MẬT ONG RỪNG – 9 ĐIỀU NÊN BIẾT – HOA BAN FOOD™

Kính gửi quý anh chị, đây là bộ tài liệu được tôi (Tân – HOA BAN) biên soạn, dựa theo kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt quá trình tìm hiểu, đi khai thác thực tế và kinh doanh mật ong rừng. Tài liệu này được tôi biên soạn, nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác nhất tới tất cả khách hàng của tôi, cũng như bạn đọc trên Internet tham khảo. Đây không phải là bài viết quảng cáo để trục lợi cá nhân, và cũng không nhằm mục đích công kích sản phẩm, dịch vụ của bất cứ một cá nhân, đơn vị kinh doanh nào khác! Tôi viết dựa vào 4 mục tiêu sau:

TRUNG THỰC – THỰC TẾ – CHÍNH XÁC VÀ CÔNG TÂM

GHI CHÚ: Tài liệu này được biên soạn dựa vào đặc điểm thực tế của ong rừng & mật ong rừng của Tây Bắc – VIỆT NAM. Còn đối với các vùng miền khác, có thể có những khác biệt do thời tiết, sinh cảnh, môi trường mà ong rừng, cũng như mật ong rừng có thể có những đặc điểm khác so với Tây Bắc. Nào chúng ta bắt đầu:

1. MẬT ONG RỪNG CÓ VÀO KHI NÀO?

Đối với các vùng miền khác, tôi không biết. Nhưng riêng đối với Tây Bắc, Mật Ong Rừng chỉ có 2 mùa như sau:

  • MÙA CHÍNH: Bắt đầu từ tháng 3 Dương Lịch, kéo dài đến giữa hoặc hết tháng 6 Dương Lịch. Đây là mùa tìm & khai thác mật ong rừng chính của cả năm. Và cũng là thời điểm ong kéo về các khu vực rừng quen thuộc hang năm của chúng để lấy mật, sinh đàn! Sau tháng 6, khi mùa mưa kéo về, ong chia đàn và bay đi di trú ở khu vực khác chứ không ở đây nữa.
  •  MÙA PHỤ: Tháng 11 & 12 Dương Lịch: Thời điểm này, trải qua một mùa mưa kéo dài, ong lại quay về khu vực cũ để làm tổ, mật hầu như có rất ít, nhưng lại là thời điểm ong chúa đẻ trứng, sinh đàn mạnh nhất để chuẩn bị quân số Ong thợ cho mùa mật kế tiếp. Mật trong tổ thời điểm này rất ít, bà con đồng bào hầu như không muốn tìm và khai thác bởi mỗi tổ, dù to hơn cả 1 sải tay, giỏi lắm được 1 hoặc 1.5L mật! Thậm chí, có tổ không có mật, chỉ có nhộng non!

Vị trí làm tổ của Ong Rừng rất đa dạng, phần lớn là ở các cành cây to, rồi ở các vách đá, hốc cây mục. Thậm chí ở 1 số địa phương, tôi còn thấy ong rừng làm tổ ở các hang dưới lòng đất nữa…

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-1

2. MẬT ONG RỪNG CÓ BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG KHÔNG?

  •  : Đối với hầu hết mật ong rừng Tây Bắc, khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 (có màu sắc tùy biến từ vàng chanh cho đến vàng cam) đều bị đóng đường khi gặp thời tiết lạnh.
  • KHÔNG HẲN: Đối với mật ong rừng cuối mùa, tức là những tổ ong già, ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít, hoặc mật khai thác cuối mùa tháng 6. Mật có màu đen sậm, mùi hơi hắc thì rất khó bị đóng đường (kết tinh), rất khó chứ không phải không thể. Khi gặp thời tiết quá lạnh, hoặc để lâu từ 2 đến 3 năm, Mật Ong Rừng cuối mùa vẫn bị kết tinh, đóng đường bình thường.

CHÚ Ý: Mật Ong Rừng hay Mật Ong Nuôi nếu để trong NGĂN ĐÁ của tủ lạnh (Không phải NGĂN MÁT) thì mật chỉ đặc, dẻo quánh lại => Không đóng đường, kết tinh. Chi tiết tôi đã có 1 bài viết về tại sao mật ong bị đóng đường tại đây: https://hoabanfood.com/tai-sao-mat-ong-bi-dong-duong-ket-tinh.html

mat-ong-bi-dong-duong-2b

3. MẬT ONG RỪNG ĐẶC HAY LOÃNG?

Về cơ bản, mật ong rừng tùy thuộc vào từng thời điểm khai thác, từng thời gian khai thác mà có độ đặc loãng khác nhau nhưng chung quy như sau:

  •   LOÃNG: Mật Ong Rừng thường loãng, không quá đặc sánh, nhất là khi khai thác mật ong rừng vào thời tiết sau những đợt mưa dài, mật khá loãng. Và mật đầu mùa (tháng 3, 4) bao giờ cũng loãng hơn mật giữa và cuối mùa (tháng 5, 6)
  •   ĐẶC: Nếu khai thác mật rừng vào tháng 6, hoặc những tổ ong già, ong đã sinh sản xong, sắp chia đàn, mật còn rất ít, thì mật khá đặc, màu đen sậm!

* GHI CHÚ: Dù đặc hay loãng, mật ong (kể cả nuôi hay rừng) đều đạt trọng lượng tối thiểu 1 Lít = 1.35kg, hoặc nặng hơn, nếu mật đặc. (so với nước thì 1 lít nước = 1kg)

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-3

4. MẬT ONG RỪNG CÓ MÀU SẮC NHƯ THẾ NÀO?

  • Mật Ong Rừng tùy từng thời gian khai thác, từng khu rừng (có các loại hoa khác nhau) mà có màu sắc khác nhau, tùy biến từ vàng chanh => vàng sậm => Đen

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-4

5. MẬT ONG RỪNG ĐƯỢC ONG LÀM MẬT TỪ HOA GÌ?

ĐÁP ÁN: KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC!!!!!!

  • Ong rừng lấy mật từ bất cứ loại hoa nào có mật trong rừng, phạm vi ong bay đi tìm hoa lấy mật có lên đến 3.2km tính từ tổ của chúng.
  • Chính vì ong rừng lấy mật từ nhiều loại hoa nên mật ong rừng (Đa Hoa, hay phương Tây còn gọi là Multi-Flowers Honey) luôn luôn có mùi thơm, vị ngọt khác hoàn toàn so với mật ong nuôi (Đơn Hoa! Mono-Flower Honey)

GHI CHÚ: Đối với Mật Ong Nuôi, ta phải biết, và phân biệt loại mật ong nuôi bằng loại hoa mà ong lấy mật. Bởi ong nuôi phần lớn chỉ lấy mật từ 1 loại hoa. (Ví dụ Mật Ong Hoa Vải, Hoa Nhãn, Hoa Cafe, Hoa Cúc Quỳ, Hoa Cỏ Lào…..)

Ong Rừng (trong ảnh là Ong Khoái – To, đen, loại ong phổ biến của rừng Tây Bắc) đang hút mật từ 1 loại hoa rừng mà tôi không biết tên. Còn các ảnh nhỏ là các loại hoa rừng mà tôi chụp lại trong các chuyến đi rừng.

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-5

6. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG?

Vừa dễ, vừa khó để các anh chị có thể nhận biết được, việc này đòi hỏi kĩ năng & kinh nghiệm thực tế thì mới có thể phân biệt được

  • DỄ:  Đối với người có kinh nghiệm về mật ong, thì phân biệt bằng mùi vị, khẩu vị để nhận biết mật ong rừng. Bởi mật ong rừng rất thơm, và có vị ngọt khác hoàn toàn so với mật nuôi. Có thể nói, đây là cách duy nhất để nhận biết mật ong rừng so với mật ong nuôi.
  • KHÓ: Ngoài khứu giác & vị giác: Không có bất cứ 1 loại máy móc tối tân nào có thể phân biệt nổi, và cũng không có bất cứ 1 biện pháp thí nghiệm, thử nghiệm nào có thể phân biệt được mật ong rừng & mật ong nuôi.

Nếu dùng & ăn quen, trẻ nhỏ cũng có thể nhận biết được mật ong rừng khi chúng nói “mật này ngon hơn mật kia”. Nhà tôi và nhiều khách hàng của tôi khi cho lũ nhỏ uống mật ong rừng quen, hết mật rừng, hoặc pha thử mật nuôi cho chúng uống, chúng phát hiện ra thứ mật chúng đang được uống không thơm ngon bằng mật cũ (mật rừng). Điều này tôi khẳng định chắc chắn.

Chi tiết cách phân biệt Mật Ong Rừng so với Mật Ong Nuôi, xin vui lòng xem tại đây:

https://hoabanfood.com/cach-phan-biet-mat-ong-rung-va-mat-ong-nuoi.html

7. MẬT ONG RỪNG CÓ ĐỂ ĐƯỢC LÂU KHÔNG?

KHÔNG: Mật Ong Rừng thậm chí còn nhanh bị hỏng, chua, thậm chí thối nhanh hơn so với mật ong nuôi. Thời gian bảo quản mật rừng không nên quá lâu, chỉ nên tối đa 2 năm đối với mật đầu & giữa mùa (vàng canh, vàng cam) hoặc 3 năm đối với mật cuối mùa (màu đen sậm).

+   LÝ DO:

  • Do mật bị lẫn phấn hoa & nhộng. Dù cẩn thận đến mấy khi khai thác và vắt sáp ong rừng, luôn bị lẫn 1 ít nhộng non và phấn hoa vào mật, đây là các tác nhân gây  cho mật nhanh lên men, chua và nhanh hỏng hơn so với mật ong nuôi (Đối với Mật Ong Nuôi khi khai thác, sử dụng máy quay li tâm, để tách bỏ mật ra khỏi sáp, nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi phấn hoa & nhộng ong non)
  • Còn lý do tại sao mật cuối mùa lại để được lâu hơn mật đầu & giữa mùa. Bởi vì mật cuối mùa, khi đàn ong đã sinh đàn song, nhộng ong đã thành ong thợ nên không còn nhộng non. Và phấn hoa khi này đã được ong ăn hết, hầu như khi khai thác không bị dính.

Bọng sáp chứa mật ong rừng sau khi khai thác phải được loại bỏ phần Phấn Hoa, Ong già, nhộng non! Nhưng rất khó để có thể nhặt sạch được phấn hoa & nhộng non 100% được. Trong ảnh, phần phấn hoa rừng là các viên vàng, to và ướt nhão.

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-8

CHÚ Ý: Đối với Mật Ong Rừng còn nguyên sáp, tức là mật còn nằm lẫn trong bọng sáp mật. Chỉ nên bảo quản trong vòng tối đa từ 5 đến 6 tháng, kể từ ngày khai thác. Sau thời gian đó, phải vắt & tách riêng mật ra khỏi sáp. nếu để quá lâu, sáp có lẫn nhộng non, phấn hoa sẽ gây lên men, chua và hỏng mật.

9-dieu-nen-biet-ve-mat-ong-rung-7

————- NỘI DUNG ĐANG TIẾP TỤC ĐƯỢC CẬP NHẬT —————–

6.    ONG NUÔI THẢ TRONG RỪNG CÓ PHẢI LÀ MẬT ONG RỪNG KHÔNG?

–    KHÔNG: Nguyên tắc đã là ong nuôi, đã có bàn tay con người can thiệp vào quy trình sống – sinh sản – lấy mật của ong, đấy phải gọi là MẬT ONG NUÔI.
–    Người nuôi/chăm sóc ong (Bee Keeper) di chuyển đàn ong nuôi đến các khu vực phong phú nguồn hoa để lấy mật, và di chuyển theo mùa của 1 loại hoa nào đó để ong làm mật. Ví dụ Hoa Café, Hoa Vải, Hoa Nhãn, Hoa Táo…(là các cây công nghiệp & ăn quả), cho đến Hoa Cỏ Lào, Cúc Quỳ, Bạc Hà…(cây hoang dã tự nhiên)

Tân – HOA BAN! Hà Nội: tháng 1/2015

Bài viết độc quyền của HOA BAN, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn từ www.hoabanfood.com

Rate this post

Viết một bình luận