[MỚI NHẤT] Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay – Hội Leo Núi

5

/

5

(

2

votes

)

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hay danh lam thắng cảnh mà nơi đây còn sở hữu những ngọn núi hùng vĩ thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế muốn được chinh phục một lần. Nếu leo núi là một hoạt động yêu thích của bạn thì dưới đây là danh sách 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam được cập nhật mới nhất hiện nay. 

* Danh sách những ngọn núi cao nhất Việt Nam dưới đây được tham khảo cập nhật từ Wikipedia. Các ngọn núi sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp *

Đỉnh Fansipan – Lào Cai

  • Địa điểm: Sa Pa, Lào Cai
  • Độ cao: 3143m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Nếu như bạn còn đang không biết ngọn núi nào cao nhất Việt Nam thì câu trả lời chính là đỉnh Fansipan ở thị trấn Sapa, Lào Cai. Sở hữu độ cao 3143m, đỉnh Fansipan còn được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Ngọn núi này nằm ở trên dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và là điểm hẹn lý tưởng dành cho những ai yêu thích du lịch mạo hiểm.

Cột mốc đỉnh núi Fansipan - ngọn núi cao nhất Việt Nam

Do du lịch ngày càng phát triển nên hiện nay để tới đỉnh Fansipan bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo (mất khoảng 15 phút). Tuy nhiên, cảm giác đi trekking xuyên rừng Tây Bắc để đến với đỉnh Fansipan quả thực mới là điều khiến bạn cảm thấy thích thú!

Đường đi xuyên rừng để tới đỉnh Fansipan

Hành trình chinh phục đỉnh Fansipan khá khó khăn bởi có những đoạn đường dốc khúc khuỷu. Để chạm tay tới “nóc nhà Đông Dương” bạn sẽ phải dành ra ít nhất 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm và cần tới sự giúp đỡ của những hướng dẫn viên hoặc porter chỉ đường.

Khung cảnh thơ mộng ở Fansipan

Hành trình leo núi Fansipan bạn sẽ phải đi trekking với quãng đường khoảng 11.2km. Đừng quên tham khảo trước kinh nghiệm leo núi Fansipan để nắm rõ địa hình cũng như lịch trình di chuyển sao cho hợp lý nhất nhé!

Núi Pusilung – Lai Châu 

  • Địa điểm: Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu
  • Độ cao: 3083m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 3-4 ngày

Nếu như bạn muốn có một chuyến đi trekking kết hợp với leo núi thử thách thì tại sao không lựa chọn Pusilung cơ chứ! Nơi đây tọa lạc ở Mường Tè, Lai Châu và được biết đến là ngọn núi cao nhất ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Pusilung được xem là một điểm đến đáng mơ ước bởi điểm leo núi này còn rất hoang sơ. Trên đường leo tới đỉnh bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa dại tuyệt đẹp hay khám phá hệ sinh thái rừng Tây Bắc hay vượt qua những con suối nước trong veo…

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một chút đó là vì Pusilung nằm ở biên giới và phải đi qua cột mốc 42. Nên trước chuyến đi bạn sẽ phải có giấy phép của đồn biên phòng Pa Vệ Sử để đảm bảo an toàn đã nhé!

Hơn nữa, so với những ngọn núi cao nhất Việt Nam khác thì hành trình chinh phục đỉnh Pusilung khá khó khăn. Bởi bạn sẽ phải trả qua hành trình trekking từ 3-4 ngày và đòi hỏi một sức khỏe bền bỉ, thể lực tốt thì mới có thể chinh phục tới đỉnh. Nếu như bạn chưa từng đi leo núi thì hãy tham khảo những ngọn núi nào “dễ nhằn” hơn nhé!

Putaleng – Lai Châu

  • Địa điểm: Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu
  • Độ cao: 3049m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 3-4 ngày

Putaleng là một trong 4 ngọn đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà nhiều người thường khao khát được một lần chinh phục. Tuy nhiên, cũng giống với Pusilung thì để chinh phục Putaleng bạn sẽ phải cần đến giấy xin phép của chính quyền địa phương tại đây nhé!

Cột mốc đỉnh Putaleng

Điều hấp dẫn nhiều người khi leo núi Putaleng có lẽ chính là bởi sắc hoa đỗ quyên nở rộ như mang đến sự thơ mộng và lãng mạn cho núi rừng Tây Bắc. Để chiêm ngưỡng sắc hoa này bạn hãy lựa chọn thời điểm trekking vào tháng 4-5 nhé!

Theo như kinh nghiệm của những người đã từng chinh phục những ngọn núi cao nhất Việt Nam thì con đường lên tới đỉnh Putaleng được xem là khó khăn và hiểm trở nhất nên bạn cần phải cẩn thận nhé!

Vẻ đẹp trên đỉnh Putaleng

Putaleng luôn là một trong những cái tên các dãy núi ở Việt Nam khó đi nhất. Chính vì vậy, việc chuẩn bị đầy đủ những vật dụng là rất cần thiết. Nếu như còn đang không biết đi leo núi cần những gì thì hãy tham khảo TẠI ĐÂY nhé!

Bạch Mộc Lương Tử (Kỷ Quan San) – Lào Cai

  • Địa điểm: Trung Lèng Hồ, Bát Xát, Lào Cai
  • Độ cao: 3049m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 3-4 ngày

Nếu như để kể tên tên các ngọn núi ở Việt Nam sở hữu khung cảnh lãng mạn nhất thì có lẽ không ngần ngại nhắc đến Bạch Mộc Lương Tử. Ngọn núi này sở hữu cho mình độ cao 3049m và nằm ở ranh giới giữa Lào Cai và Lai Châu.

Biển mây trên đinh núi Bạch Mộc Lương Tử

Nhiều người vẫn thường biết đến Bạch Mộc Lương Tử với tên gọi khác là Kỷ Quan Sát là bởi ngọn núi này tọa lạc ở bản Kỳ Quan Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. 

Hành trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử cũng rất khó khăn và kéo dài trong ngày 3N2Đ hoặc 4N3Đ. Chặng đường đầu tiên tương đối dễ dàng và không có quá nhiều thử thách bởi bạn chỉ cần đi bộ dọc theo sườn núi, xuyên rừng tre và qua một con suối. Tuy nhiên, sau đó bắt đầu là những con dốc dựng thẳng đứng khi đến điểm cắm trại 2.100m.

Con đường lên tới đỉnh Bạch Mộc Lương Tử

Chặng đường tiếp theo để tới đỉnh sẽ có rất nhiều thử thách đang chờ đón bạn khám phá. Tuy nhiên, khi đặt chân tới đỉnh núi bạn sẽ biết được tại sao Bạch Mộc Lương Tử lại nổi tiếng đến như vậy. Từ trên đỉnh núi bạn có thể chiêm ngưỡng những tầng mây bồng bềnh trôi lơ lửng, xa xa là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Đây cũng chính là điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam đó!

Cột mốc đỉnh Bạch Mộc Lương Tử

Bật mí cho bạn, thời điểm lý tưởng nhất để đi ngọn núi đẹp nhất Việt Nam này chính là từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Bởi đây được xem là thời điểm thuận tiện để bạn có cơ hội săn mây, tránh gặp phải mưa. Hơn nữa, việc di chuyển cũng thuận tiện hơn đó!

Khang Su Văn – Lai Châu

  • Địa điểm: Pa Vây Sử, Phong Thổ, Lai Châu
  • Độ cao: 2996m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Nằm trong danh sách top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam tiếp theo chính là Khang Su Văn ở Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. So với những ngọn núi khác thì Khang Su Văn còn là một điểm đến khá mới mẻ bởi không có quá nhiều người ghé tới đây.

Ngoài tên gọi Khang Su Văn, đỉnh núi này còn được biết đến với tên gọi khác là Phàn Liên San. Vì đường đi ít người biết nên bạn hãy thuê porter kiêm hướng dẫn chỉ đường để đảm bảo an toàn nhé!

Tả Liên Sơn – Lai Châu

  • Địa điểm: Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu
  • Độ cao: 3012m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Núi Tả Liên hay còn có tên gọi khác là Cổ Trâu. Sở dĩ có tên gọi đặc biệt như vậy là bởi ngọn núi này khi nhìn từ xa sẽ thấy đỉnh núi giống như sống lưng của loài trâu sinh sống dưới chân núi Tả Liên.

Trên đường leo núi Tả Liên bạn sẽ được khám phá hệ thực vật đa dạng và vô cùng độc đáo với những cánh rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi hay thảm hoa trà trắng xóa vùng trời tuyệt đẹp.

Tà Chì Nhù – Yên Bái 

  • Địa điểm: Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái
  • Độ cao: 2979m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Tà Chì Nhù theo tiếng dân tộc Thái còn được gọi là Phu Song Sung hay trong tiếng Mông là Chung Chua Nhà. Là một trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, Tả Chì Nhù sở hữu độ cao 2979m và nằm sâu trong dãy núi Pù Luông.

Khí hậu tại đây vô cùng khắc nghiệt bởi quanh năm sương mù bao trùm. Có những thời điểm vào mùa đông tại đây còn thường xuyên xuất hiện băng tuyết nữa đó! Sau khi chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù bạn còn có thể chiêm ngưỡng biển mây trôi bồng bênh. Đặc biệt, ở đây còn có cánh đồng hoa tím Chi Pâu vô cùng lãng mạn đấy nhé!

Cánh đồng hoa tím Chi Pâu

Nhìu Cồ San – Lào Cai

  • Địa điểm: Bát Xát, Lào Cai
  • Độ cao: 2965m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Mặc dù không quá nổi tiếng như đỉnh núi Fansipan thế nhưng Nhìu Cồ San lại hấp dẫn du khách với cánh rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú. Nơi đây thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát và được xem là một trong hai đỉnh núi cao nhất trong khu vực này.

Thiên nhiên hoang sơ của rừng rậm cùng với lòng hiếu khách của người dân nơi đây chắc chắn là điều níu chân bạn. Đặc biệt, ở Nhìu Cồ San còn có một cánh rừng thủy tinh cực đẹp để bạn chiêm ngưỡng đó!

Khi đặt chân tới Nhìu Cồ San bạn sẽ có cảm giác giống như mình đang ở một vùng ôn đới nào đó vậy bởi nhiệt độ tại đây thường mát mẻ vào mùa hè còn lạnh vào mùa đông. Thời điểm lý tưởng để đi Nhìu Cồ San có lẽ chính là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Như trong bài viết kinh nghiệm đi trekking Nhìu Cồ San trước đây mình đã chia sẻ, vì nhiệt độ ở đây thường rất thấp, đặc biệt vào mùa đông, nên hiện tượng băng giá xuất hiện dày đặc. Ở Nhìu Cồ San có một khu rừng thủy tinh vô cùng độc đáo mà nhất định trong hành trình trekking bạn phải ghé tới đó!

Lùng Cúng – Yên Bái 

  • Địa điểm: Lùng Cúng, Nậm Có, Mù Cang Chải, Yên Bái
  • Độ cao: 2925m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2-3 ngày

Nằm trong danh sách các ngọn núi ở Việt Nam sở hữu độ cao lý tưởng không thể không nhắc đến cái tên Lùng Cúng ở Mù Căng Chải, Yên Bái.

Quả thực, so với các ngọn núi cao nhất Việt Nam khác, Lùng Cúng thách thức đôi chân của du khách ngay từ con đường vào làng. Bởi đây là một nơi xa xôi và vô cùng hẻo lánh của vùng núi Tây Bắc. Thế nhưng, điểm bù lại chính là khung cảnh hữu tình và hoang sơ trên con đường trekking.

Nam Kang Ho Tao – Lai Châu

  • Địa điểm: Hố Mít, Tân Uyên, Lai Châu
  • Độ cao: 2881m
  • Thời gian chinh phục: khoảng 2 ngày

Cuối cùng trong danh sách top 10 các đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Nam Kang Ho Tao ở bản Thào, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ngọn núi này sở hữu độ cao 2881m nên bạn sẽ phải dành ra khoảng 2 ngày 1 đêm để có thể chinh phục đấy!

Trên đây là tổng hợp danh sách top 10 những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi đỉnh núi nào cao nhất Việt Nam hay đỉnh núi cao nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào nữa nhé!

Xem thêm >> Đi leo núi cần chuẩn bị gì?

Rate this post

Viết một bình luận