-3 được xem là nền tảng cơ bản của tất cả các thị trường. Các Nguyên tắc và luật lệ của GWT cho chúng ta biết cách 1-2-3 ở nhiều vùng giá kết hợp với nhau để tạo thành biểu đồ giá mà chúng ta có thể thấy ở bất kỳ thị trường nhất định nào. Những con sóng 1-2-3 nhỏ được cho là sẽ lan truyền thành những con sóng 1-2-3 lớn hơn và những con sóng 1-2-3 lớn hơn này sẽ lan truyền trở thành con sóng 1-2-3 lớn hơn nữa.

Ma trận lý tưởng cho sóng 1 – 2 – 3

Một bộ sóng 1-2-3 sẽ được gọi là một ma trận. Hãy bắt đầu với việc xem xét Một ma trận lý tưởng quen thuộc với nhiều Trader đó là quy tắc 50% và quy tắc đo lường chuyển động giá. Quy tắc 50% cho biết giá sẽ tìm thấy hỗ trợ hoặc kháng cự ở mức thoái lui 50% của một đợt dao động giá trước đó. Tại điểm 50%, có thể nói phe mua và phe bán là cân bằng. Trong đó một nửa người mua và một nửa người bán có lãi. Còn một nửa còn lại thì thua lỗ.

Ông Goodman cho rằng tầm quan trọng của việc có thể phát hiện ra logic cơ bản trong bất kỳ công cụ hoặc chỉ báo nào mà trader sử dụng hoặc nghiên cứu. Ví dụ RSI xét cho cùng là kết quả của phương trình hệ số góc y = mx +b. Charlie có thể vẽ RSI trên biểu đồ mà không cần tính toán nhiều và rất chính xác.

Hình bên dưới là nguyên tắc 50%:

có_thể_vẽ_RSI_trên_biểu_đồ.jpg

Trong GWT các cú swing được xác định là xu hướng của giá kèm theo cú thoái lui ít nhất 25%. Như hình bên dưới, các đường gạch đứt là cú swing thứ 2:

đường_gạch_đứt_là_cú_swing.jpg

Khi cú swing 2 hình thành, tâm lý của nguòi mua và người bán buông lỏng hơn, một động thái mới được hình thành là cú swing thứ 3. Tại điểm này, tất cả người mua đều có lợi nhuận, còn người bán thì thua lỗ do giá tăng ngược trở lại. Và ngược lại.

First_Primary_Swing.jpg

Trader nhìn vào hình trên. Một ma trận sẽ bao gồm 3 cú swing, với 2 cú swing chính bao gồm cú swing thứ nhất (First Primary Swing – FPS) và cú swing thứ 2 (Secondary Primary Swing – SPS). Và 1 cú swing thứ cấp (cú hồi) gọi là cú swing thứ cấp (Secondary Swing – SS) Một ma trận không cần phải tuân theo các phép đo lý tưởng, miễn là SS là một dao động đại diện cho ít nhất 25% giá trị của FPS là được.

Giá bắt đầu cho bất kỳ một cú swing hoặc một ma trận nào là Điểm Bắt Đầu (Beginning Point – BP). Và giá kết thúc của một cú xoay nào hoặc một ma trận nào là Điểm Kết Thúc (Ending Point – EP). Đo lường 50% của bất kỳ cú swing hoặc một ma trận nào gọi là Tipping Point (TP).

Nguyên tắc lan truyền

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong GWT. Chỉ cần nhìn vào các biểu đồ bạn sẽ thấy đó là sự lan truyền của bộ sóng 1-2-3. Cách nhìn này khá mới lạ với trader chúng ta. Một ma trận chính là có tác dụng lan truyền. Khi 1-2-3 hình thành thì nó dần phát triển và trở thành 1-2-3 lớn hơn.

mới_lạ_với_trader_chúng_ta.jpg

Như hình trên ta thấy, một bộ sóng 1-2-3 được hình thành như vậy là nó đã tạo nên cú swing đầu tiên (FPS) trong bộ sóng 1-2-3 lớn hơn.

tạo_nên_cú_swing_đầu_tiên.jpg

Hình trên cho thấy cách 1-2-3 lan truyền tạo nên 1-2-3 lớn hơn.

lý_thuyết_sóng_Goodman.jpg

Tạm thời phần 1 của chúng ta tới đây. Phần tiếp theo là những nguyên tắc còn lại của lý thuyết sóng Goodman. Anh em nào quan tâm để lại comment bên dưới nhé.

 

Trích nguồn: sacredtraders

Rate this post

Viết một bình luận